KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ, TỔ
CHỨC LẠI HỆ THỐNG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BNV
ngày tháng năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ)
Thực
hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2022 ban
hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về
kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Bộ Nội vụ xây dựng Kế
hoạch triển khai xây dựng Đề án đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức lại hệ thống
đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây viết tắt là Đề án), cụ thể như sau:
I.
MỤC ĐÍCH, PHẠM VI
1.
Mục đích
Đề
xuất phương hướng và giải pháp cụ thể về đổi mới cơ chế quản lý và tổ chức lại
hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) theo hướng tinh gọn đầu mối,
nâng cao mức độ tự chủ (theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017
của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII) của các ĐVSNCL thuộc Bộ, ngành, địa phương,
phù hợp với định hướng đẩy mạnh xã hội hóa cung ứng dịch vụ công.
2.
Phạm vi
-
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là bộ, ngành, địa phương).
-
Các ĐVSNCL thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương.
II.
YÊU CẦU
1.
Đánh giá việc hoàn thiện thể chế liên quan đến ĐVSNCL
Tập
trung vào đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số
08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ
thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW.
2.
Đánh giá về cơ chế quản lý ĐVSNCL
Tập
trung làm rõ việc phân cấp quản lý cho các Bộ, ngành, địa phương và ĐVSNCL về
thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính theo từng mức độ tự chủ
của đơn vị.
3.
Đánh giá kết quả thực hiện về sắp xếp, tổ chức lại hệ thống ĐVSNCL theo từng
ngành, lĩnh vực và theo phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương giai đoạn
2015-2021
Tập
trung làm rõ những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và giải
pháp, phương hướng sắp xếp, tổ chức lại hệ thống ĐVSNCL theo từng ngành, lĩnh
vực và theo phạm vi quản lý
4.
Đánh giá việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các ĐVSNCL theo quy định
hiện hành.
5.
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện xã hội hóa cung ứng dịch vụ
sự nghiệp công.
6.
Đề xuất phương hướng và giải pháp về đổi mới cơ chế quản lý và tổ chức lại hệ
thống ĐVSNCL.
7.
Tổng hợp, xây dựng Đề án đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức lại hệ thống các
ĐVSNCL trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
III.
NỘI DUNG
1.
Xây dựng Đề cương Đề án
Vụ
Tổ chức - Biên chế chủ trì, phối hợp với Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội
vụ xây dựng Đề cương Đề án (hoàn thành trước ngày 15/8/2022)
2.
Xây dựng các báo cáo chuyên đề
2.1.
Đối với Bộ Nội vụ
a)
Nội dung thực hiện
Xây
dựng 05 chuyên đề, gồm:
-
01 chuyên đề “Rà soát, đánh giá việc hoàn thiện thể chế liên quan đến ĐVSNCL
theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW”.
-
03 chuyên đề về quản lý biên chế của các ĐVSNCL, gồm: (1) Chuyên đề về “Quản
lý biên chế sự nghiệp của các ĐVSNCL”; (2) Chuyên đề “Quản lý biên chế
sự nghiệp giáo dục”; (3) Chuyên đề “Quản lý biên chế sự nghiệp y tế”.
-
01 chuyên đề kinh nghiệm quốc tế về hệ thống ĐVSNCL.
-
Tổng hợp chung các báo cáo chuyên đề phục vụ xây dựng Đề án. b) Thời gian thực
hiện: Hoàn thành trước ngày 15/9/2022
2.2.
Đối với Bộ Tài chính
a)
Nội dung thực hiện
Xây
dựng chuyên đề về “Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp đổi mới cơ
chế tự chủ tài chính đối với ĐVSNCL theo tinh thần Nghị quyết số 19- NQ/TW”.
b)
Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước ngày 15/9/2022
2.3.
Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a)
Nội dung thực hiện
Xây
dựng 02 chuyên đề, gồm: 01 chuyên đề “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải
pháp tháo gỡ vướng mắc trong cơ chế, chính sách xây dựng quy hoạch mạng lưới
các ĐVSNCL theo ngành, lĩnh vực” và 01 chuyên đề “Đánh giá thực trạng và
đề xuất giải pháp về chuyển đổi ĐVSNCL thành công ty cổ phần”
b)
Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước 15/9/2022
2.4.
Đối với 11 Bộ quản lý ngành, lĩnh vực 1:
a)
Xây dựng các chuyên đề về “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp về cơ
chế quản lý, sắp xếp, tổ chức lại các ĐVSNCL theo ngành, lĩnh vực: Giáo dục đào
tạo; Giáo dục nghề nghiệp; Y tế; Thông tin và Truyền thông; Khoa học và Công
nghệ; Văn hóa, Thể dục thể thao; Công Thương; Tài nguyên và Môi trường, Giao
thông vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tư pháp”.
b)
Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước 15/9/2022.
2.5.
Đối với các địa phương
a)
Nội dung thực hiện
Xây
dựng 02 chuyên đề:
-
Chuyên đề “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp về cơ chế quản lý, sắp
xếp, tổ chức lại và thực hiện tự chủ tài chính của các ĐVSNCL thuộc phạm vi
quản lý của địa phương”. Gồm 10 địa phương thực hiện: Hà Nội, Bắc Ninh, Yên
Bái, Tuyên Quang, Bình Định, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa -
Vũng Tàu.
-
Chuyên đề “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện xã hội hóa
cung ứng dịch vụ sự nghiệp công trên địa bàn”. Gồm 04 địa phương thực hiện:
Bắc Ninh, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai.
-
Chuyên đề “Đề xuất cơ chế, chính sách, mô hình tổ chức quản lý đối với các
cơ sở xã hội hóa trong hoạt động giáo dục đào tạo” do thành phố Hà Nội thực
hiện.
b)
Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước ngày 15/9/2022
3.
Tổ chức khảo sát
a)
Nội dung:
-
Khảo sát tại một số ĐVSNCL theo ngành, lĩnh vực: cơ sở giáo dục đại học, phổ
thông (lĩnh vực giáo dục và đào tạo); trường cao đẳng, trung cấp dạy nghề (lĩnh
vực giáo dục nghề nghiệp); bệnh viện (lĩnh vực y tế),...;
1
Gồm các Bộ: Giáo dục và Đào tạo; Lao động - Thương binh và Xã hội; Y tế; Khoa
học và Công nghệ; Thông tin và Truyền thông; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Công
Thương, Tài nguyên và Môi trường; Giao thông vận tải; Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; Tư pháp
-
Khảo sát tại một số Bộ, ngành, địa phương đạt kết quả tốt hoặc gặp nhiều khó
khăn, vướng mắc trong việc sắp xếp, tổ chức lại hệ thống ĐVSNCL theo tinh thần
Nghị quyết số 19-NQ/TW.
b)
Địa điểm, thời gian, thành phần và cách thức tiến hành
-
Dự kiến khảo sát tại một số các bộ, ngành, địa phương, gồm:
+
10 Bộ, ngành: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Y
tế; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Thông tin và
Truyền thông; Bộ Tài chính; Đại học Quốc gia Hà Nội; Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn; Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+
Tại miền Bắc: Khảo sát tại 03 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Thái Bình, Phú Thọ.
+
Tại miền Trung: Khảo sát 04 tỉnh, thành phố gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng,
Thừa Thiên – Huế.
+
Tại miền Nam: Khảo sát 03 tỉnh, thành phố gồm: Đồng Nai, Bình Phước, Thành phố
Hồ Chí Minh
-
Thành phần:
+
Bộ Nội vụ: Lãnh đạo Bộ và lãnh đạo các Vụ Tổ chức - Biên chế, Vụ Công chức -
Viên chức, Vụ Cải cách hành chính, Viện Khoa học tổ chức nhà nước)
+
Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ và các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập
thuộc các Bộ, ngành, địa phương.
-
Thời gian: Dự kiến tháng 8-9/2022
4.
Tổ chức Hội thảo khoa học
a)
Nội dung thực hiện
Tổ
chức 03 Hội thảo khoa học lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, các chuyên
gia, nhà khoa học, nhà quản lý để hoàn thiện Đề án đổi mới cơ chế quản lý, tổ
chức lại hệ thống ĐVSNCL.
b)
Địa điểm, thời gian
-
01 Hội thảo khu vực phía Bắc dự kiến tại Vĩnh Phúc; 01 Hội thảo khu vực miền
Trung, Tây nguyên dự kiến tại Lâm Đồng và 01 Hội thảo khu vực phía Nam tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Thời gian: Dự kiến tháng 9-10/2022.
5.
Hoàn thiện, trình Đề án và các sản phẩm liên quan
a)
Nội dung: Tổng hợp các báo cáo chuyên đề; hoàn thiện Đề án và trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt Đề án “Đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức lại hệ thống đơn vị
sự nghiệp công lập”.
b)
Phân công thực hiện: Các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập; Vụ Tổ chức -
Biên chế, Bộ Nội vụ.
c)
Thời gian: Dự kiến hoàn thành tháng 11-12/2022
V.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Trách nhiệm thực hiện
a)
Ban soạn thảo, Tổ biên tập
Căn
cứ Quyết định số 529/QĐ-BNV ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc
thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Đề án, phân công nhiệm vụ của các
thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập để tổ chức triển khai xây dựng Đề án như
sau:
-
Trưởng Ban soạn thảo
+
Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nội vụ và pháp luật về
hoạt động của Ban soạn thảo.
+
Trực tiếp chỉ đạo, chủ trì các cuộc họp của Ban soạn thảo để quyết định những
nội dung liên quan đến Đề án đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức lại hệ thống đơn
vị sự nghiệp công lập theo mục tiêu, kế hoạch đề ra.
+
Quyết định những vấn đề thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Ban soạn thảo.
Ban hành kế hoạch, phân công nhiệm vụ các thành viên Ban soạn thảo.
+
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
-
Thành viên Ban soạn thảo
+
Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, báo cáo kết quả thực
hiện chuyên đề của Bộ, ngành, địa phương theo phân công của Ban soạn thảo.
+
Tham dự các cuộc họp và chương trình công tác của Ban soạn thảo theo triệu tập
của Trưởng ban, trường hợp vắng mặt phải báo cáo với Trưởng ban và cử người có
đủ thẩm quyền, trách nhiệm dự họp thay.
+
Tham gia xây dựng hoặc góp ý các báo cáo xây dựng Đề án.
+
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng ban.
-
Thành viên Tổ biên tập
+
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng Ban soạn thảo, có nhiệm giúp Ban soạn thảo
trong việc nghiên cứu, soạn thảo và hoàn thiện Đề án theo quy định.
+
Giúp việc Trưởng ban và thành viên Ban soạn thảo xử lý các công việc thường
xuyên của Ban soạn thảo.
+
Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để kịp thời xử lý những
vấn đề có liên quan đến công việc thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao.
+
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng ban và Phó
Trưởng
ban Thường trực.
-
Chế độ làm việc, thông tin của Ban soạn thảo, Tổ biên tập
+
Ban soạn thảo, Tổ biên tập làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm cá nhân của
Trưởng ban và các thành viên. Các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập làm
việc theo chế độ kiêm nhiệm và được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành.
+
Duy trì chế độ thông tin giữa thành viên Ban soạn thảo, thành viên Tổ biên tập
với nhau và giữa thành viên Ban soạn thảo và bộ phận Thư ký để kịp thời điều
chỉnh, bổ sung những nội dung cho phù hợp với quy định, đảm bảo tính thống
nhất, khả thi, chất lượng và tiến độ được giao của Đề án.
b)
Bộ Nội vụ
-
Chủ trì và trực tiếp ban hành các kế hoạch cụ thể cũng như thực hiện nhiệm vụ
đã được phân công tại kế hoạch này.
-
Phối hợp, theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai các nội dung
liên quan đến Đề án.
-
Chủ trì tổng hợp số liệu khảo sát, báo cáo, các chuyên đề, ý kiến của các
chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý... hoàn thiện trình Đề án đúng tiến độ,
đảm bảo chất lượng.
c)
Các bộ, ngành, địa phương
Căn
cứ vào Quyết định và nội dung được phân công của Kế hoạch này chủ động thực
hiện và phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ (qua Vụ Tổ chức - Biên chế) để rà soát,
xây dựng và báo cáo chuyên đề của bộ, ngành, địa phương mình đảm bảo chất
lượng, đúng tiến độ được giao.
2.
Kinh phí thực hiện
-
Kinh phí triển khai Đề án được đảm bảo bằng ngân sách nhà nước và các nguồn tài
trợ khác (nếu có) phù hợp quy định của pháp luật.
-
Kinh phí thực hiện chuyên đề được giao của các Bộ, ngành, địa phương do Bộ,
ngành, địa phương bố trí theo quy định.
-
Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí cho triển khai xây
dựng Đề án được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn
bản hướng dẫn Luật.
-
Đối với Bộ Nội vụ, cơ quan thường trực thực hiện Đề án: Vụ Kế hoạch Tài chính,
Văn phòng Bộ phối hợp với Vụ Tổ chức Biên chế lập dự toán kinh phí triển khai
Đề án này đảm bảo nội dung, định mức chi theo quy định bảo đảm tiến độ./.