Quyết định 59/QĐ-KTNN Quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng thuộc kiểm toán nhà nước chuyên ngành III
59/QĐ-KTNN
Quyết định
Còn hiệu lực
18-01-2021
18-01-2021
Kiểm toán Nhà nước Số: 59/QĐ-KTNN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2021 |
Quyết định
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC PHÒNG THUỘC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH III
TỔNG KIỀM TOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 1373/QĐ-KTNN ngày 02/10/2020
của Tổng Kiểm toán nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức
của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành III;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và
Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành III.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
1. Phòng Tổng hợp
a) Chức năng
Phòng Tổng hợp có chức năng tham mưu giúp Kiểm toán trưởng tổ chức thực hiện các mặt công tác: lập kế hoạch công tác của đơn vị; kế hoạch kiểm toán hàng năm, trung hạn, dài hạn và kế hoạch kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; quản lý việc thực hiện kế hoạch kiểm toán, kế hoạch kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; thẩm định kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán, báo cáo kiểm toán; thực hiện kiểm toán; chủ trì thực hiện công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán; lưu trữ, quản lý và khai thác hồ sơ kiểm toán; tổng hợp kết quả công tác của đơn vị, kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; thực hiện cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm toán; công tác đào tạo, công tác tổ chức cán bộ, hành chính, văn thư, lưu trữ, thi đua - khen thưởng; là đầu mối giúp lãnh đạo đơn vị quan hệ công tác với các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn
- Tham mưu giúp Kiểm toán trưởng phân giao cho các phòng nghiệp vụ theo dõi, cập nhật thông tin về việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi kiểm toán của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành III phục vụ cho công tác kiểm toán.
- Tham mưu giúp Kiểm toán trưởng hướng dẫn các phòng công tác xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm, trung hạn, dài hạn của đơn vị và kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của đơn vị; chủ trì tổng hợp, lập kế hoạch kiểm toán hàng năm, trung hạn, dài hạn và kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của đơn vị; theo dõi tình hình việc thực hiện kế hoạch kiểm toán của đơn vị, kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của đơn vị; thẩm định kế hoạch kiểm toán của các cuộc kiểm toán trình Kiểm toán trưởng xem xét trước khi trình lãnh đạo Kiểm toán nhà nước phê duyệt. Căn cứ tiến độ thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm, kế hoạch kiểm toán của các đoàn kiểm toán, tham mưu giúp Kiểm toán trưởng đề xuất Tổng Kiểm toán nhà nước phương án điều chỉnh kế hoạch kiểm toán cho phù hợp.
- Rà soát nhân sự các đoàn kiểm toán và tham mưu giúp Kiểm toán trưởng thành lập các đoàn kiểm toán, đoàn kiểm tra tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán để đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
- Tham mưu giúp Kiểm toán trưởng thực hiện công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán các cuộc kiểm toán do đơn vị thực hiện.
- Giúp Kiểm toán trưởng thẩm định thông báo kiểm toán của các tổ kiểm toán, báo cáo kiểm toán của các đoàn kiểm toán thuộc đơn vị trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước xét duyệt.
- Tham mưu giúp Kiểm toán trưởng thành lập Hội đồng thẩm định cấp vụ về kế hoạch kiểm toán của đoàn kiểm toán, báo cáo kiểm toán.
- Chủ trì cập nhật và thiết lập cơ sở dữ liệu lập kế hoạch kiểm toán của đơn vị.
- Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ và các đoàn kiểm toán để tham mưu cho Kiểm toán trưởng trả lời các kiến nghị, khiếu nại của các đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán theo phân cấp.
- Tham mưu giúp Kiểm toán trưởng xem xét các ý kiến bảo lưu của kiểm toán viên, tổ trưởng tổ kiểm toán và trưởng đoàn kiểm toán theo quy định.
- Tổng hợp kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của đơn vị thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị.
- Tham mưu giúp Kiểm toán trưởng tham gia với các Vụ chức năng trong việc xây dựng chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán nhà nước.
- Tổng hợp ý kiến của các phòng thuộc đơn vị về tình hình tài chính, ngân sách của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi kiểm toán của các phòng, báo cáo Kiểm toán trưởng để phục vụ cho công tác chuẩn bị ý kiến của Kiểm toán nhà nước về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.
- Lập kế hoạch công tác chung của đơn vị và theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch công tác; tổng hợp, lập báo cáo kết quả công tác của đơn vị theo định kỳ.
- Tham mưu giúp Kiểm toán trưởng trong hoạt động kiểm toán môi trường.
- Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Kiểm toán trưởng xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và các nghiệp vụ khác và tổ chức thực hiện.
- Tham mưu giúp Kiểm toán trưởng làm đầu mối quan hệ công tác với các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước.
- Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ của đơn vị; quản lý, khai thác hồ sơ kiểm toán của đơn vị; giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật và của Tổng Kiểm toán nhà nước; quản lý cơ sở vật chất được giao của đơn vị.
- Tham mưu giúp Kiểm toán trưởng tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ theo phân công, phân cấp của Tổng Kiểm toán nhà nước; làm nhiệm vụ thường trực Hội đồng thi đua - khen thưởng của đơn vị.
- Quản lý công chức và người lao động của phòng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Kiểm toán trưởng giao hoặc ủy quyền.
2. Phòng Kiểm toán ngân sách 1, 2, 3, 4
a) Chức năng
Phòng Kiểm toán ngân sách có chức năng giúp Kiểm toán trưởng tổ chức thực hiện đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công và các hoạt động liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các bộ, ngành, cơ quan trung ương thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị theo sự phân công của Kiểm toán trưởng.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn
- Tổ chức theo dõi, cập nhật thông tin, về việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được Kiểm toán trưởng phân công phục vụ cho công tác kiểm toán.
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm, trung hạn, dài hạn và kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của đơn vị; tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán, kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của đơn vị theo sự phân công của Kiểm toán trưởng.
- Theo dõi, khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán theo sự phân công của Kiểm toán trưởng. Phối hợp với Phòng Tổng hợp cập nhật và thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu lập kế hoạch kiểm toán.
- Theo dõi tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, đôn đốc và tham mưu cho Kiểm toán trưởng các biện pháp để đôn đốc các đơn vị được kiểm toán thuộc phạm vi quản lý thực hiện nghiêm túc kết luận, kiến nghị kiểm toán.
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp trả lời các kiến nghị, khiếu nại của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán theo phân công của Kiểm toán trưởng.
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp tham gia với các Vụ chức năng trong việc xây dựng chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán nhà nước.
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp cho ý kiến về tình hình tài chính, ngân sách của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi kiểm toán của phòng, báo cáo Kiểm toán trưởng để phục vụ cho công tác chuẩn bị ý kiến của Kiểm toán nhà nước về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.
- Tham gia Hội đồng thẩm định cấp Vụ thẩm định kế hoạch và báo cáo kiểm toán của các cuộc kiểm toán do đơn vị chủ trì.
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp để tổng hợp kết quả kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán hàng năm đối với lĩnh vực kiểm toán được phân công.
- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp và cung cấp đầy đủ các hồ sơ tài liệu có liên quan để Phòng Tổng hợp thực hiện công tác tổng hợp, lập kế hoạch và công tác khác.
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và các nghiệp vụ khác của đơn vị và tổ chức thực hiện.
- Giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật và của Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Quản lý công chức và người lao động thuộc phòng.
- Thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn khác khi được Kiểm toán trưởng giao và ủy quyền.
c) Phụ trách theo dõi tình hình quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các cơ quan, đơn vị:
- Phòng Kiểm toán ngân sách 1: Tổ chức thực hiện theo dõi, thu thập thông tin liên quan để phục vụ hoạt động kiểm toán thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo và đoàn thể gồm các đơn vị: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Phòng Kiểm toán ngân sách 2: Tổ chức thực hiện theo dõi, thu thập thông tin liên quan để phục vụ hoạt động kiểm toán thuộc lĩnh vực y tế và các tổ chức đoàn thể, gồm các đơn vị: Bộ Y tế; Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Nông dân Việt Nam; Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
- Phòng Kiểm toán ngân sách 3: Tổ chức thực hiện theo dõi, thu thập thông tin liên quan để phục vụ hoạt động kiểm toán thuộc lĩnh vực khoa học và lao động, dạy nghề, gồm các đơn vị: Bộ Khoa học và Công nghệ; Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Phòng Kiểm toán ngân sách 4: Tổ chức thực hiện theo dõi, thu thập thông tin liên quan để phục vụ hoạt động kiểm toán thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch; phát thanh, truyền hình và các tổ chức xã hội, gồm các đơn vị: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch; Đài Truyền hình Việt Nam (VTV); Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV); Thông tấn xã Việt Nam và các tổ chức xã hội nghề nghiệp.
3. Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án
a) Chức năng
Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án có chức năng giúp Kiểm toán trưởng tổ chức thực hiện đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các công trình, dự án đầu tư thuộc phạm vi kiểm toán của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành III theo sự phân công của Kiểm toán trưởng.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn
- Tổ chức theo dõi, cập nhật thông tin, về việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các công trình, dự án đầu tư thuộc phạm vi kiểm toán của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành III được Kiểm toán trưởng phân công phục vụ cho công tác kiểm toán.
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm, trung hạn, dài hạn và kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của đơn vị; tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán, kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của đơn vị theo sự phân công của Kiểm toán trưởng.
- Theo dõi, khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán theo sự phân công của Kiểm toán trưởng. Phối hợp với Phòng Tổng hợp cập nhật và thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu lập kế hoạch kiểm toán.
- Theo dõi tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, đôn đốc và tham mưu cho Kiểm toán trưởng các biện pháp để đôn đốc các đơn vị được kiểm toán thuộc phạm vi quản lý thực hiện nghiêm túc kết luận, kiến nghị kiểm toán.
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp trả lời các kiến nghị, khiếu nại của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán theo phân công của Kiểm toán trưởng.
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp tham gia với các Vụ chức năng trong việc xây dựng chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán nhà nước.
- Tham gia Hội đồng thẩm định cấp Vụ thẩm định kế hoạch và báo cáo kiểm toán của các cuộc kiểm toán do đơn vị chủ trì.
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp để tổng hợp kết quả kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán hàng năm đối với lĩnh vực kiểm toán được phân công.
- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp và cung cấp đầy đủ các hồ sơ tài liệu có liên quan để Phòng Tổng hợp thực hiện công tác tổng hợp, lập kế hoạch và công tác khác;
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và các nghiệp vụ khác của đơn vị và tổ chức thực hiện.
- Giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật và của Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Quản lý công chức và người lao động thuộc phòng.
- Thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn khác khi được Kiểm toán trưởng giao và ủy quyền.
4. Phòng Kiểm toán môi trường
a) Chức năng
Phòng Kiểm toán môi trường có chức năng giúp Kiểm toán trưởng thực hiện kiểm toán môi trường, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả đối với công tác quản lý, bảo vệ môi trường và các chương trình, hoạt động có liên quan đến công tác quản lý và bảo vệ môi trường do các cơ quan nhà nước có chức năng về môi trường và các đơn vị có liên quan thực hiện thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị theo sự phân công của Kiểm toán trưởng.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn
- Chủ trì, phối hợp với Phòng Tổng hợp giúp Kiểm toán trưởng nghiên cứu để phối hợp với Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán tham mưu giúp Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành các văn bản về chuẩn mực, quy trình, cẩm nang hướng dẫn, mẫu biểu, hồ sơ và các văn bản hướng dẫn khác về kiểm toán môi trường.
- Chủ trì, phối hợp với Phòng Tổng hợp tham mưu giúp Kiểm toán trưởng xây dựng mục tiêu, chiến lược, kế hoạch kiểm toán môi trường dài hạn, trung hạn và hàng năm của Kiểm toán nhà nước.
- Tổ chức thực hiện kiểm toán môi trường và phối hợp với các đơn vị thực hiện kiểm toán môi trường.
- Chủ trì, phối hợp với Phòng Tổng hợp giúp Kiểm toán trưởng phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế tham mưu giúp Tổng Kiểm toán nhà nước tham gia các Nhóm công tác, các Đề án nghiên cứu quốc tế, các cuộc kiểm toán hợp tác trong lĩnh vực kiểm toán môi trường với các cơ quan kiểm toán tối cao của ASEANSAI, ASOSAI, INTOSAI;
- Chủ trì, phối hợp với Phòng Tổng hợp giúp Kiểm toán trưởng phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chương trình đào tạo về kiểm toán môi trường; tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, chuyển giao phương pháp chuyên môn nghiệp vụ về kiểm toán môi trường cho các đơn vị trong toàn ngành;
- Theo dõi, khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán theo sự phân công của Kiểm toán trưởng. Phối hợp với Phòng Tổng hợp cập nhật và thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu lập kế hoạch kiểm toán.
- Theo dõi tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, đôn đốc và tham mưu cho Kiểm toán trưởng các biện pháp để đôn đốc các đơn vị được kiểm toán thuộc phạm vi quản lý thực hiện nghiêm túc kết luận, kiến nghị kiểm toán.
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp trả lời các kiến nghị, khiếu nại của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân cỏ liên quan đến hoạt động kiểm toán theo phân công của Kiểm toán trưởng.
- Giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật và của Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Quản lý công chức và người lao động thuộc phòng.
- Thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn khác khi được Kiểm toán trưởng giao và ủy quyền.