BỘ TƯ PHÁP _______ | CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự
do - Hạnh phúc _____________________ |
KẾ
HOẠCH
Phát
động phong trào thi đua yêu nước ngành Tư pháp giai đoạn 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 665/QĐ-BTP ngày 29
tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Phát huy truyền thống vẻ vang của
Bộ, ngành Tư pháp qua 75 năm xây dựng, phát triển và kế thừa những thành tích
đã đạt được trong phong trào thi đua giai đoạn 2016-2020, để tiếp tục cổ vũ,
động viên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn Ngành thi đua sôi
nổi, lập thành tích chào mừng những sự kiện quan trọng của đất nước và của Bộ,
Ngành, Bộ Tư pháp phát động phong trào thi đua giai đoạn 2021-2025 với chủ đề “Toàn
ngành Tư pháp đoàn kết, kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao” với các nội dung sau:
I. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
1.1. Tiếp
tục phát huy tinh thần đoàn kết, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm,
hành động quyết liệt, kịp thời, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành; tạo sức mạnh tổng hợp và động
lực mới, phấn đấu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, góp phần hoàn thành
xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác trọng tâm của ngành Tư pháp giai đoạn
2021-2025 và thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII
của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2021-2025) của cả nước.
1.2. Từ
kết quả thực hiện phong trào thi đua, chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, khen thưởng
kịp thời, biểu dương, nhân rộng các nhân tố mới, cách làm hay, sáng tạo, hiệu
quả, các điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực công tác.
2. Yêu cầu
2.1. Phong
trào thi đua phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, sâu rộng, thực chất,
hiệu quả; hình thức tổ chức thực hiện phong phú, linh hoạt, gắn với lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn; phù hợp với đặc điểm, điều
kiện thực tiễn của Bộ, Ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương.
2.2. Tổ
chức thực hiện phong trào thi đua phải có trọng tâm, trọng điểm, hướng về cơ sở
với các tiêu chí cụ thể, rõ ràng, thiết thực, khả thi; kết hợp chặt chẽ với các
phong trào thi đua hàng năm, phong trào thi đua theo đợt, chuyên đề trong giai
đoạn.
2.3. Khen
thưởng phải trên cơ sở kết quả, thành tích của phong trào thi đua, kết quả công
tác; bảo đảm đúng quy định, công khai, minh bạch, kịp thời; chú trọng khen
thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích đột xuất; tạo điều kiện để các điển
hình tiên tiến được nêu gương, lan tỏa mạnh mẽ trong cơ quan, đơn vị, Cụm, Khu
vực thi đua, trong toàn ngành Tư pháp và trong cộng đồng.
II. NỘI
DUNG
1. Phong
trào thi đua
1.1.
Phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn
Các cơ quan, đơn vị trong Ngành
triển khai thiết thực, hiệu quả phong trào thi đua, trong đó chú trọng thực
hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:
1.1.1. Phát
huy vai trò quan trọng của Bộ, ngành Tư pháp trong việc tham mưu xây dựng, hoàn
thiện và tổ chức thi hành pháp luật. Tham mưu thể chế hóa đầy đủ, kịp thời Nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và các văn kiện của Đảng liên
quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp, Chỉ thị số 43-CT/TTg ngày
11/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng,
hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật; bảo
đảm hệ thống pháp luật Việt Nam đầy đủ, thống nhất, đồng bộ, hiện đại, công
khai, minh bạch, ổn định, dễ
tiếp cận với chi phí tuân thủ thấp, có hiệu lực, hiệu quả cao, có sức cạnh
tranh quốc tế, lấy quyền và lợi ích hợp pháp của người dân là trung tâm, đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh trong
điều kiện mới, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, chuyển đối số quốc gia.
1.1.2. Nghiên
cứu xây dựng Luật về Tổ chức thi hành pháp luật; góp phần bảo đảm thượng tôn
pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử phổ biến trong đời sống xã hội và trong
hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật theo hướng lấy người dân làm trung tâm, chú trọng phổ biến những chính
sách, quy định pháp luật ngay từ quá trình dự thảo; thực hiện hiệu quả chủ
trương Nhà nước giữ vai trò nòng cốt đi đôi với xã hội hóa hoạt động phổ biến,
giáo dục pháp luật. Kịp thời ban hành các văn bản quy định chi tiết luật, pháp
lệnh nhằm khắc phục triệt để tình trạng nợ ban hành văn bản quy định chi tiết,
sớm đưa các luật, pháp lệnh vào cuộc sống.
1.1.3. Tiếp
tục hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự, hành chính; phấn đấu đạt hoặc
vượt các chỉ tiêu thi hành án dân sự được giao; hàng năm giảm lượng án chuyển
kỳ sau. Bảo đảm 100% bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án về vụ
án hành chính được theo dõi thi hành theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
1.1.4. Nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng các dịch vụ công trong
lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý. Hình thành được
mạng lưới dịch vụ pháp lý rộng khắp, thuận tiện, tin cậy cho người dân, doanh
nghiệp; phát huy vai trò tự quản của các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực bổ trợ
tư pháp. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa các lĩnh vực công
tác hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, xử lý vi phạm hành chính với trọng tâm
là xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành
chính. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai có hiệu quả Kế hoạch
ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông
tin mạng trong hoạt động của ngành Tư pháp giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch chuyển
đổi số ngành Tư pháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
1.1.5. Chủ
động phòng ngừa và tăng cường năng lực giải quyết tranh chấp, khiếu kiện trong
hoạt động đầu tư quốc tế. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hợp
tác với nước ngoài về pháp luật và tương trợ tư pháp. Song song với việc đẩy
mạnh hợp tác quốc tế về pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong
giai đoạn mới, cần tập trung rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các thoả
thuận hợp tác đã ký để có đề xuất, điều chỉnh phù hợp.
1.1.6. Đổi
mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo của Trường Đại học
Luật Hà Nội, Học viện Tư pháp để bổ sung nguồn nhân lực pháp luật, tư pháp có
năng, lực, trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Củng cố, kiện toàn, nâng
cao năng lực, chất lượng đào tạo của các Trường Cao đẳng, Trung cấp luật. Đẩy
mạnh nghiên cứu khoa học pháp lý, góp phần tích cực vào việc cung cấp cơ sở lý
luận và thực tiễn về xây dựng, hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, cải
cách tư pháp.
1.1.7. Kiện
toàn tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp, các tổ chức pháp chế và các cơ quan tư pháp
địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục đổi mới công tác
cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang
tầm nhiệm vụ. Chú trọng luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành.
1.1.8. Phát
huy vai trò của các tổ chức pháp chế, cơ quan tư pháp từ Trung ương đến địa
phương trong việc tham mưu cho các bộ, ban, ngành Trung ương; cấp ủy, chính
quyền địa phương trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật
hiệu quả nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh.
1.2.
Các phong trào thi đua khác
1.2.1.
Các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả,
sáng tạo các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động, trong đó
trọng tâm là các phong trào thi đua: “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn
mới”, “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”,
“Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển” gắn với nhiệm vụ chính trị,
nhiệm vụ chuyên môn và các phong trào thi đua khác để đa dạng nội dung tổ chức
thực hiện, phù hợp với điều kiện thực tế của Ngành và của từng cơ quan, đơn vị
trong giai đoạn mới.
1.2.2.
Phong trào thi đua "Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong
ngành Tư pháp thi đua thực hiện văn hóa công sở giai đoạn 2019-2025 ”
Đẩy mạnh tổ chức thực hiện hiệu quả
phong trào thi đua, triển khai đồng bộ quy định về văn hóa công sở, gắn với tổ
chức thực hiện phong trào thi đua “Cán bộ Tư pháp đẩy mạnh học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Đề án Văn hóa công vụ theo Quyết
định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ, triển khai Chuẩn
mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp theo
Quyết định số 2659/QĐ-BTP ngày 03/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; đẩy mạnh
tuyên truyền, tăng cường bồi dưỡng, tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, hành
động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về văn hóa công
sở, đạo đức công vụ; thi đua xây dựng môi trường làm việc dân chủ, văn hóa,
thân thiện, hiện đại, cơ quan xanh - sạch - đẹp - an toàn, công sở văn minh,
khoa học, tiến tới đổi mới toàn diện trong thực hiện văn hóa công sở, đạo đức
công vụ và thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
trong ngành Tư pháp.
1.2.3.
Phong trào thi đua "Cán bộ Tư pháp đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh”
Trên cơ sở kết quả đạt đã được,
cùng với các bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai phong trào thi đua
“Cán bộ Tư pháp đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh” giai đoạn 2016-2020, xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, giải pháp
triển khai thực hiện phù hợp, hiệu quả phong trào thi đua trong giai đoạn tiếp
theo gắn với thực hiện chỉ thị số 05- CT/TW ngày
15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh.
1.2.4.
Các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề khác do Bộ Tư pháp phát động
Căn cứ vào tình hình thực tế, yêu
cầu của nhiệm vụ công tác, tùy từng thời điểm, Bộ, ngành Tư pháp sẽ phát động
các phong trào thi đua theo chuyên đề, theo đợt phù hợp khác nhằm thực hiện các
nhiệm vụ đột xuất, đột phá vào những nhiệm vụ, lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm
để kịp thời giải quyết các vấn đề khó khăn, cấp bách trong công tác.
2. Các giải pháp
tổ chức thực hiện các phong trào thi đua
2.1. Tiếp
tục quán triệt, tuyên truyền, tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ, ngành Tư
pháp về công tác thi đua, khen thưởng, nhất là quán triệt sâu sắc tư tưởng thi
đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước
tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X, Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị
khóa XI “về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” để tạo sự chuyển
biến mạnh mẽ hơn nữa trong nhận thức, tư tưỏng của các cấp ủy đảng, chính
quyền, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong triển
khai công tác thi đua, khen thưởng. Đề cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo,
tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của các thành viên Hội đồng Thi
đua - Khen thưởng các cấp.
2.2. Tiếp
tục rà soát, xây dựng, hoàn thiện thể chế về công tác thi đua, khen thưởng của
Bộ, Ngành, quy định của các cơ quan, đơn vị, đảm bảo phù hợp với chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặc
thù, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện, đặc biệt
là sau khi Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) được Quốc hội thông qua.
2.3. Chú
trọng đổi mới nội dung, hình thức tổ chức, đổi mới phương thức đánh giá kết quả
thực hiện phong trào thi đua đảm bảo thực chất, hiệu quả trên cơ sở bám sát
nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị, Bộ, Ngành hàng năm và trong cả giai đoạn
2021-2025; phát huy tinh thần sáng tạo, linh hoạt, phù hợp, hiệu quả, thực
chất; huy động sự tham gia đông đảo, hưởng ứng tích cực của toàn thể cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị, trong toàn Ngành.
Tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, chấn
chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện các
phong trào thi đua và công tác khen thưởng.
2.4. Tiếp
tục thực hiện tốt chính sách khen thưởng, bảo đảm đúng quy định, kịp thời, công
khai, minh bạch. Khen thưởng phải phù hợp với thành tích và kết quả đạt được.
Tập thể, cá nhân được khen thưởng phải thực sự tiêu biểu, nỗ lực, phấn đấu, đổi
mới, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; chú trọng khen thưởng
tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất; tạo sự chuyển biến rõ nét
trong khen thưởng đối với công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, người lao
động trực tiếp. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc
phát hiện, bồi dưỡng, biểu dương, khen thưởng, tổng kết nhân rộng các điên hình
tiên tiến. Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến
phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong tổ chức chỉ đạo các phong trào thi
đua, bảo đảm thực hiện đồng bộ ở cả bốn khâu: Phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và
nhân rộng điển hình tiên tiến.
2.5. Đổi
mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền các phong trào thi
đua; quan tâm phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến, gương
người tốt, việc tốt, nhằm thúc đẩy, cổ vũ phong trào thi đua, để những cách làm
hay, những kinh nghiệm tốt, những tấm gương tiêu biểu được lan tỏa sâu rộng
trong đơn vị, toàn Ngành và cộng đồng.
2.6. Tập
trung kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng
các cấp, Cụm, Khu vực thi đua; phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan chuyên
trách, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng ở từng cơ quan, đơn vị.
2.7. Đẩy
mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi
đua, khen thưởng của Bộ, ngành Tư pháp; đảm bảo nguồn lực phù hợp cho tổ chức
thực hiện hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng của Bộ, Ngành cũng như của
từng cơ quan, đơn vị.
III. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Tiến độ tổ chức thực hiện
Phong trào thi đua giai đoạn
2021-2025 được tổ chức thực hiện thường xuyên, trong đó cao điểm là hai đợt:
1.1.
Đợt 1: Thời gian tính từ ngày 01/01/2021 đến ngày 28/8/2023,
tổ chức sơ kết cùng với kỷ niệm 78 năm Ngày Truyền thống ngành Tư pháp.
1.2.
Đợt 2: Thời gian tính từ ngày 29/8/2023 đến ngày 28/8/2025,
tổ chức tổng kết cùng với kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống ngành Tư pháp và Đại
hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI.
Việc tiến hành sơ kết, tổng kết
phong trào thi đua và bình xét khen thưởng sẽ thực hiện theo vãn bản hướng dẫn cụ
thể của Bộ Tư pháp cho từng đợt thi đua.
2. Trách nhiệm
thực hiện
2.1. Trên
cơ sở nội dung của Kế hoạch này, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp
có trách nhiệm tham mưu cho Bộ trưởng trong việc tổ chức, chỉ đạo, thưòng xuyên
hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trong ngành Tư pháp triển khai
thực hiện Kế hoạch.
2.2. Trưởng,
Phó Trưởng các Cụm, Khu vực thi đua, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc
Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm:
2.2.1. Căn
cứ Kế hoạch này và nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao trong chương trình, kế hoạch
công tác giai đoạn 2021-2025 được cấp có thẩm quyền phê duyệt, xác định cụ thể
những nhiệm vụ, chỉ tiêu, biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp với yêu cầu, điều
kiện thực tế ở từng cơ quan, đơn vị; xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai
phong trào thi đua của đơn vị và gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng
ngành Tư pháp trước ngày 15/7/2021 để theo dõi, tổng hợp;
2.2.2. Phối
hợp với cấp ủy, tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể phổ biến, quán triệt, chỉ
đạo tổ chức thực hiện phong trào thi đua đến toàn thể cán bộ, công chức, viên
chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý;
2.2.3. Phát
hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến; phổ biến, tuyên truyền, tạo
sự lan tỏa mạnh mẽ của các điển hình tiên tiến, làm nòng cốt cho phong trào thi
đua;
2.2.4. Xét
khen thưởng và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định;
2.2.5. Thực
hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo và công tác sơ kết, tổng kết thực
hiện phong trào thi đua; hồ sơ đề nghị khen thưởng (nếu có) về Thường trực Hội
đông Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
2.3. Báo
Pháp luật Việt Nam, Cục Công nghệ thông tin, các Tạp chí của Ngành, Bản tin Tư
pháp các địa phương chủ động, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng
thời lượng các chuyên trang, chuyên mục về thi đua, khen thưởng; đẩy mạnh tuyên
truyền về nội dung, kết quả thực hiện phong trào thi đua, nhân rộng các mô hình
mới, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, những điển hình tiên tiến trong các lĩnh
vực hoạt động của Ngành.
2.4. Cục Kế
hoạch - Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Vụ Thi đua - Khen thưởng đảm bảo
kinh phí cho các hoạt động tại Kế hoạch này từ Quỹ Thi đua, khen thưởng ngành
Tư pháp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có) theo đúng quy định của
pháp luật.
2.5. Vụ
Thi đua - Khen thưởng (Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư
pháp) có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu tổ
chức thực hiện Kế hoạch này; theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra; tham mưu tổ
chức sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình triển khai thực hiện kế hoạch báo cáo
Bộ trưởng và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp; phát hiện, đề xuất
khen thưởng, biểu dương kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc
trong phong trào thi đua; tuyên truyền kết quả thực hiện, các điển hình tiên
tiến trong phong trào thi đua.
Trong quá trình thực hiện, nếu có
khó khăn, vưóng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Vụ Thi đua - Khen
thưởng (Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp) để được hướng
dẫn hoặc báo cáo Lãnh đạo Bộ chỉ đạo, giải quyết.