QUY CHẾ
BÌNH CHỌN “NHÀ GIÁO TIÊU BIỂU CỦA NĂM”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4996/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo)
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA
Việc bình chọn
“Nhà giáo tiêu biểu của năm” được thực hiện hằng năm nhằm ghi nhận, tôn vinh
các nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục có đóng góp đặc biệt xuất sắc,
tạo ra những chuyển biến tích cực, hiệu quả trong đơn vị, có sức lan tỏa trong
toàn ngành, qua đó tạo động lực thúc đẩy tinh thần đổi mới, sáng
tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trong cả nước, góp
phần thực hiện thành công đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
II. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng
bình chọn
Giáo viên, giảng
viên, cán bộ quản lý giáo dục thuộc các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, trường
chuyên biệt và các cơ sở giáo dục khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, bao gồm các cơ sở công lập và ngoài công lập (sau đây gọi
chung là nhà giáo).
2. Số lượng đề
cử tham gia bình chọn hằng
năm
a) Mỗi Sở Giáo
dục và Đào tạo: Đề cử không quá 05 nhà giáo đại diện cho các cấp học (mầm non, tiểu
học, trung học cơ sở, trung học phổ
thông, giáo dục thường xuyên), trong
đó không quá 01 cá nhân là cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.
b) Mỗi cơ sở
giáo dục đại học (kể cả các cơ sở giáo dục đại học là đơn vị thành viên thuộc
các đại học quốc gia, đại học vùng), trường cao đẳng sư phạm; đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Đề cử 01 nhà giáo (nếu có).
c) Công đoàn
Giáo dục Việt Nam, các cơ quan truyền thông, các đơn vị thuộc Cơ quan Bộ Giáo
dục và Đào tạo giới thiệu những tấm gương tiêu biểu, được phát hiện trong thực
hiện nhiệm vụ.
3. Số lượng “Nhà
giáo tiêu biểu của năm” được bình chọn và khen thưởng
a) Số lượng: 200
“Nhà giáo tiêu biểu của năm” do Hội đồng bình chọn của Bộ Giáo dục và Đào tạo
quyết định.
b) Khen thưởng:
“Nhà giáo tiêu biểu của năm” được nhận Bằng khen và quà tặng của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo, đồng thời được mời tham dự các hoạt động “Tri ân Nhà giáo”
vào tháng 11 hằng năm.
c) Nguồn kinh
phí khen thưởng: Từ nguồn ngân sách nhà nước và các nhà tài trợ.
III. NGUYÊN TẮC ĐỀ CỬ, BÌNH CHỌN
1. Bảo đảm công
khai, minh bạch, dân chủ và tự nguyện trong việc đề cử, bình chọn.
2. Tôn vinh các
nhà giáo tâm huyết với nghề, có nhiều đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy, hoạt
động giáo dục và quản lý học sinh sinh viên, được đồng nghiệp, người học tín
nhiệm. Ưu tiên đề cử, bình chọn các nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
IV. TIÊU CHUẨN ĐỀ CỬ, BÌNH CHỌN
1. Có phẩm chất
chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống giản dị, mẫu mực; chấp hành nghiêm
các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế
làm việc của đơn vị và tại
địa phương nơi cư trú.
2. Có tinh thần
trách nhiệm cao trong công việc và trong cuộc sống, được đồng nghiệp, người học
tín nhiệm; chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn,
khắc phục khó khăn để hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
3. Là tấm gương
điển hình, đạt thành tích tiêu biểu, sáng tạo trong năm học, góp phần tạo ra những
chuyển biến tích cực, hiệu quả trong
đơn vị, có sức lan tỏa tại địa phương và trong toàn ngành.
V. QUY TRÌNH ĐỂ CỬ, BÌNH CHỌN
1. Đối với các
Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Căn cứ điều
kiện thực tế của địa phương để xây dựng tiêu chuẩn, kế hoạch bình chọn, đề cử
nhà giáo, bảo đảm phù hợp đối với từng cấp học; tổ chức bình chọn, đề cử nhà
giáo, bảo đảm dân chủ, khách quan, đúng tiêu chuẩn, đúng đối tượng.
b) Công khai
danh sách đề cử được bình chọn trên Cổng Thông tin điện tử của Sở Giáo dục và
Đào tạo trong vòng 07 ngày làm việc trước khi gửi đề nghị về Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
2. Đối với các
cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm không trực thuộc Bộ Giáo dục và
Đào tạo
a) Xây dựng tiêu
chuẩn, kế hoạch và tổ chức bình chọn, đề cử nhà giáo đáp ứng tiêu chuẩn từ các
đơn vị thuộc và trực thuộc.
b) Công khai
danh sách đề cử được bình chọn trên Cổng Thông tin điện tử của đơn vị trong
vòng 07 ngày làm việc trước khi gửi báo cáo, đề xuất cơ quan quản lý cấp trên
trực tiếp để xét duyệt, gửi đề nghị về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Đối với các
đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Xây dựng tiêu chuẩn, kế hoạch và tổ chức bình
chọn, đề cử nhà giáo đáp ứng tiêu chuẩn từ các đơn vị thuộc và trực thuộc.
b) Công khai
danh sách đề cử được lựa chọn trên Cổng Thông tin điện tử của đơn vị trong vòng 07 ngày làm việc trước khi gửi đề
nghị về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Công đoàn
Giáo dục Việt Nam, các cơ quan truyền thông, các đơn vị thuộc Cơ quan Bộ Giáo
dục và Đào tạo giới thiệu những nhà giáo tiêu biểu đáp ứng tiêu chuẩn. Bộ Giáo
dục và Đào tạo công khai danh sách nhà giáo được giới thiệu trên Cổng Thông tin
điện tử của Bộ và của Báo Giáo dục và Thời đại trong vòng 07 ngày làm việc
trước khi tổ chức bình chọn.
5. Tổ chức bình
chọn tại Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thành lập Hội
đồng bình chọn của Bộ Giáo dục và Đào tạo do 01 Thứ trưởng làm Chủ tịch Hội
đồng; các ủy viên Hội đồng là người đứng đầu các đơn vị: Công đoàn Giáo dục
Việt Nam, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Vụ Giáo dục Mầm non, Vụ Giáo
dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học, Vụ Giáo dục thường xuyên, Vụ Giáo dục Đại
học, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Vụ Thi đua - Khen thưởng, Văn phòng,
Báo Giáo dục và Thời đại. Hội đồng có tổ Thư ký giúp việc do Chủ tịch Hội đồng
quyết định thành lập.
Vụ Thi đua -
Khen thưởng là đơn vị đầu mối, có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề cử, cùng Tổ
thư ký tổng hợp, rà soát, phân loại hồ sơ theo cấp học để báo cáo Hội đồng.
Trên cơ sở các
hồ sơ đề cử nhận được, Hội đồng bình chọn xem xét, lựa chọn 200 “Nhà giáo tiêu
biểu của năm”, bảo đảm tỷ lệ cân đối cho từng cấp học (mỗi cấp học khoảng 30
nhà giáo, trong đó cán bộ quản lý cơ sở giáo dục không vượt quá 10%, tương đương
không quá 3 nhà giáo/1 cấp học và ưu tiên xem xét tối đa 20 cá nhân trong số
các nhà giáo do Công đoàn Giáo dục Việt Nam, các cơ quan truyền thông, các đơn
vị thuộc Cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo giới thiệu).
VI. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ BÌNH CHỌN
1. Hồ sơ đề nghị
bình chọn gồm:
a) Công văn đề
cử của các cơ quan, đơn vị;
b) Bản tóm tắt
thành tích của từng cá nhân được đề cử, trong đó nêu rõ những việc làm cụ thể,
thành tích đặc biệt xuất sắc đã đạt được trong năm học và minh chứng (theo mẫu
gửi kèm).
2. Thời gian gửi
hồ sơ: Trước ngày 30 tháng 8 hằng năm. Nơi nhận: Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ
Thi đua - Khen thưởng), 35 Đại Cồ Việt, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Trong quá trình
thực hiện Quy chế này, nếu có khó khăn vướng mắc cần làm rõ đề nghị liên hệ với Vụ Thi đua - Khen thưởng,
Bộ Giáo dục và Đào tạo qua email: vutdkt@moet.gov.vn để phối hợp xử lý./.
Mẫu tóm tắt thành tích
TÊN
CƠ QUAN ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Ảnh
màu 4 x 6 | BẢN TÓM TẮT THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ BÌNH CHỌN “NHÀ GIÁO
TIÊU BIỂU CỦA NĂM” Năm học... |
I. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ BẢN THÂN
1. Họ và tên:……………………………………………………..
Giới tính : …………………….
2. Ngày, tháng năm sinh: …………………………………………………………………………
3. Nơi công tác: ……………………………………………………………………………………
4. Chức vụ hiện tại: ……………………………………………………………………………….
5. Trình độ, chuyên ngành đào tạo: …………………………………………………………….
6. Học hàm, học vị: ……………………………………………………………………………….
7. Số căn cước công dân hoặc chứng minh
thư: ……………………………………………..
8. Điện thoại liên hệ: ………………………………Địa chỉ email cá nhân: …………………..
II. TÓM TẮT THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
1. Sơ lược thành tích của tập thể (áp dụng
đối với người đứng đầu)
2. Nêu bật thành tích nổi trội, đặc biệt
xuất sắc (kèm minh chứng)