KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THÔNG TƯ SỐ 07/2020/TT-BTP NGÀY 21 THÁNG 12 NĂM 2020
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HƯỚNG DẪN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA SỞ TƯ
PHÁP THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH, PHÒNG TƯ PHÁP THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP
HUYỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 496/QĐ-BTP ngày 29tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Ngày 21 tháng 12 năm 2020, Bộ trưởng Bộ Tư
pháp đã ban hành Thông tư số 07/2020/TT-BTP hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi là Thông tư số 07/2020/TT-BTP), Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 02 năm 2021. Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện
Thông tư số 07/2020/TT-BTP như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mụcđích
a) Phổ biến, quán triệt đầy đủ nội dung Thông tư số 07/2020/TT-BTP đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tư
pháp, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và công chức Tư pháp - Hộ tịch (sau đây
gọi là các cơ quan tưpháp địaphương) về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan tư pháp địa phương.
b) Kịp thời củng cố, kiện toàn về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan
tư pháp địa phương theo hướng dẫn của Thông tư số 07/2020/TT-BTP và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp theo các tiêu chí quy
định tại Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm
2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Nghị định số 107/2020/NĐ-CP),
Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của
Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Nghị định số 108/2020/NĐ-CP), tạo sự chuyển biến cơ bản cho việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
của Bộ, ngành Tư pháp.
2. Yêu cầu
a) Xác định cụ thể nội dung công việc,
tiến độ, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có
liên quan trong việc triển khai Thông tư số 07/2020/TT-BTP.
b) Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan có liên quan và điều kiện bảo đảm cho việc triển khai Thông tư số 07/2020/TT-BTP.
c) Kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức
thực hiện Thông tư số
07/2020/TT-BTP bảo đảm tiến độ, hiệu quả.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Quán triệt
triển khai thực hiện Thông tư số 07/2020/TT-BTP
1.1.
Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Thông tư
số 07/2020/TT-BTP
a) Xây dựng kế hoạch và công văn hướng dẫn
của Bộ Tư pháp về triển khai thực hiện Thông tư số 07/2020/TT-BTP trong
phạm vi toàn quốc
- Đơn vị chủ trì: Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư
pháp.
- Đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Bộ Tư
pháp, một số Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Thời gian hoàn thành: Quý I/2021.
- Kinh phí thực hiện: Nguồn kinh phí của Bộ Tư pháp.
b) Xây dựng kế hoạch (hoặc văn bản chỉ đạo) và tổ chức triển khai thực hiện Thông tư số 07/2020/TT-BTP trong phạm vi các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp xây dựng kế hoạch và trình Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
- Đơn vị phối hợp: Sở Nội vụ, Văn phòng Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan.
- Thời gian hoàn thành: Tháng 04/2021.
- Kinh phí thực hiện: Nguồn kinh phí của
địa phương.
1.2.
Phổ biến, quán triệt nội dung của Thông
tư số 07/2020/TT-BTP
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp tham mưu, đề xuất giúp Ủy
ban nhân dân cùng cấp phổ biến, quán triệt nội dung của Thông tư số 07/2020/TT-BTP đến công chức, viên chức
của các cơ quan tư pháp địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tư pháp địa phương.
- Đơn vị phối hợp: Sở Tài chính, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan.
- Thời gian hoàn thành: Quý I/2021.
- Kinh phí thực hiện: Nguồn kinh phí của
địa phương.
2. Quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan tư pháp địa phương
theo hướng dẫn của Thông tư số 07/2020/TT-BTP, Nghị định số 107/2020/NĐ-CP và
Nghị định số 108/2020/NĐ-CP
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp xây dựng đề án, quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp gửi Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định.
- Đơn vị phối hợp: Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian hoàn thành: Quý II-III/2021.
- Kinh phí thực hiện: Nguồn kinh phí của địa phương.
3. Hướng dẫn,
thực hiện kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị
sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp
3.1.
Xây dựng, trình cấp có thẩm
quyền ban hành các quy định về đơn vị sự nghiệp công lập ngành Tưpháp
- Đơn vị chủ trì: Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Bộ Tư
pháp. Sở Tư pháp các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương.
- Sản phẩm: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành, Danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc ngành Tư pháp; Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của
ngành Tư pháp giai đoạn
2021-2030; Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn về tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp
nhất, giải thể các đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc Bộ, ngành Tư pháp; Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
hướng dẫn về thành lập, tổ
chức và hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ,
ngành Tư pháp và Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành quy định tiêu chuẩn,
điều kiện bổ nhiệm, miễn
nhiệm các thành viên Hội đồng quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản lý
trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, ngành Tư pháp
- Thời gian hoàn thành: Theo Quyết định số 2661/QĐ-BTP ngày
31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch của Bộ Tư pháp thực hiện
Nghị định số 101/2020/NĐ-CP, Nghị định số 120/2020/NĐ-CP, Nghị định số
62/2020/NĐ-CP, Nghị định số 106/2020/NĐ-CP (sau đây gọi là Quyết định số
2661/QĐ-BTP).
- Kinh phí thực hiện: Nguồn kinh phí của Bộ Tư pháp.
3.2.
Thực hiện kiện toàn chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công
lập thuộc SởTư pháp
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp đề xuất, xây dựng phương án kiện toàn các tổ chức sự
nghiệp thuộc Sở Tư pháp để gửi Sở Nội vụ và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
- Đơn vị phối hợp: Các đơn vị có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Thời gian hoàn thành: Năm 2021.
- Kinh phí thực hiện: Nguồn kinh phí của
địa phương.
4. Xây dựng đề án vị
trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cấp huyện
và Đề án vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp
theo quy định làm cơ sở cho việc kiện toàn, quản lý và sử dụng hiệu quả đội ngũ
cán bộ các cơ quan tư pháp địa phương
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp xây dựng đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức để gửi Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt
theo quy định.
Sở Tư pháp chỉ đạo xây dựng đề án vị trí
việc làm trong các đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc Sở để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt theo quy định.
- Đơn vị phối hợp: Các đơn vị liên quan
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
- Thời gian hoàn thành: Năm 2021-2022 (sau
khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành các thông tư hướng dẫn về định mức biên chế công chức, định mức số lượng người
làm việc và vị trí việc làm công chức, viên chức thuộc ngành Tư pháp).
- Kinh phí thực hiện: Nguồn kinh phí của địa phương.
5. Hoàn thiện các
quy chế, quy định về chế độ làm việc và mối quan hệ công tác của các cơ quan tư
pháp địa phương
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp ban hành các quy chế làm việc nội bộ của Sở; Sở Tư pháp, Phòng
Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ban hành quy chế phối hợp liên ngành theo quy định và phân cấp
tại địa phương.
- Đơn vị phối hợp: Các đơn vị liên quan
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Thời gian hoàn thành: Năm 2021.
- Kinh phí thực hiện: Nguồn kinh phí của
địa phương.
6. Theo dõi, kiểm
tra việc thực hiện Thông tư số 07/2020/TT-BTP
6.1.
Rà soát và báo cáo Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ về tình hình thực hiện chức năng,
nhiệm vụ, tổ chức cán bộ của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và công chức Tư pháp -
Hộ tịch cấp xã, tổ chức cán bộ pháp chế của các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực
hiện.
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan chuyên môn,
đơn vị khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm (trước
ngày 30/11, lồng ghép trong Báo cáo công tác tư pháp năm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
- Kinh phí thực hiện: Nguồn kinh phí của
địa phương.
6.2.
Theo dõi, hướng dẫn, giải đáp những vướng mắc trong quá trình triển khai thực
hiện Thông tư số 07/2020/TT-BTP
- Đơn vị chủ trì: Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư
pháp tổng hợp các đề xuất,
kiến nghị của các cơ quan tư pháp địa phương và giải đáp, hướng dẫn theo thẩm quyền; chủ động theo dõi để
kịp thời phát hiện những khó khăn,
vướng mắc trong quá trình kiện toàn tổ chức cán bộ các cơ quan tư pháp địa
phương để giải quyết hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Bộ Tư
pháp.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Kinh phí thực hiện: Nguồn kinh phí của
Bộ Tư pháp.
6.3.
Thực hiện chế độ kiểm tra, theo dõi, đánh giá việc thực hiện Thông tư số
07/2020/TT-BTP; kiểm tra việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ quyền hạn của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, thực hiện quy
định về vị trí việc làm công chức, viên chức nghiệp
vụ chuyên ngành thuộc ngành Tư pháp, vị trí việc làm lãnh đạo, quản
lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Tư pháp
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp kiểm tra,
đánh giá trong phạm vi toàn quốc; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực
hiện việc kiểm tra, đánh giá trong phạm vi địa phương.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Nội vụ.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kinh phí thực hiện: Nguồn kinh phí của
Bộ Tư pháp và của địa phương.
6.4.
Tổ chức sơ kết, tổng
kết việc thực hiện Thông tư số07/2020/TT-BTP
- Đơn vị chủ trì: Vụ Tổ chức cán bộ tham
mưu Bộ Tư pháp tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Thông tư số 07/2020/TT-BTP trong phạm
vi toàn quốc.
Sở Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Thông tư số 07/2020/TT-BTP trong phạm vi địa
phương.
- Đơn vị phối hợp: Các đơn vị khác thuộc
Bộ Tư pháp, các đơn vị liên quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Theo hướng dẫn của
Bộ Tư pháp.
- Kinh phí thực hiện: Nguồn kinh phí của
Bộ Tư pháp và của địa phương.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có
liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này: hướng dẫn việc thực hiện Kế hoạch và kịp thời báo cáo Lãnh đạo Bộ giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm phối hợp với
Vụ Tổ chức cán bộ, các đơn vị khác có liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
trong Kế hoạch này.
3. Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có trách nhiệm tham mưu Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh và phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính và đơn vị liên quan để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch này tại địa phương.
4. Cục Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ có
trách nhiệm bố trí kinh phí
do triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.