KẾ
HOẠCH
Kiểm
tra, rà soát, hệ thống hoá
văn bản quy phạm pháp luật
năm 2022 của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch
(Kèm theo
Quyết định số 3279/QĐ-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2021
của
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch)
Thực hiện Nghị định số
34/2016/NĐ-CP ngày 12/5/2016 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2022, cụ thể như sau:
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Tự kiểm tra văn
bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành;
kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành, địa phương ban hành có liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm phát hiện những văn bản có dấu hiệu trái pháp luật
hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội,
tìm nguyên nhân và kiến nghị xử lý, kịp thời chấn chỉnh và khắc phục những tồn
tại nhằm hoàn thiện hệ thống phát luật của ngành.
- Thường xuyên rà soát, hệ thống hoá, kịp thời phát hiện những
văn bản còn chồng chéo, không còn phù hợp với thực tiễn để kiến nghị xây dựng,
sửa đổi, bổ sung; định kỳ lập danh mục văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh
vực văn hoá, gia đình, thể dục,
thể thao và du lịch còn hiệu lực, hết hiệu lực pháp
luật.
- Thực hiện kiểm tra, rà
soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm
pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo chuyên
đề hoặc theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.
- Việc kiểm tra, rà
soát, hệ thống hoá được thực hiện đúng quy
định của pháp luật; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện việc tự kiểm tra, kiểm tra, rà soát,
hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp
luật.
II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Tiếp
tục hoàn thiện thể chế về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản
quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao
và du lịch
Tiếp tục triển khai các quy định có liên quan của Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 và các văn bản quy phạm pháp
luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các Luật trên.
2. Kiểm
tra việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
2.1. Công
tác tự kiểm tra:
- Các cơ quan, đơn vị thuộc
Bộ tổ chức tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, đơn vị mình được
giao chủ trì soạn thảo.
- Vụ Pháp
chế làm đầu mối thực hiện tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm
quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch theo quy định của
pháp luật, đôn đốc các cơ quan, đơn vịthuộc Bộ, Sở Văn hoá,
Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Du
lịch; Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tự kiểm tra các văn bản quy
phạm pháp luật do cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo.
-
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Du lịch;
Sở Văn hóa, Thông tin, Thể
thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai tự kiểm
tra, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tự kiểm tra các văn bản quy
phạm pháp luật do mình tham mưu trình Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh ban hành theo thẩm quyền khi có yêu cầu của Bộ.
2.2. Công
tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền:
a) Các cơ
quan, đơn vị thuộc Bộ: Chủ động phối hợp với Vụ Pháp chế lập kế hoạch, tổ chức
các Đoàn kiểm tra việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh
vực cơ quan, đơn vị mình được giao tham mưu quản lý nhà nước tại địa phương.
b) Vụ Pháp
chế: Là đầu mối chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và huy động
sự tham gia của chuyên gia, cộng tác viên để tổ chức kiểm tra, thực hiện kiểm
tra theo thẩm quyền:
-
Kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, gia
đình, thể dục, thể thao và du lịch do các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh ban hành gửi đến Vụ Pháp chế theo quy định, kịp thời phát hiện các
văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, kiến nghị xử lý những văn bản trái pháp
luật đó.
- Kiểm tra, xử lý
các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch do các bộ,
ngành, Ủy ban nhân dân, Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh ban hành theo các nguồn thông tin khác (theo phản ánh của tổ chức, cá nhân, các phương tiện thông tin
đại chúng...); tập trung kiểm tra, kiến nghị xử lý các văn bản có dấu hiệu trái
pháp luật do các tổ chức, cá nhân hoặc phương tiện thông tin đại chúng cung
cấp, phản ánh hoặc khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá
nhân phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật.
-
Kiểm tra theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ; theo đề nghị của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ hoặc theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ.
-
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc
Bộ tổ chức các Đoàn kiểm tra công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện
các quy định pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du
lịch tại một số địa phương:
+ Thành phần tham gia các
Đoàn kiểm tra gồm: Lãnh đạo Vụ Pháp chế làm trưởng đoàn; chuyên viên phụ trách
công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; chuyên viên của Vụ Pháp chế hoặc
của các đơn vị phối hợp là thành viên. Trong trường hợp cần thiết, có thể mời
chuyên gia và cộng tác viên tham gia Đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Có thể kết hợp các Đoàn kiểm tra với Đoàn công tác theo dõi, đánh giá việc thi
hành pháp luật và một số Đoàn công tác tại các địa phương để bảo đảm tiết kiệm
kinh phí và nâng cao hiệu lực công tác kiểm tra.
+ Hình thức thực hiện: Kiểm
tra tại cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành; tổ chức toạ đàm
về công tác kiểm tra và tự kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật tại địa
phương. Các buổi toạ đàm có thể tổ chức tại cơ sở; trường hợp kiểm tra, phát
hiện các văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật hoặc qua kiểm
tra phát hiện những vấn đề khó khăn, phức tạp, Vụ Pháp chế chủ trì tổ chức họp
hoặc toạ đàm tại trụ sở cơ quan Bộ.
+ Các địa phương được chọn để
tiến hành kiểm tra: Dự kiến tiến hành kiểm tra từ 05 đến 10 tỉnh, thành phố
trong cả nước.
b) Sở Văn
hoá, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thông
tin, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
-
Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm
quyền; thành lập Đoàn kiểm tra việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp
luật trong lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo thẩm
quyền tại địa phương.
-
Thực hiện gửi văn bản quy phạm pháp luật của địa
phương có liên quan đến lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du
lịch hoặc văn bản do Sở chủ trì soạn thảo, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành
ngay sau khi văn bản được ký ban hành
về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Vụ Pháp chế) để tổ chức kiểm tra theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật trong lĩnh vực được giao.
2.3. Công tác theo dõi tổng hợp
a) Vụ Pháp
chế có trách nhiệm:
- Làm đầu mối tổng hợp kết quả kiểm tra, tự kiểm tra của
các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Sở
Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thông tin,
Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Tổ chức các cuộc họp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để
triển khai thực hiện đúng tiến độ
kế hoạch kiểm tra và xử lý kết quả
kiểm tra, lập Báo cáo công tác
kiểm tra năm 2022 trình Bộ trưởng ký báo cáo Chính
phủ (qua Bộ Tư pháp).
b) Sở Văn
hoá, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thông tin,
Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm: cử cán bộ theo dõi tổng hợp công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; kiến nghị xử lý kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật do Sở tham mưu cấp có thẩm quyền ban
hành có dấu hiệu trái pháp luật; Báo cáo công tác kiểm tra theo quy định của pháp luật.
3. Rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
a) Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ:
- Thực hiện rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực được giao tham mưu quản lý nhà nước hiện còn hiệu
lực (toàn bộ hoặc một phần) để phục vụ công tác quản lý nhà nước và xây dựng
pháp luật của ngành.
- Phối hợp với Vụ Pháp chế rà soát, xử lý kết quả rà soát, kiến
nghị xây dựng mới, thay thế, sửa
đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các văn
bản quy phạm pháp luật có liên quan đến phạm vi tham mưu quản lý nhà nước để hoàn thiện hệ thống pháp luật.
b) Vụ Pháp
chế:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ:
- Hệ thống hóa các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch; rà soát các quy định
của pháp luật trong lĩnh vực văn
hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch so với các
điều ước quốc tế, trong đó tập trung rà soát các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch có liên quan đến
các cam kết tại Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA và Hiệp định EVIPA, Hiệp
định RCEP và rà soát pháp luật
Việt Nam theo cam kết với WTO, ASEAN, các Điều ước quốc tế khác.
- Rà soát văn bản quy phạm
pháp luật theo yêu cầu của Quốc
hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan
khác có liên quan; rà soát theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ để kịp thời
phát hiện và xử lý vướng mắc, bất cập của hệ thống pháp luật. Trọng tâm rà soát
là về chế độ, chính sách đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao và các quy định của pháp luật về thuế đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
- Rà soát văn bản quy phạm
pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch để hoàn thiện hệ thống pháp luật; rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan khi có văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên mới được
ban hành để bảo đảm sự thống nhất
của hệ thống pháp luật.
- Rà soát để xây dựng, trình Bộ trưởng công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực một phần hoặc toàn bộ theo quy định của pháp luật; kiến nghị
sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc
bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật,
bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
- Rà soát, cập nhật thường xuyên Tập hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
-
Rà soát để đề xuất, kiến nghị chấm dứt hiệu lực
các văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành không còn được áp dụng
trên thực tế nhưng chưa có văn bản xác định hết hiệu lực theo chỉ đạo của Chính
phủ tại Nghị quyết số 23/NQ- CP ngày 08/4/2018 về phiên họp Chính phủ thường kỳ
tháng 3 năm 2018.
-
Tổ chức các cuộc họp triển khai thực hiện Kế
hoạch rà soát, hệ thống hóa nhằm đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc
Bộ, các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Du lịch; Sở
Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện công tác rà soát
văn bản quy phạm pháp luật và xử lý kết quả rà soát, hệ thống hóa theo lĩnh vực
chuyên ngành có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao. Cuối năm tiến hành
tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát của các cơ quan, đơn vị trình Bộ trưởng ký
báo cáo Chính phủ (qua Bộ Tư pháp).
c)Sở Văn
hoá, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thông
tin, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Giúp Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh tổ chức rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật do
các cơ quan có thẩm quyền ban hành trong lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục,
thể thao và du lịch theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 2020 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng
dẫn thi hành.
III.TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1.Thời gian thực hiện: Năm 2022.
2.Kinh
phí thực hiện:
- Nguồn kinh phí:
Thực hiện từ kinh phí ngân sách sự
nghiệp và kinh phí hỗ trợ khác
(nếu có) được phân bổ cho các cơ quan, đơn vị.
- Nguồn kinh phí chi cho hoạt động kiểm tra, rà soát hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan đầu mối theo dõi (Vụ Pháp chế): thực hiện từ kinh phí ngân sách sự nghiệp của Bộ được phân bổ cho Vụ Pháp chế.
- Việc lập dự
toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh
phí thực hiện theo quy định
của pháp luật.
3.Phân công trách nhiệm
a) Thủ trưởng các cơ quan, đơn
vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao
và Du lịch; Sở Văn hóa và
Thể thao; Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Căn cứ vào Kế hoạch này, xây dựng kế hoạch kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, bố trí cán bộ, bảo
đảm các điều kiện cần thiết và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật ở lĩnh vực được phân công quản lý.
- Gửi Báo cáo tổng hợp năm về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 20/11/2022
(qua Vụ Pháp chế) để tổng hợp trình Bộ trưởng ký báo cáo Chính phủ (qua Bộ Tư pháp). Thực hiện chế độ báo
cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu
và theo quy định của pháp luật.
b) Tổ chức pháp chế, người được giao nhiệm vụ làm công tác pháp chế của cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; của Sở Văn hoá,
Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thông tin,
Thể thao và Du lịch: Chủ động tham mưu, giúp thủ trưởng cơ quan, đơn vị xây dựng và tổ chức thực
hiện kế hoạch kiểm tra, rà soát,
hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp
luật; tổng hợp tình hình, xây dựng báo cáo công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị bảo đảm chất lượng, đúng
thời hạn quy định.
c)Vụ Pháp
chế: Là đầu mối hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra
việc thực hiện Kế hoạch này và tổng hợp tình hình chung về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức triển khai các công việc cụ thể để kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật trong năm 2022./.