Quyết định 301/QĐ-TTg Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch Tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
301/QĐ-TTg
Quyết định
Còn hiệu lực
05-03-2021
05-03-2021
Thủ tướng Chính phủ Số: 301/QĐ-TTg |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2021 |
Quyết định
PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỈNH ĐIỆN BIÊN THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ
Căn
cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn
cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6năm 2015;
Căn
cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 22 tháng 11năm 2019;
Căn
cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11
năm 2017;
Căn
cứ Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của 11 luật
liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm
2018;
Căn
cứ Luật sửa đổi,bổsung một số điều
của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11năm 2018;
Căn
cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổsung một
số điều của 04 Pháp lệnh có liên
quan đến quy hoạch ngày 22 tháng 12 năm 2018;
Căn
cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14
ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn
cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính
phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch;
Căn
cứ Nghị định số37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
Xét
đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên tại Tờ trình số474/TTr-UBND ngày 24 tháng 02 năm 2021 về việc phê duyệt nhiệm vụ
lập Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm
2050; Báo cáo số 392/BC-HĐTĐ ngày
22 tháng 01 năm 2021 của Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy
hoạch tỉnh và Báo cáo số 44/BC-UBND
ngày 23 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc tiếp
thu,giải trình, hoàn thiện hồ sơ Nhiệm vụ lập Quy
hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung sau:
I. Tên quy hoạch, thời kỳ quy hoạch, phạm vi ranh giới quy hoạch
1. Tên quy hoạch: Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Thời kỳ lập quy hoạch: Quy hoạch được lập cho thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
3. Phạm vi ranh giới quy hoạch:
Phạm vi ranh giới quy hoạch có tổng diện tích tự nhiên là 9.541,25 km2 tại tọa độ địa lý từ 20°54’ - 22°33’ vĩ độ Bắc và 102°10' - 103°36’ kinh độ Đông; ranh giới:
- Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La;
- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc);
- Phía Tây và Tây Nam giáp hai tỉnh Bắc Lào là Phông Sa Ly và Luông Pha Băng của nước CHDCND Lào;
- Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu.
II. Yêu cầu về quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch
1. Quan điểm lập quy hoạch:
- Việc lập Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng quy hoạch cấp quốc gia; quy hoạch vùng; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của cả nước; chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; các điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên; bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia.
- Quy hoạch lập trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, dự báo xu hướng phát triển để khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; bảo đảm tính khả thi và phù hợp với khả năng cân đối, huy động nguồn lực từ bên trong và bên ngoài trên tất cả các lĩnh vực, các vùng của tỉnh; liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong tỉnh và giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc, đặc biệt và những lợi thế về giao thương quốc tế thông qua các cửa khẩu quốc tế với các tỉnh Bắc Lào, Tây Nam Trung Quốc và các nước ASEAN; vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước; xây dựng Điện Biên phát triển nhanh và bền vững trên cả 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường trong dài hạn.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội, bình đẳng giới, giảm nghèo bền vững, nâng cao mức sống vật chất, thụ hưởng văn hóa, tinh thần của người dân; chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế; quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền húi; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số, tạo sự thống nhất trong đa dạng nền văn hóa Việt Nam; tăng cường quốc phòng, ổn định an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tái cơ cấu dân cư theo hướng tập trung để tiết kiệm chi phí hạ tầng.
- Xây dựng và cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội; chú trọng thúc đẩy phát triển các khu vực có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và bảo đảm sinh kế bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; phân bổ, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo tồn các giá trị lịch sử - văn hóa, di sản thiên nhiên cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
2. Mục tiêu lập quy hoạch
- Phấn đấu đến năm 2030, Điện Biên trở thành tỉnh có điều kiện kinh tế phát triển khá trong khu vực Trung du và miền núi phía Bắc; với lâm nghiệp, nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại có năng suất và chất lượng cao kết hợp với công nghiệp chế biến, du lịch; là một trong những tỉnh dẫn đầu về phát triển lâm nghiệp của cả nước, điển hình về giảm nghèo bền vững với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; bảo đảm môi trường bền vững; bảo tồn và phát huy hiệu quả bản sắc dân tộc, các nét đẹp văn hóa các dân tộc; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh và đối ngoại, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Quy hoạch là công cụ pháp lý quan trọng để chính quyền các cấp tỉnh Điện Biên sử dụng để hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển; tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm tính kết nối đồng bộ giữa quy hoạch quốc gia với quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; là cơ sở khoa học và thực tiễn để triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn.
- Thông qua lập quy hoạch xây dựng kịch bản phát triển, ý tưởng và phương án tổng thể, bố trí hợp lý không gian nhằm giải quyết các vấn đề xung đột về không gian trong địa bàn tỉnh hiện nay và định hướng không gian cho các nhu cầu phát triển trong tương lai trên cơ sở huy động hợp lý các điều kiện bên trong và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài.
- Lập quy hoạch tỉnh Điện Biên hướng tới phát triển nhanh và bền vững; tăng trưởng nhanh về kinh tế và ổn định xã hội, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, gắn với bảo vệ môi trường; loại bỏ các quy hoạch chồng chéo, cản trở phát triển của tỉnh; tạo sự phát triển hài hòa, nâng cao năng lực cạnh tranh.
3. Nguyên tắc lập quy hoạch
- Bảo đảm sự tuân thủ, bám sát các quy trình, nội dung, nguyên tắc theo Luật Quy hoạch, Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Quy hoạch.
- Bảo đảm tính thống nhất, tổng thể, đồng bộ và hệ thống giữa quy hoạch tỉnh với quy hoạch cấp quốc gia; quy hoạch vùng; Chiến lược, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm sự kết hợp hiệu quả giữa quản lý ngành/lĩnh vực với quản lý lãnh thổ, bảo vệ môi trường và quốc phòng, an ninh; các phân tích, đánh giá và định hướng phát triển được dựa trên mối quan hệ tổng thể, có tính hệ thống, tính kết nối liên ngành, liên lĩnh vực và liên vùng.
- Bảo đảm tính khả thi và thích ứng trong triển khai, phù hợp với nguồn lực thực hiện của tỉnh thời kỳ 2021-2030 và khả năng huy động nguồn lực trong tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng các phương án, định hướng phát triển phù hợp với xu thế phát triển và vận động của bối cảnh trong và ngoài nước, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Bảo đảm tính kế thừa và tính mở để tiếp cận các phương pháp quy hoạch hiện đại; nội dung quy hoạch sẽ chọn lọc, kế thừa các chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước cũng như các quy hoạch cấp quốc gia.
- Bảo đảm tính thị trường trong việc huy động các yếu tố, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như trong xây dựng định hướng phát triển, tổ chức không gian phát triển các các ngành, lĩnh vực trên địa bàn; bảo đảm nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước trong phân bổ nguồn lực.
- Bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có giữa các ngành và các vùng liên huyện, các địa phương trên địa bàn tỉnh; xác định cụ thể các khu vực sử dụng cho mục đích quân sự, quốc phòng, an ninh ở cấp tỉnh, liên huyện và định hướng bố trí trên địa bàn cấp huyện.
- Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch; có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân theo quy định; hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của cộng đồng, giữa lợi ích của các vùng, các huyện, thành phố trong tỉnh.
- Bảo đảm tính liên kết không gian, thời gian trong quá trình lựa chọn các công cụ sử dụng trong hoạt động quy hoạch; ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, tiết kiệm, hiệu quả.
III. Yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch
1. Nội dung lập quy hoạch
Nội dung Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải thực hiện theo đúng các quy định tại Điều 27 Luật Quy hoạch năm 2017 và Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ, gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Phân tích, đánh giá thực trạng và dự báo các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh Điện Biên và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
- Phân tích, đánh giá, dự báo các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh Điện Biên.
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn.
- Đánh giá việc thực hiện quy hoạch thời kỳ trước.
- Tổng hợp, đánh giá những tồn tại, hạn chế cần giải quyết; điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong thời kỳ quy hoạch.
b) Xây dựng quan điểm, mục tiêu và lựa chọn các phương án phát triển, phương án quy hoạch, phương hướng phát triển các ngành quan trọng và phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển.
- Xác định phương hướng phát triển các ngành quan trọng trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng và lựa chọn các phương án:
+ Phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội;
+ Phương án quy hoạch và phát triển hệ thống đô thị, nông thôn, các khu vực và khu chức năng; phương án tổ chức lãnh thổ và phân bố dân cư (thực hiện theo đúng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 27 Luật Quy hoạch năm 2017);
+ Phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (thực hiện theo đúng quy định tại các điểm đ, e, g, h, i, k khoản 2 Điều 27 Luật Quy hoạch năm 2017);
+ Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;
+ Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện;
+ Phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng hóa sinh học trên địa bàn tỉnh;
+ Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên trên địa bàn tỉnh;
+ Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
+ Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu;
+ Danh mục dự án của tỉnh và thứ tự ưu tiên thực hiện;
+ Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch,
c) Các nội dung đề xuất nghiên cứu để phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh
Các nội dung đề xuất nghiên cứu tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Điện Biên phải bảo đảm cơ sở khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn, nhu cầu phát triển, yêu cầu quản lý nhà nước tại địa phương và quy định của pháp luật; tập trung vào nghiên cứu cơ sở hình thành, phương hướng phát triển các vùng, địa phương, các ngành, lĩnh vực để phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhằm đạt được mục tiêu phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững.
2. Phương pháp lập quy hoạch
Quy hoạch được lập dựa trên phương pháp tiếp cận tổng hợp, đa chiều, đa lĩnh vực, bảo đảm các yêu cầu về tính khoa học, tính phù hợp, tính thực tiễn và ứng dụng công nghệ hiện đại. Các phương pháp cơ bản sau được sử dụng trong quá trình lập Quy hoạch tỉnh Điện Biên;
- Phương pháp tích hợp quy hoạch;
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, dữ liệu;
- Phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp;
- Phương pháp thực chứng, ứng dụng các bài học thực tiễn;
- Phương pháp mô hình hóa;
- Phương pháp xây dựng kịch bản phát triển;
- Phương pháp chồng lớp, đối chiếu bản đồ ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS);
- Phương pháp điều tra xã hội học;
- Phương pháp quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng, các bên liên quan;
- Phương pháp chuyên gia.
IV. Thời gian lập quy hoạch: 24 tháng kể từ ngày Nhiệm vụ lập Quy hoạch được phê duyệt.
V. Thành phần hồ sơ quy hoạch
1. Phần văn bản
- Tờ trình thẩm định và phê duyệt Quy hoạch tỉnh;
- Dự thảo Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh;
- Báo cáo Quy hoạch tỉnh gồm Báo cáo tổng hợp, Báo cáo tóm tắt và các báo cáo liên quan; các phụ lục, sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu về Quy hoạch;
- Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường);
- Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan khác.
2. Hệ thống bản đồ và sơ đồ phân tích
Danh mục và tỷ lệ bản đồ Quy hoạch tỉnh quy định tại mục IX, Phụ lục I, Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ, gồm:
- Bản đồ in tỷ lệ 1:250.000 - 1:1.000.000: Bản đồ vị trí và các mối quan hệ của tỉnh Điện Biên.
- Bản đồ số và bản đồ in, tỷ lệ 1:25.000 - 1:100.000:
+ Các bản đồ về hiện trạng phát triển;
+ Bản đồ đánh giá tổng hợp đất đai theo các mục đích sử dụng;
+ Bản đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn;
+ Bản đồ phương án tổ chức không gian và phân vùng chức năng;
+ Bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội;
+ Bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật;
+ Bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất;
+ Bản đồ phương án thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên;
+ Bản đồ phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng, chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu;
+ Bản đồ phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện;
+ Bản đồ vị trí các dự án và thứ tự ưu tiên thực hiện;
+ Hệ thống bản đồ chuyên đề khác (nếu có).
- Bản đồ in tỷ lệ 1:10.000 - 1:25.000: Bản đồ hiện trạng và định hướng phát triển khu vực trọng điểm của tỉnh (nếu có).
3. Cơ sở dữ liệu quy hoạch: đĩa CD.
VI. Chi phí lập Quy hoạch
Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên tổ chức lập dự toán, thẩm định và quyết định cụ thể chi phí lập quy hoạch theo quy định hiện hành.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên căn cứ nội dung nhiệm vụ được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này, tổ chức lập Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 bảo đảm phù hợp quy định của Luật Quy hoạch năm 2017 và các quy định hiện hành, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình lập Quy hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên chủ động phối hợp, cập nhật thông tin các quy hoạch cấp cao hơn để điều chỉnh, bổ sung bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tính thống nhất, đồng bộ giữa các cấp quy hoạch theo quy định tại Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16/8/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch năm 2017 và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định hiện hành hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên tổ chức triển khai thực hiện lập Quy hoạch bảo đảm yêu cầu.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.