KẾ HOẠCH
KIỂM TRA TÌNH HÌNH BAN HÀNH VĂN
BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦA BỘ, CƠ
QUAN NGANG BỘ, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 517/QĐ-BTP ngày 04 tháng 3 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp)
I. MỤC
ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Tổ chức
thực hiện có hiệu quả công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với
lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp về kiểm tra văn bản (cụ thể là kiểm tra tình
hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào
tạo).
b) Kịp thời
phát hiện, xử lý những nội dung trái pháp luật trong các văn bản quy phạm pháp
luật, văn bản chứa quy phạm pháp luật do Bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa
phương cấp tỉnh ban hành liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo đang còn
hiệu lực thi hành.
c) Xem xét,
đánh giá thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực
giáo dục và đào tạo, kịp thời phản ứng chính sách, kiến nghị các giải pháp nâng
cao hiệu quả xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực giáo dục
và đào tạo.
d) Triển
khai Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm,
liên ngành và lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2019 (ban hành kèm theo
Quyết định số 3072/QĐ-BTP ngày 24/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) và Kế hoạch
công tác năm 2019 của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (ban hành kèm
theo Quyết định số 407/QĐ-BTP ngày 12/02/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) toàn
diện, hiệu quả.
2. Yêu
cầu
a) Thực
hiện đầy đủ nguyên tắc, nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật đã được
quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày
15/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số
59/2012/NĐ-CP, Quyết định số 1685/QĐ-BTP ngày 17/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp ban hành Quy chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp trong công tác
theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Quyết định số 3072/QĐ-BTP ngày
24/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi
hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và lĩnh vực trọng tâm của
Bộ Tư pháp năm 2019.
b) Thực
hiện đầy đủ nguyên tắc, nội dung kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã được
quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định số
34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
c) Xác định
cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành, bảo đảm sự tham gia, phối hợp
chặt chẽ giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, các tổ chức, cá nhân có liên quan;
gắn kết chặt chẽ giữa kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật với xây dựng pháp
luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm soát thủ tục hành chính
trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
II. NỘI
DUNG KẾ HOẠCH
1. Phạm
vi, đối tượng thực hiện kiểm tra
- Thông tư,
thông tư liên tịch do các Bộ, cơ quan ngang bộ, nghị quyết do Hội đồng nhân
dân, quyết định do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành liên quan đến lĩnh vực
giáo dục và đào tạo đang còn hiệu lực thi hành;
- Văn bản
chứa quy phạm pháp luật do các Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh ban hành có liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo đang
còn hiệu lực thi hành.
2. Các
hoạt động kiểm tra
2.1.
Thu thập thông tin về tình hình ban hành văn bản và tổ chức kiểm tra văn bản
quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo
a) Nội dung
hoạt động:
- Yêu cầu
các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật tập hợp văn bản
liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc đối tượng tự kiểm tra và gửi
danh mục về Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật); tiến hành rà
soát, tự kiểm tra, báo cáo Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra
văn bản quy phạm pháp luật) kết quả rà soát, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm
pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo;
- Thu thập,
tổng hợp thông tin về công tác kiểm tra tình hình ban hành văn bản quy phạm
pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo thông qua các hoạt động:
+ Tổ chức
Hội thảo/Tọa đàm sinh hoạt chuyên môn về công tác kiểm tra văn bản quy phạm
pháp luật;
+ Tham gia
các Đoàn kiểm tra do Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành
pháp luật chủ trì tổ chức;
+ Tổ chức
các Đoàn kiểm tra liên ngành về công tác kiểm tra văn bản theo Quyết định số
407/QĐ-BTP ngày 12/02/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Kế hoạch công tác
năm 2019 của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;
+ Theo dõi
thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác kiểm tra tình
hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào
tạo;
+ Các hoạt
động khác của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
- Tổ chức
kiểm tra, trao đổi, thảo luận với các cơ quan có thẩm quyền ban hành, kiểm tra
văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo; các cơ
quan có liên quan; các chuyên gia, nhà khoa học và một số đơn vị thuộc Bộ Tư
pháp về văn bản có nội dung trái pháp luật.
b) Đơn vị
chủ trì thực hiện: Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
c) Kinh phí
thực hiện: Nguồn ngân sách Nhà nước được bố trí cho Cục Kiểm tra văn bản quy
phạm pháp luật năm 2019 trong công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
d) Thời
gian thực hiện: Từ tháng 3 đến tháng 10/2019.
2.2.
Tổ chức Hội thảo/Tọa đàm phân tích, đánh giá kết quả kiểm tra tình hình ban
hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo và
đề xuất giải pháp xử lý
a) Nội dung
hoạt động:
Đánh giá
kết quả kiểm tra tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
lĩnh vực giáo dục và đào tạo; trao đổi, thảo luận về các vấn đề: kết quả kiểm
tra văn bản; những khó khăn, vướng mắc của các cơ quan, đơn vị tham dự Hội
thảo/Tọa đàm; nguyên nhân của những khó khăn; đề xuất giải pháp khắc phục trong
công tác ban hành, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực
giáo dục và đào tạo...
b) Đơn vị
chủ trì thực hiện: Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
c) Kinh phí
thực hiện: Nguồn ngân sách Nhà nước được bố trí cho Cục Kiểm tra văn bản quy
phạm pháp luật năm 2019 trong công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
d) Địa điểm
và thời gian tổ chức:
- Địa điểm:
02 Hội thảo/Tọa đàm ở 01 tỉnh miền Bắc và 01 tỉnh miền Nam;
- Thời gian
tổ chức: Tháng 8/2019.
e) Thành
phần tham dự:
- Ban tổ
chức: Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;
- Đại biểu:
Đại diện các cơ quan có thẩm quyền ban hành, kiểm tra văn bản quy phạm pháp
luật, một số cơ quan có liên quan, một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và các chuyên
gia (khoảng 50 người/01 Hội thảo/Tọa đàm).
2.3.
Xây dựng Báo cáo kết quả kiểm tra tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật
liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo
a) Nội dung
hoạt động:
Tổng hợp
kết quả, xây dựng báo cáo Lãnh đạo Bộ kết quả kiểm tra tình hình ban hành văn
bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
b) Đơn vị
thực hiện: Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
c) Đơn vị
phối hợp: Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật
và các đơn vị có liên quan.
d) Thời
hạn: Trình lãnh đạo Bộ và gửi Cục quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi
thi hành pháp luật trước ngày 15/10/2019 để tổng hợp.
2.4. Kết
luận kiểm tra, kiến nghị xử lý đối với các văn bản trái pháp luật
a) Nội dung
hoạt động:
Xây dựng,
hoàn thiện kết luận kiểm tra, kiến nghị xử lý đối với từng văn bản trái pháp
luật.
b) Đơn vị
thực hiện: Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
c) Thời
gian thực hiện: Tháng 10, 11/2019.
2.5.
Báo cáo Lãnh đạo Bộ và đề xuất giải pháp, hướng xử lý kết quả kiểm tra tình
hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào
tạo
a) Nội dung
hoạt động:
Báo cáo
Lãnh đạo Bộ xem xét, chỉ đạo nếu phát hiện những vấn đề hạn chế, bất cập, vướng
mắc trong quá trình triển khai thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật
trong lĩnh vực kiểm tra tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan
đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
b) Đơn vị
chủ trì: Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
c) Đơn vị
phối hợp: Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.
III. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Cục Kiểm
tra văn bản quy phạm pháp luật chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý xử lý vi phạm
hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ
chức thực hiện Kế hoạch này.
2. Trong
quá trình thực hiện Kế hoạch này, nếu gặp khó khăn, vướng mắc hoặc cần bổ sung
hoạt động để theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực kiểm tra tình
hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào
tạo, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm chủ trì, phối hợp
với Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật báo cáo
Thứ trưởng phụ trách Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật xem xét, chỉ
đạo./.