KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2022 CỦA
BỘ Y TẾ
(Kèm theo Quyết định số 641/QĐ-BYT ngày 17 tháng 03 năm 2022 của Bộ Y tế)
Căn cứ dự báo tình hình thời tiết, khí hậu
năm 2022 và nhiệm vụ công tác bảo đảm y tế phòng, chống thiên tai năm 2022;
Căn cứ kết quả công tác bảo đảm y tế
phòng, chống thiên tai năm 2021 của Ngành y tế; Bộ Y tế ban hành Kế hoạch
phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm chủ
động trong công tác dự báo, dự phòng và ứng phó kịp thời, có hiệu quả về y tế
trong các tình huống thiên tai, thảm họa; nhanh chóng khắc phục hậu quả sau
thiên tai, thảm họa nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, thảm họa gây
ra.
2. Yêu cầu
2.1. Tiếp tục quán triệt và thực hiện Chỉ
thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên
tai, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Ủy ban Quốc gia về ứng
phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống
thiên tai.
2.2. Thường xuyên rà soát, kiện toàn về tổ
chức và nâng cao năng lực cho các lực lượng tham gia phòng chống thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn; chủ động dự trữ thuốc, hóa chất, vật tư y tế tại các tuyến,
đặc biệt là tuyến y tế cơ sở; tăng cường hội nhập quốc tế trong phòng chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đáp ứng kịp thời và khắc phục có hiệu quả các
tình huống thiên tai, thảm họa gây ra.
2.3. Tăng cường công tác cảnh báo, dự báo
tình hình, thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn các biện pháp dự phòng, xử trí
để cộng đồng dân cư có kỹ năng phòng, tránh, ứng phó thiên tai, thảm họa.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Chủ động dự phòng, sẵn sàng ứng phó trước,
trong và sau thiên tai, thảm họa, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản
do thiên tai, thảm họa gây ra; nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, tránh của
các lực lượng và nhân dân với thiên tai, thảm họa; tăng cường hội nhập quốc tế
trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Kiện toàn tổ chức phòng chống thiên
tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Y tế và Sở Y tế các địa phương; nâng cao trách
nhiệm của người đứng đầu ngành y tế các địa phương và vai trò điều phối của Ban
chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế.
2.2. Nâng cao năng lực cho cán bộ Ban chỉ
huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh trọng điểm thiên tai;
xây dựng quy trình chuẩn cho các đội hỗ trợ y tế khẩn cấp (EMT) của các tỉnh về
ứng phó y tế với thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
2.3. Tổ chức tạo nguồn vật tư, hóa chất
phòng chống thiên tai, hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả các địa phương, đơn vị bảo
đảm ứng phó với các tình huống thiên tai, thảm họa.
2.4. Kiểm tra, giám sát các tỉnh trọng
điểm thiên tai; duy trì công tác thông tin, báo cáo, sơ kết, tổng kết theo qui
định.
III. NỘI DUNG, THỜI
GIAN, ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN
TT | Nội dung công việc | Thời gian | Đơn vị chủ trì thực hiện |
Q1 | Q2 | Q3 | Q4 | |
1. | Tăng cường năng lực hệ thống tổ chức Ban chỉ huy
PCTT và TKCN |
1.1 | Kiện toàn Ban chỉ huy và Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng, chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực
thuộc Trung ương | * | * | | | - Văn phòng Thường trực - Sở Y tế các tỉnh/thành phố |
1.2. | Thành lập các tổ cơ động phòng chống thiên tai, TKCN và phòng chống dịch
bệnh. | * | * | * | * | Sở Y tế các tỉnh thành phố; các đơn vị trực thuộc Bộ |
1.3. | Xây dựng danh mục, tiêu chuẩn trang thiết bị, hóa chất, vật y tế phục vụ
công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn | * | * | * | | - VP Thường trực, - Các Vụ, Cục liên quan |
1.4. | Qui định mẫu báo cáo chung để các địa phương báo cáo trước, trong và sau
thiên tai, thảm họa. | * | * | * | | Văn phòng Thường trực. |
2. | Tổ chức đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực phòng chống thiên tai |
2.1. | Tổ chức huấn luyện, diễn tập cho cán bộ quân và dân y tham gia ứng phó sự
cố về thiên tai và tìm kiếm cứu nạn | | * | * | * | - Văn phòng Thường trực; - Sở Y tế các tỉnh/TP - Nhóm chuyên gia |
2.2. | Tổ chức tập huấn, thành lập thí điểm đội hỗ trợ y tế khẩn cấp (EMT) tại
một số tỉnh/thành phố | | * | * | * | - Văn phòng Thường trực; - Sở Y tế một số tỉnh/thành phố - Nhóm chuyên gia |
3. | Bảo đảm hậu cần phòng chống thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn |
3.1. | Đề xuất biển xe, cờ hiệu ưu tiên “Xe Hộ đê”, “Xe tìm kiếm cứu nạn” năm
2022 cho các xe ô tô thuộc hệ thống phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
thuộc Bộ Y tế. | * | * | | | Văn phòng Thường trực |
3.2. | Tổ chức mua sắm bổ sung thuốc, hóa chất, vật tư y tế dự trữ phòng, chống
thiên tai. | * | * | * | * | Văn phòng Thường trực, Sở Y tế, Đơn vị trực thuộc |
4. | Truyền thông | | | | | |
4.1. | Truyền tải kịp thời các thông tin, cảnh báo của Ủy ban quốc gia về ứng
phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống
thiên tai trên các mạng xã hội, phương tiện thông tin đại chúng. | * | * | * | * | - Vụ TT và TĐKT; - VP Thường trực; - Trung tâm TT& GDSK TW - SYT, Đơn vị trực thuộc |
4.2. | Tổ chức nghiên cứu, quán triệt các Chỉ thị, Nghị định, Quyết định, các
văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống
thiên tai đối với công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. | * | * | * | * | - Vụ TT và TĐKT; - Trung tâm TT & GDSK TW - TT KSBT các tỉnh |
5. | Tổ chức trực phòng chống thiên tai |
5.1. | Tổ chức tổ thường trực sẵn sàng ứng phó với thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
từ các Bệnh viện, Viện trực thuộc Bộ; hệ thống phòng, chống thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn thuộc Bộ Y tế, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương ứng phó trong tình
huống thiên tai, thảm họa. | * | * | * | * | - Văn phòng Thường trực, các Vụ, cục
liên quan; - Các đơn vị trực thuộc; Sở Y tế (khi có thiên tai, thảm họa) |
5.2. | Ban chỉ huy PCTT và TKCN tổ chức trực phòng chống theo hướng dẫn của Ban
chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố,
thiên tai và TKCN; gồm: trực lãnh đạo, trực văn phòng và các tổ thường trực. | * | * | * | * | Văn phòng Thường trực |
6. | Hợp tác quốc tế | | | | | |
6.1. | Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, vận động các tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ
về đào tạo, nghiên cứu; tài trợ trong công tác phòng chống thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn. | * | * | * | * | - Văn phòng Thường trực, các Vụ, cục
liên quan; - Sở Y tế |
6.2. | Tham dự các Hội nghị, hội thảo (trực tiếp hoặc trực tuyến) về phòng chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. | | * | * | * | Văn phòng Thường trực, các Vụ, cục liên quan, Nhóm chuyên gia |
6.3. | Tiếp tục tham gia các hoạt động của Dự án nâng cao năng lực các quốc gia
ASEAN về quản lý y tế trong thảm họa giai đoạn 2 (Dự án ARCH2) | * | * | * | * | Văn phòng Thường trực, các Vụ, Cục liên quan, Nhóm chuyên gia |
7. | Kiểm tra, giám sát | | | | | |
7.1. | Kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị ứng phó với thiên tai, thảm họa tại
các địa phương, đơn vị trực thuộc Bộ. | * | * | * | * | Văn phòng Thường trực, các Vụ, cục liên quan, Sở Y tế |
7.2. | Tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các địa phương về phòng chống
thiên tai theo phân công của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai;
tham gia các đoàn kiểm tra khác khi có yêu cầu. Tổng hợp báo cáo kết quả kiểm
tra theo quy định. | * | * | * | * | Ban Chỉ huy Phòng Chống thiên tai và TKCN Bộ Y tế, Sở Y tế |
7.3. | Kiểm tra, giám sát | | * | * | * | Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và TKCN, Sở Y tế |
8 | Tổng kết, báo cáo | | * | | * | Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và TKCN, Sở Y tế |
V. NGÂN SÁCH:
- Ngân sách Chi cho công tác PCTT và TKCN
tuyến Trung ương (Chương trình cấp Bộ): 5.000 triệu đồng (có dự toán kế
hoạch kèm theo).
- Ngân sách chi thường xuyên của đơn vị;
- Chi cho công tác PCTT và TKCN (ngân sách
địa phương);
- Nguồn Viện trợ;
- Dự trữ quốc gia;
- Quỹ phòng chống thiên tai của các địa
phương;
- Bảo hiểm y tế.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN:
1. Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng
chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
- Xây dựng kế hoạch triển khai công tác
phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Y tế, trình Lãnh đạo Bộ phê
duyệt và triển khai thực hiện.
- Tổ chức lực lượng thường trực: nắm chắc
tình hình thiên tai, thảm họa; thu thập xử lý thông tin, báo cáo Ban Chỉ huy
phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đề xuất phương án xử trí; tham mưu
cho lãnh đạo Bộ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh có liên quan
triển khai kế hoạch ứng phó;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có
liên quan tổ chức mua sắm dự trữ thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư y tế;
đề xuất cấp hàng dự trữ hỗ trợ các địa phương khi có yêu cầu; đề xuất Ủy ban
Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tài chính cấp trang
thiết bị, vật tư để phục vụ công tác phòng chống thiên tai;
- Chủ trì phối hợp với Ủy ban quốc gia ứng
phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống
thiên tai kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và địa phương đặc
biệt là các vùng có nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, biến đổi
khí hậu;
- Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo về
phòng chống thiên tai thảm họa theo chỉ đạo của Trưởng Ban chỉ huy phòng chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế;
- Tổ chức sơ kết, tổng kết, tổng hợp, báo
cáo kết quả thực hiện theo quy định.
2. Các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra
Bộ:
Theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách
nhiệm hướng dẫn các địa phương, đơn vị triển khai các nội dung liên quan công
tác phòng chống dịch bệnh trước, trong và sau thiên tai; phối hợp với Vụ Kế
hoạch Tài chính chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch này.
3. Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế:
- Chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí ngân
sách chi cho phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị mình để chủ
động, sẵn sàng đáp ứng với tình huống khẩn cấp khi có thiên tai, thảm họa xảy
ra. Có phương án bảo đảm, an toàn cho người, cơ sở vật chất, trang thiết bị của
đơn vị trực thuộc trong tác tình huống thiên tai, bão lũ.
- Các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh xây
dựng kế hoạch sẵn sàng cấp cứu, vận chuyển, thu dung điều trị nạn nhân khi có
yêu cầu; tổ chức các tổ cơ động; đội cấp cứu ngoại viện sẵn sàng hỗ trợ các địa
phương tham gia ứng phó sự cố thiên tai khi có yêu cầu.
3. Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc
Trung ương:
- Tham mưu cho Ban chỉ huy phòng chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh/thành phố triển khai công tác bảo đảm y
tế trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn trong bối cảnh
dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp theo phương châm “4 tại chỗ”;
- Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền xây
dựng kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo các cấp độ rủi ro thiên
tai; xây dựng quy chế phối hợp các lực lượng bảo đảm y tế trong phòng chống
thiên tai, thảm họa; đặc biệt là công tác kết hợp quân dân y;
- Tuân thủ các hướng dẫn của Bộ Y tế đối
với công tác phòng chống dịch COVID-19, nhất là trong tình huống thiên tai, bão
lũ;
- Chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền xây dựng
kế hoạch; tổ chức huấn luyện các tổ cơ động cấp cứu, vận chuyển, phòng, chống
dịch bệnh sẵn sàng huy động khi có tình huống; tổ chức huấn luyện sơ cứu, cấp
cứu về y tế cho lực lượng tham gia phòng chống thiên tai, thảm họa; nắm vững
các đối tượng “yếu thế” (người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người khuyết tật…)
cần trợ giúp về y tế để phân công hỗ trợ khi có tình huống thiên tai, thảm họa
xảy ra;
- Chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng chuẩn bị
sẵn sàng các đội phòng chống dịch cơ động, sẵn sàng tổ chức cơ động phòng chống
dịch bệnh, vệ sinh môi trường trước, trong và sau khi xảy ra thiên tai, thảm
họa.
- Chủ động tham mưu cho Lãnh đạo UBND
tỉnh/thành phố bố trí ngân sách địa phương chi cho hoạt động phòng, chống thiên
tai và tìm kiếm cứu nạn; tổ chức dự trữ cơ số thuốc, trang thiết bị, hóa chất,
vật tư y tế sẵn sàng đáp ứng với tình huống khẩn cấp khi có thiên tai xảy ra
trên địa bàn;
- Tổ chức, sơ kết, tổng kết, rút kinh
nghiệm sau mỗi đợt thiên tai, thảm họa. Tổng hợp báo cáo, đề xuất công tác
phòng chống thiên tai theo quy định.
Nhận được kế hoạch này, các cơ quan, đơn
vị trực thuộc Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khẩn
trương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc xin liên hệ với Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch - Tài chính) để tổng hợp báo
cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết./.
PHỤ LỤC 1
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG/NGÂN SÁCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN
TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN CỦA BỘ Y TẾ NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 641/QĐ-BYT ngày 17 tháng 03 năm 2022)
Đơn vị
tính: Triệu đồng
STT | Nội dung chi | Số tiền |
1. | Tổ chức tập huấn cho đội hỗ trợ y tế khẩn cấp (EMT) các tỉnh/thành phố
trực thuộc Trung ương | 200 |
2. | Tổ chức huấn luyện, diễn tập cho cán bộ quân và dân y tham gia ứng phó sự
cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn | 150 |
3. | Xây dựng thí điểm đội hỗ trợ y tế khẩn cấp (EMT) tại một số tỉnh/thành
phố | 100 |
4. | Chi công tác phí kiểm tra, giám sát các địa phương, đơn vị về công tác
phòng chống thiên tai, thảm họa và tìm kiếm cứu nạn | 400 |
5. | Chi trả tiếp nhận, vận chuyển, xuất cấp, giao nhận hàng hóa phòng, chống
thiên tai thảm họa, kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa | 400 |
6. | Chi bảo quản hàng hóa phòng chống thiên tai thảm họa | 800 |
8. | Thuê chuyên gia tư vấn xây dựng tài liệu tập huấn, mẫu báo cáo chung về
phòng chống thiên tai cho các tỉnh, thành phố | 100 |
9. | Chi khác (văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, phô tô tài liệu, trang phục
cho thành viên BCH…) | 50 |
10. | Mua sắm hóa chất phục vụ công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn (Chloramin B) | 2.800 |
| Tổng cộng | 5.000 |
(Năm
tỷ đồng)
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC VẬT TƯ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI, DỊCH BỆNH
CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 641/QĐ-BYT ngày 17 tháng 03 năm 2022)
TT | Nội dung chi | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá (VNĐ) | Kinh phí (VNĐ) | Ghi chú |
1. | Mua hóa chất khử khuẩn (Chloramin B) | Kg | 18.064 | 155.000 | 2.800.000.000 | |
| Tổng cộng | | | | 2.800.000.000 | |