PHỤ LỤC
TIÊU CHÍ CÔNG NHẬN CÁ NHÂN, TỔ
CHỨC TƯ VẤN THUỘC MẠNG LƯỚI TƯ VẤN VIÊN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÀNH
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Kèm theo Quyết định số 58/QĐ-BNN-QLDN ngày 10 tháng 01 năm
2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn)
A. LĨNH VỰC TƯ VẤN NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1.
Tư vấn về công nghệ (Điều 11 của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP).
2.
Tư vấn về nhân sự, tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ,
bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản và các nội dung khác liên quan tới hoạt
động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (Khoản 2 Điều 13 của
Nghị định số 80/2021/NĐ-CP).
3.
Tư vấn doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo (Khoản
1,4,5,6 Điều 22 của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP).
4.
Tư vấn DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị (Điều 25
của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP).
- Tư vấn
nâng cao năng lực năng lực liên kết sản xuất, kinh doanh (Điểm
a,b của Khoản 2 Điều 25 của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP).
- Tư vấn
Thông tin, phát triển thương hiệu, kết nối và mở rộng thị trường (Điểm
c,e,g của Khoản 3 Điều 25 của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP).
- Tư vấn
về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng (Điểm a,
Khoản 4 Điều 25 của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP).
B. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH ĐƯỢC HỖ TRỢ TƯ VẤN
(Theo
Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 về Ban hành Hệ thống
ngành kinh tế Việt Nam của TTCP):
1.
Ngành nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan
a) Trồng
cây hàng năm: Trồng lúa; trồng ngô và cây lương thực có hạt khác; trồng cây lấy
củ có chất bột; trồng cây mía; trồng rau, đậu các loại và trồng hoa; trồng cây
gia vị, trồng cây dược liệu, hương liệu.
b) Trồng
cây lâu năm: Trồng nho; trồng cây ăn quả vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới; trồng
cam, quýt và các loại quả có múi khác; trồng táo, mận và các loại quả có hạt
như táo; trồng nhãn, vải, chôm chôm; trồng cây điều; trồng cây hồ tiêu; trồng
cây cao su; trồng cây cà phê; trồng
cây chè; trồng cây gia vị, cây dược liệu, cây hương liệu lâu năm.
c) Nhân
và chăm sóc cây giống nông nghiệp: Nhân và chăm sóc cây giống hàng năm; nhân và
chăm sóc cây giống lâu năm.
d) Chăn
nuôi: Chăn nuôi trâu, bò và sản xuất giống trâu bò; chăn nuôi lợn và sản xuất
giống lợn; chăn nuôi gia cầm.
đ) Trồng
trọt, chăn nuôi hỗn hợp.
e) Hoạt
động dịch vụ nông nghiệp: Hoạt động dịch vụ trồng trọt; hoạt động dịch vụ chăn
nuôi; hoạt động dịch vụ sau thu hoạch; hoạt động xử lý hạt giống để nhân giống.
2.
Ngành lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan
a) Trồng
rừng, chăm sóc rừng và ươm giống cây lâm nghiệp: Trồng rừng và chăm sóc rừng
cây thân gỗ; trồng rừng và chăm sóc rừng họ tre; ươm giống cây lâm nghiệp; khai
thác gỗ; khai thác và thu nhặt lâm sản khác trừ gỗ.
b) Hoạt
động dịch vụ lâm nghiệp: Hoạt động tưới, tiêu nước phục vụ lâm nghiệp; Hoạt
động thầu khoán các công việc lâm nghiệp (đào hố, gieo trồng, chăm sóc, thu
hoạch...); hoạt động bảo vệ rừng, phòng chống sâu bệnh cho cây lâm nghiệp; hoạt
động đánh giá, ước lượng số cây trồng, sản lượng cây trồng; hoạt động quản lý
lâm nghiệp, phòng cháy, chữa cháy rừng; hoạt động dịch vụ lâm nghiệp khác; vận
chuyển gỗ và lâm sản khai thác đến cửa rừng; hoạt động sơ chế gỗ trong rừng;
dịch vụ chăn nuôi, cứu hộ, chăm sóc động thực vật rừng
3.
Ngành khai thác, nuôi trồng thủy sản
a) Khai
thác thủy sản: Khai thác thủy sản biển; khai thác thủy sản nội địa. b) Nuôi
trồng thủy sản: Nuôi trồng thủy sản biển gồm nuôi cá, nuôi tôm, nuôi thủy sản
khác, sản xuất giống thủy sản biển; nuôi trồng thủy sản nội địa gồm gồm nuôi
cá, nuôi tôm, nuôi thủy sản khác, sản xuất giống thủy sản nội địa.
4.
Ngành công nghiệp sản xuất, chế biến
Giết mổ
gia súc, gia cầm; chế biến bảo quản thịt, các sản phẩm từ thịt; chế biến bảo
quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản; chế biến và bảo quản rau quả; xay
xát và sản xuất bột; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản; sản xuất
chè; sản xuất cà phê; sản xuất đồ uống; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ,
tre, nứa, rơm, rạ...; sản xuất thuốc trừ sâu và sản phẩm hóa chất khác dùng
trong nông nghiệp; sản xuất máy nông nghiệp và lâm nghiệp; chế biến gỗ.
5.
Ngành dịch vụ kỹ thuật và vật tư nông, lâm, thủy sản
Giống
cây trồng; giống vật nuôi; phân bón hữu cơ; thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy
sản; thuốc bảo vệ thực vật; thuốc thú y; chế phẩm sinh học; xử lý và cải tạo
môi trường trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản; thiết bị cơ giới hóa nông
nghiệp; thiết bị cơ điện phục vụ nông nghiệp, công nghệ và thiết bị trong công
nghiệp chế biến bảo quản nông lâm thủy sản. Dịch vụ về xây dựng tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật và đo lường, đánh giá chất lượng sản phẩm thuộc lĩnh vực nông
nghiệp và phát triển nông thôn.
C. TIÊU CHÍ XÉT CÔNG NHẬN ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, TỔ CHỨC TƯ VẤN
THUỘC MẠNG LƯỚI TƯ VẤN VIÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
I. TIÊU CHÍ XÉT CÔNG NHẬN
1.
Đối với cá nhân tư vấn
a) Cá
nhân tư vấn là công dân Việt Nam có sức khỏe tốt, có đầy đủ năng lực hành vi
dân sự; có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp; không đang trong tình
trạng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị áp dụng các biện pháp xử lý
hành chính trong hành nghề tư vấn và đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau:
- Có
bằng tốt nghiệp đại học trở lên trong Ngành, thực hiện tư vấn hoặc có chứng chỉ
đào tạo, chứng chỉ hành nghề liên quan đến lĩnh vực tư vấn quy định tại Mục A.
- Có ít
nhất 01 năm kinh nghiệm thực hiện một trong các vị trí sau: giám đốc 01 doanh
nghiệp từ 10 nhân viên trở lên; cán bộ quản lý tại doanh nghiệp; cán bộ làm việc
tại tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, chương trình, dự án hỗ trợ phát
triển doanh nghiệp; cán bộ tư vấn cho doanh nghiệp.
- Đã
hoặc đang thực hiện tối thiểu 02 hợp đồng tư vấn thuộc một trong các lĩnh vực
quy định tại Mục A, ngành nghề quy định tại Mục B trong thời gian 36 tháng tính
đến thời điểm đăng ký tham gia mạng lưới tư vấn viên.
- Không
thuộc danh sách cá nhân, tổ chức tư vấn đưa ra khỏi mạng lưới tư vấn viên công
bố tại Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
b) Cá nhân
tư vấn là lao động người nước ngoài: ngoài việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chí quy
định tại điểm a nêu trên còn phải đáp ứng các quy định tại Khoản
2, 3, 4, 5 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước
ngoài làm việc tại Việt Nam.
2.
Đối với tổ chức tư vấn
Là tổ
chức thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
không
đang trong tình trạng tạm ngừng hoạt động, giải thể; thực hiện hoạt động tư vấn
cho doanh nghiệp về một trong các lĩnh vực, ngành nghề quy định tại Mục A, B và
đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau:
a) Có
trụ sở và phương tiện làm việc.
b) Có
tối thiểu 15 cá nhân tư vấn về một hoặc một số lĩnh vực quy định tại Mục A và
ngành nghề quy định tại Mục B nêu trên; đang làm việc liên tục từ 12 tháng trở
lên cho tổ chức tư vấn tính đến thời điểm tổ chức tư vấn đăng ký tham gia Mạng
lưới tư vấn viên.
c) Đã
hoặc đang thực hiện ít nhất 05 hợp đồng tư vấn cho doanh nghiệp trong thời gian
36 tháng tính đến thời điểm đăng ký tham gia mạng lưới tư vấn viên. Trong đó
ứng với mỗi lĩnh vực tư vấn đăng ký hoạt động theo quy định tại Mục A, có ít
nhất 05 hợp đồng tư vấn đã hoặc đang thực hiện.
II. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ, CÔNG NHẬN CÁ NHÂN, TỔ CHỨC TƯ VẤN THUỘC MẠNG
LƯỚI TƯ VẤN VIÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Cá nhân,
tổ chức tư vấn có nhu cầu tham gia mạng lưới tư vấn viên chuẩn bị 01 bộ hồ sơ
đăng ký gồm:
1.
Đối với cá nhân tư vấn
- Đơn
đăng ký tham gia mạng lưới tư vấn viên (theo Mẫu 01).
- Sơ yếu
lý lịch mô tả thông tin chi tiết về cá nhân, chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm,
kỹ năng,...v.v theo các tiêu chí nêu tại khoản 1 Mục C.
- Bản
sao hợp lệ (trong thời gian 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ) các giấy tờ,
văn bản, chứng chỉ,...v.v liên quan đến các thông tin đã kê khai (Kèm theo
bản gốc để đối chiếu).
- Bản kê
khai về năng lực, kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn (theo biểu 01).
2.
Đối với tổ chức tư vấn
- Đơn
đăng ký tham gia mạng lưới tư vấn viên (theo Mẫu 02).
- Hồ sơ
năng lực, kinh nghiệm của tổ chức tư vấn: theo các tiêu chí nêu tại khoản 2 Mục
C.
- Bản
sao hợp lệ (trong thời gian 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ) giấy phép
hoặc quyết định thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
các giấy tờ, văn bản, chứng chỉ,...v.v liên quan đến các thông tin đã kê khai.
- Bản kê
khai về năng lực, kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn (theo biểu 02).
III. QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC TƯ VẤN THUỘC
MẠNG LƯỚI TƯ VẤN VIÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Cá nhân,
tổ chức tham gia Mạng lưới tư vấn viên có các quyền lợi và nghĩa vụ sau:
1.
Quyền lợi
a) Được
ưu tiên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng về tư vấn trong ngành nông nghiệp và phát
triển nông thôn theo các chương trình hỗ trợ sử dụng ngân sách nhà nước.
b) Được
ưu tiên giới thiệu thực hiện và tham gia cung cấp dịch vụ hỗ trợ DNNVV theo các
chương trình hỗ trợ sử dụng ngân sách nhà nước.
c) Được
thực hiện và tham gia các lĩnh vực tư vấn, ngành nghề tư vấn trong ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn tại Quyết định này: Đàm phán và ký biên bản thỏa
thuận dịch tư vấn, hợp đồng tư vấn; Thu phí tư vấn trong hợp đồng tư vấn theo
quy định tại Nghị định 80/2021/NĐ-CP; Hủy bỏ hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện
hợp đồng tư vấn và yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp
nhỏ và vừa sử dụng dịch vụ tư vấn vi phạm những nghĩa vụ đã cam kết trong hợp
đồng tư vấn; yêu cầu doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng dịch vụ tư vấn cung cấp
thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng tư vấn.
d) Thực
hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2.
Nghĩa vụ
a) Các
nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật hiện hành về cung cấp dịch vụ
tư vấn, thực hiện hợp đồng tư vấn và quy định tại Điều 27 của
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
b) Định
kỳ 06 tháng cập nhật các thông tin về năng lực, kinh nghiệm và các hợp đồng tư
vấn đã thực hiện cho DNNVV lên Cổng thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ DNNVV.
c) Chấp
hành quy định của pháp luật trong thực hiện tư vấn, không có hành vi trục lợi
khi thực hiện tư vấn và không tư vấn doanh nghiệp thực hiện các hành vi vi phạm
pháp luật.
d) Thực
hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng tư vấn; Tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng dịch vụ tư vấn nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ đối với các kết quả nhận được từ quá trình thực hiện hợp đồng tư
vấn, trừ trường hợp hợp đồng tư vấn có quy định khác; Bồi thường thiệt hại cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng dịch vụ tư vấn khi vi phạm các nghĩa vụ đã cam
kết trong hợp đồng tư vấn.
đ) Thực
hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật.
e) Thực
hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3.
Trách nhiệm
Đối với
cá nhân, tổ chức tư vấn có hành vi vi phạm pháp luật, hoặc tư vấn cho DNNVV
thực hiện hành vi vi phạm pháp luật dẫn tới doanh nghiệp hoặc cá nhân, tổ chức
tư vấn hoặc cả hai bị xử lý trách nhiệm hình sự thì cá nhân, tổ chức tư vấn đó
không được xét tham gia mạng lưới tư vấn viên trong thời hạn 36 tháng kể từ
ngày kết thúc thời hạn xử lý trách nhiệm hình sự.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Trách nhiệm của Vụ Quản lý doanh nghiệp
a) Vụ
Quản lý doanh nghiệp quản lý, triển khai các nội dung của Luật Hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa, là cơ quan đầu mối của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tổng hợp trình Bộ ban hành danh sách cá nhân và tổ chức tham gia Mạng lưới
tư vấn viên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định ban hành
kèm theo Quyết định này.
b) Định
kỳ hằng năm, Vụ Quản lý doanh nghiệp phối hợp với các đơn vị liên quan thực
hiện rà soát, công bố công khai danh sách cá nhân, tổ chức tư vấn có hành vi vi
phạm pháp luật hoặc tư vấn cho DNNVV thực hiện hành vi vi phạm pháp luật kể từ
ngày được công bố trên Mạng lưới tư vấn viên.
2.
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Các
đơn vị quản lý, các Viện, Trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
căn cứ tiêu chí ban hành tại Quyết định này, có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận,
lựa chọn và công nhận cá nhân, tổ chức tham gia mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa liên quan lĩnh vực quy định tại Mục A ngành nghề đang
phụ trách quy định tại Mục B và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Trung
tâm tin học và Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp
với Vụ Quản lý doanh nghiệp cập nhật danh sách cá nhân, tổ chức thuộc mạng lưới
tư vấn viên của Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lên Cổng thông tin
điện tử của Bộ.
3. Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Tổ chức
tiếp nhận, lựa chọn, cá nhân, tổ chức tham gia mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa liên quan đến lĩnh vực tư vấn, ngành nghề tư vấn theo
quy định tại Mục A, B và gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt
danh sách tổ chức và cá nhân tham gia mạng lưới tư vấn viên theo quy định.
4.
Kinh phí thực hiện
Nguồn
kinh phí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Các
nguồn huy động, tài trợ khác và thực hiện theo quy định về chế độ tài chính
hiện hành.
6.
Quy định chuyển tiếp
Trong
trường hợp các văn bản được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo
quy định tại văn bản mới./.