BỘ TƯ PHÁP --------- | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
KẾ HOẠCH
Theo
dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành
và lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2020
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 76/QĐ-BTP ngày 15 tháng 01 năm 2020
của Bộ Tư pháp)
-------------------
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
I. Mục đích
1. Tổ chức triển khai thực hiện
đồng bộ, toàn diện các quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012
của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (sau đây gọi là Nghị
định số 59/2012/NĐ-CP).
2. Xem xét, đánh giá khách
quan thực trạng thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành (lĩnh
vực bảo vệ môi trường) và lĩnh vực trọng tâm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
Bộ Tư pháp để kịp thời phát hiện những tồn tại, vướng mắc, bất cập và đề xuất,
kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện
hệ thống pháp luật.
II. Yêu cầu
1. Thực hiện đầy đủ nguyên tắc,
phạm vi trách nhiệm, nội dung và hình thức theo dõi thi hành pháp luật được quy
định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.
2. Xác định cụ thể nội dung
công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương
trong việc triển khai thực hiện công việc được giao.
3. Bảo đảm sự phối kết hợp chặt
chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan; huy động
sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, cá nhân trong công
tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
I. Đối với lĩnh vực trọng
tâm, liên ngành
1. Lĩnh vực, phạm vi theo
dõi
- Lĩnh vực theo dõi: Tình hình
thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Phạm vi theo dõi: Việc thực
hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nước, đất, không khí,
quản lý chất thải.
2. Các hoạt động theo dõi
tình hình thi hành pháp luật
2.1. Ban hành Kế hoạch theo
dõi tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường
a) Nội dung hoạt động: Trong phạm vi quản lý nhà nước được giao, các bộ,
ngành, địa phương ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về
bảo vệ môi trường.
b) Sản phẩm đầu ra: Kế hoạch
theo dõi về tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, ngành, địa phương.
c) Cơ quan thực hiện: Các bộ,
cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
c) Thời gian thực hiện: Tháng
01/2020.
đ) Kinh phí thực hiện: Kinh phí theo dõi tình
hình thi hành pháp luật của bộ, ngành, địa phương.
2.2. Hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành
và địa phương thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật về bảo vệ môi
trường
a) Nội dung hoạt động: Nghiên
cứu, rà soát, tổng hợp để xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường; ban hành công văn hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành và địa phương
thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường.
b) Sản phẩm đầu ra: Danh mục
các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; các công văn hướng dẫn,
đôn đốc thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật.
c) Cơ quan thực hiện: Bộ Tư
pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công an, Bộ Quốc
phòng, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch và một số bộ, ngành khác liên quan; UBND các địa phương.
d) Thời gian thực hiện: Cả năm
2020.
đ) Kinh phí thực hiện: Kinh phí theo dõi tình
hình thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp.
2.3. Tổ chức thu thập, xử lý thông
tin theo dõi tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường
a) Nội dung hoạt động
- Tiếp nhận, thu thập thông tin
phản ánh, dư luận từ các phương tiện thông tin đại chúng; phản ánh, kiến nghị,
khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; thông tin từ quản lý nhà
nước theo lĩnh vực; thông tin từ kết quả hoạt động của các cơ quan giám sát,
kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý, truy tố, xét xử.
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc
kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định tại Điều 14 Nghị
định số 59/2012/NĐ-CP.
b) Sản phẩm đầu ra: Văn bản xử
lý hoặc văn bản kiến nghị xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật.
c) Cơ quan thực hiện: Bộ Tư
pháp, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.
d) Thời gian thực hiện: Cả năm
2020.
đ) Kinh phí thực hiện: Kinh phí theo dõi tình
hình thi hành pháp luật của các bộ, ngành, địa phương trực tiếp xử lý.
2.4. Kiểm tra, điều tra, khảo sát
tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường
a) Nội dung hoạt động: Tổ chức
kiểm tra liên ngành theo Kế hoạch này và kiểm tra đột xuất về tình hình thi
hành pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường.
b) Phạm vi kiểm tra: Kiểm tra,
điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại một số
bộ, ngành và UBND một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
c) Sản phẩm đầu ra: Thông báo
Kết luận kiểm tra.
d) Đoàn kiểm tra, điều tra,
khảo sát liên ngành do Lãnh đạo Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn, thành viên là đại
diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương, Bộ Y
tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và một số bộ, ngành
khác liên quan; UBND các địa phương.
đ) Địa điểm kiểm tra, điều tra, khảo sát liên
ngành: Dự kiến kiểm tra tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Hà
Nam, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh và một số
địa phương khác.
Việc kiểm tra đột xuất sẽ được tiến hành theo
thẩm quyền, trình tự thủ tục quy định căn cứ vào vụ việc cụ thể.
e) Thời gian kiểm tra: Quý II,
III/2020.
g) Kinh phí thực hiện: Kinh phí theo dõi tình
hình thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp.
2.5. Tổ chức Hội nghị xử lý kết quả
kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật
a) Số lượng: 02 Hội nghị tại 02
miền.
b) Thành phần tham dự: Bộ Tư
pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Xây dựng, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công an, Bộ Quốc
phòng, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch và một số bộ, ngành khác liên quan; UBND các địa phương.
b) Thời gian tổ chức: Tháng
11/2020.
c) Kinh phí thực hiện: Kinh phí
theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp.
II. Đối với lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp
1. Phạm vi lĩnh vực theo dõi
Theo dõi tình hình thi hành Luật Thi hành án dân
sự và tình hình thi hành pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, cụ thể như
sau:
1.1. Tống cục Thi hành án dân
sự chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức theo dõi tình hình thi
hành Luật Thi hành án dân sự.
Phạm vi theo dõi: Hồ sơ, trình tự, thủ tục thi
hành án dân sự.
1.2 Cục Đăng ký quốc gia giao
dịch bảo đảm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức theo dõi
tình hình thi hành pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
Phạm vi theo dõi: Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng
ký giao dịch bảo đảm.
2. Các hoạt động theo dõi tình hình
thi hành pháp luật
2.1. Thu thập thông tin về tình hình
thi hành pháp luật
a) Nội dung hoạt động:
- Thu thập thông tin từ văn
bản, báo cáo của các cơ quan nhà nước về tình hình thi hành pháp luật.
- Thu thập thông tin về tình
hình thi hành pháp luật được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng
và thông tin do tổ chức, cá nhân phản ánh, cung cấp.
b) Đơn vị chủ trì: Tổng cục Thi
hành án dân sự, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.
c) Đơn vị phối hợp: Cục Quản lý
xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, các đơn vị thuộc Bộ và
các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2.2. Kiểm tra tình hình thi hành
pháp luật
a) Nội dung hoạt động: Tổ chức
kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất về tình hình thi hành pháp luật
trong lĩnh vực được giao quản lý, trong đó xác định rõ thời gian, đối tượng và
địa điểm kiểm tra.
b) Đơn vị chủ trì: Tổng cục Thi
hành án dân sự, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.
c) Đơn vị phối hợp: Cục Quản
lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, các đơn vị thuộc Bộ
và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
d) Sản phẩm đầu ra: Thông báo
kết luận kiểm tra và các văn bản cần thiết khác trong phạm vi thẩm quyền.
2.3. Hội thảo, tọa đàm, điều tra,
khảo sát về tình hình thi hành pháp luật
a) Nội dung hoạt động: Tổ chức
hội thảo, tọa đàm, điều tra, khảo sát về tình hình thi hành pháp luật trong
lĩnh vực được giao quản lý.
b) Đơn vị chủ trì: Tổng cục Thi
hành án dân sự, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.
c) Đơn vị phối hợp: Cục Quản lý
xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, các đơn vị thuộc Bộ và
các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
d) Sản phẩm đầu ra: Báo cáo kết
quả hội thảo, tọa đàm, điều tra, khảo sát.
2.4. Xử lý kết quả theo dõi tình
hình thi hành pháp luật
a) Nội dung hoạt động
- Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp
xem xét, kịp thời xử lý hạn chế, bất cập, vướng mắc đối với lĩnh vực được giao
quản lý được phát hiện trong quá trình thu thập thông tin, kiểm tra, điều tra,
khảo sát tình hình thi hành pháp luật.
- Công bố công khai kết quả
theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong 02 lĩnh vực được nêu tại Kế hoạch
này sau khi có sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ.
b) Đơn vị chủ trì: Tổng cục Thi
hành án dân sự, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.
c) Đơn vị phối hợp: Cục Quản lý
xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, các đơn vị thuộc Bộ và
các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
d) Sản phẩm đầu ra: Văn bản xử
lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương
Trong phạm vi quản lý nhà nước được giao, các
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
1. Kịp thời ban hành và tổ chức
thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, ngành, địa phương.
2. Bố trí cán bộ, kinh phí và
các điều kiện bảo đảm cho hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật hiệu
quả, đúng pháp luật.
3. Công bố công khai kết quả
theo dõi tình hình thi hành pháp luật, trừ các nội dung thuộc bí mật công tác,
bí mật nhà nước.
4. Tổng hợp kết quả theo dõi
tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong Báo cáo chung về công
tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2020 của Bộ, ngành, địa phương;
gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 10/12/2020 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng
Chính phủ.
II. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Tư
pháp
1. Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục Đăng
ký quốc gia giao dịch bảo đảm có trách nhiệm sau đây:
1.1. Chủ trì, phối hợp với các
đơn vị liên quan thuộc Bộ Tư pháp xây dựng, trình Lãnh đạo Bộ phụ trách ban
hành kế hoạch chi tiết về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực
trọng tâm của Bộ Tư pháp trong tháng 01/2020.
1.2. Chủ trì, phối hợp các đơn
vị liên quan thuộc Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được Lãnh đạo
Bộ Tư pháp phê duyệt.
1.3. Xây dựng Báo cáo theo dõi
tình hình thi hành pháp luật về lĩnh vực được giao quản lý nhà nước, gửi Cục
Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật trước ngày 10/12/2020
để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
2. Cục Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ theo thẩm quyền được giao
có trách nhiệm bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước phục vụ hoạt động
theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
3. Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan
tìm nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế phục vụ hoạt động theo dõi tình hình
thi hành pháp luật.
4. Cục Công nghệ thông tin, Báo Pháp luật Việt Nam, Nhà xuất bản Tư
pháp trong phạm vi thẩm quyền được giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với
Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật thường
xuyên đưa tin, bài, phát hành các ấn phẩm phục vụ công tác theo dõi tình hình
thi hành pháp luật, trong đó đặc biệt là lĩnh vực trọng tâm, liên ngành.
5. Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi
hành pháp luật chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp theo dõi, đôn đốc,
kiểm tra và thường xuyên báo cáo việc thực hiện Kế hoạch này./.