DANH MỤC THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THUỘC
PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 384/QĐ-BTC ngày 23 tháng 3 năm 2020 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính)
PHẦN I - DANH
MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Danh mục thủ
tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài
chính
STT | Số
hồ sơ TTHC | Tên
thủ tục hành chính | Tên
VB QPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế | Lĩnh
vực | Cơ
quan thực hiện |
1 | | Đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam của doanh
nghiệp dịch vụ kế toán nước ngoài | - Luật kế toán số 88/2015/QH13
ngày 20/11/2015; - Nghị định số 174/2016/NĐ-CP
ngày 30/12/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán; - Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày
07/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư,
kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính. | Kế
toán | Cục Quản lý Giám sát Kế toán, Kiểm toán |
2 | | Đăng ký tham gia kiểm toán cho
đơn vị có lợi ích công chúng | + Luật Kiểm toán độc lập số
67/2011/QH12 ngày 29/3/2011. + Nghị định số 17/2012/NĐ-CP
ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật kiểm toán độc lập. + Nghị định 84/20016/NĐ-CP
ngày 01/7/2016 của Chính phủ về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên
hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích
công chúng + Nghị định 151/2018/NĐ-CP
ngày 7/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định về
điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính. + Thông tư số 183/2013/TT-BTC
ngày 04/12/2013 của Bộ Tài chính về kiểm toán độc lập đối với đơn vị có lợi
ích công chúng. | Kiểm
toán | Cục
Quản lý, Giám sát kế toán, kiểm toán |
PHẦN II - NỘI
DUNG CHI TIẾT TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI CHÍNH
1. Thủ tục đề nghị cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam
của doanh nghiệp dịch vụ kế toán nước ngoài
Trình
tự thực hiện: | -
Bước 1: Nộp hồ sơ. -
Bước 2: Thẩm định hồ sơ: Bộ Tài chính (Cục QLKT) tiếp nhận hồ sơ và thẩm định
hồ sơ. -
Bước 3: cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên
giới. Trường hợp từ chối, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý
do |
Cách
thức thực hiện: | Nộp hồ sơ
trực tiếp tại trụ sở Bộ Tài chính hoặc qua đường bưu điện. |
Thành
phần, số lượng hồ sơ: | *
Thành phần hồ sơ, bao gồm: (1)
Tài liệu chứng minh về việc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước
ngoài được phép cung cấp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật của nước
nơi doanh nghiệp dịch vụ kế toán nước ngoài đặt trụ sở chính; (2)
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán do Bộ Tài chính cấp
cho các kế toán viên hành nghề trong đó có người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp; *
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) |
Thời
hạn giải quyết: | 15 ngày kể
từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. |
Đối
tượng thực hiện thủ tục hành chính: | Doanh
nghiệp dịch vụ kế toán nước ngoài. |
Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: | Bộ Tài
chính |
Kết quả
thực hiện thủ tục hành chính | Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới. |
Phí, lệ
phí (nếu có) | 4.000.000 |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có
và đề nghị đính kèm): | |
Yêu
cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): | Giấy chứng
nhận đủ điều kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới cấp cho các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài có đủ các điều kiện theo quy
định tại Điều 34 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán và sửa đổi, bổ sung tại Điều 2
Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018. |
Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính: | -
Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015. -
Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật kế toán. -
Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 7/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ Tài chính. |
2.
Thủ tục Đăng ký tham gia kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng
Trình
tự thực hiện: | Doanh
nghiệp kiểm toán có nhu cầu tham gia kiểm toán cho các đơn vị có lợi ích công
chúng nộp 01 bộ hồ sơ cho Bộ Tài chính từ ngày 01/10 đến ngày 20/10 hàng năm. |
Cách
thức thực hiện: | Trực tiếp
tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước (Bộ Tài chính). |
Thành phần, số lượng hồ sơ: | *
Thành phần hồ sơ, bao gồm: 1.
Đơn đăng ký thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng (theo mẫu
tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 84/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016). 2.
Tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích
công chúng phải đủ điều kiện sau đây: 2.1.
Danh sách kiểm toán viên hành nghề đề nghị chấp thuận, trong đó nêu rõ thời
gian (số tháng) thực tế hành nghề kiểm toán tại Việt Nam tính từ ngày được cơ
quan có thẩm quyền xác nhận đủ Điều kiện hành nghề kiểm toán. 2.2.
Báo cáo tình hình tài chính và tình hình hoạt động của tổ chức kiểm toán
trong năm trước liền kề, bao gồm: a)
Báo cáo tài chính đã được kiểm toán; b)
Danh sách báo cáo kiểm toán theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 hoặc Điểm c
Khoản 2 Điều 5 Nghị định 84/2016/NĐ-CP ngày
01/7/2016; c)
Tình hình tổ chức, hoạt động và kinh nghiệm kiểm toán của kiểm toán viên hành
nghề và tổ chức kiểm toán; d)
Các vi phạm pháp luật bị xử lý vi phạm hành chính của tổ chức kiểm toán (nếu
có); đ) Các
biến động lớn trong năm tài chính ảnh hưởng đến tổ chức, hoạt động và kết quả
hoạt động kinh doanh của tổ chức kiểm toán (như tăng, giảm thành viên góp
vốn; tăng, giảm vốn Điều lệ); e)
Các biến động lớn trong năm liên quan đến kiểm toán viên hành nghề (như tăng,
giảm kiểm toán viên hành nghề, các vi phạm đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán
viên hành nghề); Trường hợp
đăng ký từ lần thứ hai trở đi, tổ chức kiểm toán không phải nộp các tài liệu
quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 9 Nghị định 84/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 nếu
không có thay đổi so với lần đăng ký gần nhất. * Số lượng
hồ sơ: 02 bộ |
Thời
hạn giải quyết: | - Tổ
chức kiểm toán có nhu cầu tham gia kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng
nộp hồ sơ đăng ký cho Bộ Tài chính từ ngày 01/10 đến ngày 20/10. - Trường hợp hồ sơ chưa đúng theo quy định thì Bộ Tài chính yêu
cầu tổ chức kiểm toán hoàn thiện hồ sơ trước ngày 05/11. - Trường hợp không chấp thuận thì trong thời hạn 10 ngày kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ Bộ Tài chính có văn bản trả lời nêu rõ lý do không chấp
thuận. - Bộ Tài chính công bố công khai danh sách tổ chức kiểm toán và
danh sách kiểm toán viên hành nghề của tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm
toán cho đơn vị có lợi ích công chúng trước ngày 15/11. |
Đối
tượng thực hiện thủ tục hành chính: | Doanh
nghiệp kiểm toán. |
Cơ
quan thực hiện thủ tục hành chính: | Bộ Tài
chính. |
Kết
quả thực hiện thủ tục hành chính: | Danh
sách tổ chức kiểm toán và danh sách kiểm toán viên hành nghề của tổ chức kiểm
toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng. |
Phí,
Lệ phí (nếu có): | Không |
Tên
mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm): | Phụ
lục 01 kèm theo 84/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 |
Yêu
cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): | 1. Điều kiện đối với tổ chức kiểm toán được
chấp thuận: 1. Tổ
chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công
chúng phải có đủ các Điều kiện sau đây: a) Có vốn Điều lệ hoặc vốn được cấp (đối với chi nhánh doanh
nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam) từ 6 tỷ đồng trở lên và phải thường
xuyên duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không thấp hơn 6 tỷ
đồng; b) Có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 10 người trở lên,
trong đó có Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, có đủ các tiêu chuẩn quy định tại
Điều 6 Nghị định 84; c) Có thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tối thiểu là 24
tháng tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận danh sách đăng ký hành
nghề kiểm toán lần đầu hoặc từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện
kinh doanh dịch vụ kiểm toán lần đầu đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện
kiểm toán; d) Đã phát
hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm cho tối thiểu 200 đơn vị được
kiểm toán tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm nộp hồ
sơ đăng ký. 2. Tổ chức
kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công
chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán, ngoài việc phải đáp ứng các Điều kiện quy
định tại các Điểm b Khoản 1 Điều này, phải có đủ các Điều kiện sau đây: a)
Có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 15 người trở lên, trong đó có Giám đốc
hoặc Tổng Giám đốc, có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 của Nghị định
84/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016; b)
Có thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tối thiểu là 24 tháng tính từ
ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận danh sách đăng ký hành nghề kiểm
toán lần đầu hoặc từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh
dịch vụ kiểm toán lần đầu đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán; c)
Đã phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm cho tối thiểu 250 đơn
vị được kiểm toán tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm
nộp hồ sơ đăng ký. 2. Tiêu
chuẩn đối với kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận: -
Có tên trong danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán được Bộ Tài chính xác
nhận, công khai; - Có ít
nhất 24 tháng thực tế hành nghề kiểm toán tại Việt Nam tính từ ngày được cơ
quan có thẩm quyền xác nhận đủ điều kiện hành nghề kiểm toán đến ngày nộp hồ
sơ đăng ký thực hiện kiểm toán. |
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: | - Luật Kiểm toán độc
lập số 67/2011/QH12 ngày 29/3/2011. -
Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập. -
Nghị định 84/20016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về tiêu chuẩn, điều
kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm
toán cho đơn vị có lợi ích công chúng -
Nghị định 151/2018/NĐ-CP ngày 7/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Tài chính. - Thông tư số 183/2013/TT-BTC ngày 04/12/2013 của Bộ
Tài chính về kiểm toán độc lập đối với đơn vị có lợi ích công chúng. |
PHỤ
LỤC
(Kèm theo Nghị
định số 84/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do
- Hạnh phúc
________________________
ĐƠN ĐĂNG KÝ THỰC
HIỆN KIỂM TOÁN CHO ĐƠN VỊ CÓ LỢI ÍCH CÔNG CHỦNG
Năm
...
Kính
gửi:..................................................................
1. Tên Công
ty:............................................................................................................
2. Địa chỉ:.....................................................................................................................
3. Điện thoại:........................... Fax:..................................... Email:............................
4. Loại hình
doanh nghiệp (TNHH, hợp danh, tư nhân).......................................
5. Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư)
số: ...... ngày: ....... do (tên cơ quan): ……… cấp
6. Giấy chứng nhận đủ Điều
kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán số: .... ngày do: ....... cấp
7. Thời gian hoạt động kiểm
toán tại Việt Nam (tính đến ngày nộp đơn): ... tháng
8. Vốn Điều lệ, vốn chủ sở hữu
trên Bảng cân đối kế toán tại thời Điểm kết thúc năm tài chính gần nhất (hoặc
vốn chủ sở hữu thực góp tại thời Điểm đăng ký): ...................
9. Số lượng kiểm toán viên
hành nghề đề nghị chấp thuận: ... người.
10. Số lượng báo cáo kiểm toán
về báo cáo tài chính năm đã phát hành từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30
tháng 9 năm nộp hồ sơ: ………………
Công ty ... có đăng ký thực hiện kiểm toán cho
đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán không?
󠄁 Có.
󠄁 Không.
Công ty và các kiểm toán viên hành nghề của Công
ty có đủ tiêu chuẩn và Điều kiện theo quy định tại Nghị định số .../2016/NĐ-CP
ngày .../.../2016 của Chính phủ về tiêu chuẩn, Điều kiện đối với kiểm toán viên
hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích
công chúng.
Các tài liệu gửi kèm theo đơn, gồm:
(1) Danh sách kiểm toán viên
hành nghề đề nghị chấp thuận.
(2) Báo cáo tình hình tài chính
và tình hình hoạt động kinh doanh của tổ chức kiểm toán trong năm trước, bao
gồm:
a) Báo cáo tài chính năm... đã
được kiểm toán;
b) Danh sách báo cáo kiểm toán
báo cáo tài chính đã phát hành tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30
tháng 9 năm nộp hồ sơ đăng ký;
c) Danh sách báo cáo kiểm toán
(hoặc báo cáo soát xét) báo cáo tài chính đã phát hành cho đơn vị có lợi ích
công chúng tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm nộp hồ sơ
đăng ký (đối với tổ chức kiểm toán đã được chấp thuận trong năm nộp hồ sơ);
d) Tình hình tổ chức, hoạt động
và kinh nghiệm kiểm toán của kiểm toán viên hành nghề và tổ chức kiểm toán;
đ) Các vi phạm pháp luật của tổ chức kiểm toán
(nếu có);
e) Các biến động lớn trong năm
tài chính ảnh hưởng đến tổ chức, hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của
tổ chức kiểm toán;
g) Các biến động lớn trong năm liên quan đến
kiểm toán viên hành nghề (do tăng, giảm kiểm toán viên hành nghề, các vi phạm đạo
đức nghề nghiệp của kiểm toán viên hành nghề...).
Công ty cam kết rằng các thông tin cung cấp
trong đơn này và các tài liệu kèm theo là đúng sự thật. Nếu sai Công ty xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Đề nghị cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận.
...., ngày ... tháng...
năm ...
Giám đốc Công ty
(Chữ ký, họ và
tên, đóng dấu)