KẾ HOẠCH
XÂY DỰNG ĐỀ
ÁN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA THU HÚT, TRỌNG DỤNG NHÂN TÀI
(Kèm theo
Quyết định số 470/QĐ-BNV ngày 05/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
Thực hiện
nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 24/10/2018 của
Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số
26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tập trung xây
dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và
uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Kế hoạch số 10-KH/TW ngày 06/6/2018 của Bộ Chính
trị thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch xây dựng Đề
án Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài (sau đây viết tắt là Đề án)
với các nội dung như sau:
I. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục
đích
a) Nghiên
cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách, giải pháp cụ thể để
hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chính sách nhân tài; tạo cơ
sở pháp lý cho việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng để thu hút, trọng dụng nhân
tài tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị từ Trung
ương đến cơ sở;
b) Việc tổ
chức xây dựng Đề án bảo đảm tính khách quan, đúng quan điểm, đường lối của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm chất lượng và tiến độ thời gian;
c) Các giải
pháp, đề xuất từ Đề án phải có tính khả thi, có sự phân công nhiệm vụ chủ trì,
nhiệm vụ phối hợp rõ ràng giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên cơ sở chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Yêu
cầu
a) Đề án
trình Thủ tướng Chính phủ phải đánh giá toàn diện, khách quan về thực trạng
chính sách pháp luật hiện có của Nhà nước liên quan đến thu hút, trọng dụng
nhân tài; đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện có hiệu quả chính sách
đối với người tài tham gia vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong
hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở;
b) Thành
viên Ban chỉ đạo, Tổ biên tập đề cao trách nhiệm, nắm vững quan điểm, đường
lối, chính sách, mục tiêu, yêu cầu, chủ động thực hiện các nội dung của Kế
hoạch bảo đảm thời gian, tiến độ xây dựng Đề án;
c) Phân
công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên Ban chỉ đạo, Tổ biên tập làm cơ sở để tăng
cường sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.
II. CÁC
NHIỆM VỤ CỤ THỂ
STT | Nội dung công việc | Thời gian thực hiện | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp |
1 | Tổ chức Hội thảo tại Thừa Thiên Huế để công bố quyết định thành lập Ban
chỉ đạo, Tổ biên tập; tham luận về chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài và
tham gia ý kiến vào dự thảo đề cương Đề án, phân công trách nhiệm thành viên
(kinh phí lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ của Viện Khoa
học tổ chức Nhà nước) | Trong tháng 6/2019 | Bộ Nội vụ (Viện Khoa học tổ chức Nhà nước; Vụ Công chức - Viên
chức) | UBND tỉnh Thừa Thiên Huế |
2 | - Gửi dự thảo Đề án xin ý kiến thành viên Ban chỉ đạo, Tổ biên tập - Có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương báo cáo về tình hình thực
hiện thu hút, trọng dụng nhân tài | Tháng 6/2019 | Bộ Nội vụ | |
3 | Tổng hợp ý kiến thành viên và báo cáo của bộ, ngành, địa phương để hoàn
thiện dự thảo Đề án, Tờ trình và chuẩn bị tài liệu tổ chức Hội thảo | Tháng 6 - 7/2019 | Tổ biên tập | |
4 | Tổ chức khảo sát tại 03 đơn vị: Long An, Đà Nẵng, Hải Phòng | Tháng 7/2019 | Ban chỉ đạo | UBND tỉnh Long An; thành phố Đà Nẵng, Hải Phòng |
5 | Tổ chức Hội thảo tại tỉnh Hải Dương (kinh phí thực hiện từ kinh phí xây
dựng Đề án) | Tháng 8/2019 | Bộ Nội vụ (Viện Khoa học tổ chức Nhà nước; Vụ Công chức - Viên chức) | UBND tỉnh Hải Dương |
6 | Tổng hợp báo cáo; kết quả Hội thảo để bổ sung, điều chỉnh dự thảo Đề án
chi tiết, dự thảo Tờ trình để gửi xin ý kiến tham gia của một số bộ, ngành,
địa phương | Tháng 8/2019 | Tổ biên tập | |
7 | - Tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành, địa phương; - Họp Ban chỉ đạo, Tổ biên tập (lần 2) để tham gia ý kiến, hoàn thiện dự
thảo Đề án, Tờ trình | Tháng 9/2019 | Ban chỉ đạo | |
8 | Gửi Tờ trình kèm theo Đề án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt | Tháng 10/2019 | Bộ Nội vụ | |
III. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Vụ
Công chức - Viên chức
a) Làm
thường trực giúp Ban chỉ đạo đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện; phối
hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch;
b) Phối hợp
với các đơn vị, địa phương có liên quan để tổ chức các Hội thảo, tổ chức đoàn
khảo sát;
c) Tổng
hợp, báo cáo của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; ý kiến tại Hội thảo; ý kiến tham
gia của các bộ, ngành, địa phương để hoàn thiện dự thảo Đề án, dự thảo Tờ trình
báo cáo Lãnh đạo Bộ Nội vụ xem xét, quyết định.
2. Văn
phòng Bộ Nội vụ
Chủ trì,
phối hợp với Vụ Công chức - Viên chức, Vụ Kế hoạch - Tài chính xây dựng dự toán
kinh phí; bố trí phương tiện và các điều kiện cần thiết để bảo đảm thực hiện có
hiệu quả các nội dung Kế hoạch đề ra.
3. Viện
Khoa học tổ chức Nhà nước
Chủ trì,
phối hợp với Vụ Công chức - Viên chức tổ chức các Hội thảo khoa học về các nội
dung xây dựng Đề án.
4. Các
bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Có trách
nhiệm xây dựng báo cáo về tình hình thực hiện, chính sách thu hút, trọng dụng
nhân tài theo đề nghị của Bộ Nội vụ;
b) Tạo điều
kiện để cán bộ, công chức của đơn vị tham gia làm thành viên Ban chỉ đạo, Tổ
biên tập thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đề án có hiệu quả;
c) Phối hợp
với Ban chỉ đạo tổ chức Hội thảo, tổ chức khảo sát trong quá trình xây dựng Đề
án theo đề nghị của Ban chỉ đạo.
5. Nguồn
kinh phí
Bố trí từ
nguồn kinh phí xây dựng Đề án đã được cấp cho Bộ Nội vụ. Huy động nguồn lực từ
bên ngoài để bảo đảm kinh phí triển khai Kế hoạch này. Nội dung và định mức chi
thực hiện theo quy định hiện hành.
Trong quá
trình triển khai Kế hoạch, nếu có những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung, Trưởng
Ban chỉ đạo sẽ xem xét, điều chỉnh cho phù hợp, bảo đảm tiến độ đề ra./.