BỘ NỘI VỤ ________ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do -
Hạnh phúc ___________________ |
KẾ HOẠCH
Xây dựng Đề án Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài
(Kèm theo Quyết định số 297/QĐ-BNV ngày 28/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
__________________
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ tại Công văn số 11253/VPCP-TCCV ngày 10/12/2019 của Văn phòng
Chính phủ về việc cho phép tích hợp các Đề án về nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao vào một Đề án tổng thể là Đề án chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng
nhân tài được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tại Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 24/10/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần
thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ
cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Kế
hoạch số 10-KH/TW ngày 06/6/2018 của Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW; Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 07/3/2019 của Chính phủ về
một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm
2025 và Công văn số 2099/VPCP-KGVX ngày 19/3/2020 của Văn phòng
Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 132/NQ-TW ngày 24/10/2018 của Chính phủ, Bộ
Nội vụ xây dựng Kế hoạch xây dựng Đề án Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài với các nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU
CẦU
1. Mục đích
a) Nghiên cứu, đề
xuất với Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách, giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp
luật về người tài nói chung, trong đó có chính sách thu hút nhân tài gốc Việt về làm việc tại Việt Nam, chính sách đối với nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc tại Tổ công tác giúp việc Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện
tử, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng
Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử tại Bộ, ngành, địa phương và chính sách
đào tạo, bồi dưỡng nhân tài và cơ chế phát hiện, bồi dưỡng tài năng từ học sinh, sinh viên, đặc biệt là đội ngũ sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, loại xuất sắc ở trong nước và nước ngoài để tạo nguồn cán bộ lâu dài. Qua đó, tạo cở sở pháp lý cho việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng để thu hút, trọng dụng nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
b) Việc tổ chức
xây dựng Đề án bảo đảm tính khách quan, đúng quan điểm, đường lối
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm chất lượng và tiến độ thời gian.
c) Các giải pháp,
đề xuất từ Đề án phải có tính khả thi, có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp trên cơ sở
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định.
2. Yêu cầu
a) Đề án trình Thủ
tướng Chính phủ phải đánh giá toàn diện, khách quan về thực trạng chính sách pháp luật hiện có của Nhà nước liên quan đến thu hút, trọng dụng
nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao; đưa ra khái niệm, tiêu chí xác định nhân
tài, kinh nghiệm của các
quốc gia trên thế giới trong thực hiện chính sách nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao; những thuận lợi, khó khăn trong thực tiễn và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện có hiệu quả chính
sách nhân tài, nguồn ở Việt Nam.
b) Thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập, Tổ chuyên gia đề cao trách nhiệm, nắm
vững quan điểm, đường lối,
chính sách, mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đề ra; chủ động, tích cực trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành, đơn
vị đề xuất các nội dung của Đề án và kế hoạch để bảo đảm thời gian, tiến độ xây dựng Đề án.
c) Phân công nhiệm
vụ cụ thể từng thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập, Tổ chuyên gia làm cơ sở để tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.
II. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ
STT | Nội dung công việc | Thời gian thực
hiện | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp |
1 | Trình Bộ trưởng quyết định thành lập Tổ
chuyên gia | Tháng 34/2020 | BCĐ, TBT Tổ chuyên gia | |
2 | Trình Bộ trưởng quyết định ban hành Kế
hoạch và dự toán kinh phí thực hiện Đề án (thay thế Kế hoạch ban hành kèm
theo Quyết định số 470/QĐ-BNV ngày 05/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ) |
3 | Họp Tổ chuyên gia |
4 | Gửi văn bản đề nghị các Bộ, ngành, địa
phương báo cáo về tình hình thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân
tài, nguồn nhân lực chất lượng cao |
5 | Tổng hợp kết quả nghiên cứu của chuyên
gia, báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương để xây dựng dự thảo Đề án, Tờ
trình, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (lần 1); Gửi xin ý kiến một số Bộ,
ngành liên quan | Tháng 56/2020 | Tổ chuyên gia | Vụ CCVC |
6 | Tổ chức Hội thảo lần 1 tại Thành phố Hà
Nội | BCĐ, TBT Tổ chuyên gia | Viện KHTCNN |
7 | Tổ chức và tổng hợp kết quả khảo sát tại
5 Bộ gồm: Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giáo dục và
Đào tạo; Bộ Ngoại giao; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Tư
pháp và 5 địa phương gồm: Quảng Nam; Bình Dương; Thành phố: Hà Nội; Đà Nẵng; Hồ Chí Minh | Vụ Tổ chức cán bộ
và Sở Nội vụ các cơ quan, đơn vị |
8 | Tổ chức Hội thảo lần 2 tại Thừa Thiên -
Huế | Tháng 7/2020 | BCĐ, TBT Tổ chuyên gia | Viện KHTCNN |
9 | Tổng hợp kết quả Hội thảo; kết quả khảo
sát, ý kiến tham gia để hoàn thiện Đề án, Tờ trình, Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ (lần 2) gửi xin ý kiến một số Bộ, ngành | Tổ chuyên gia | |
10 | Hoàn thiện dự thảo Đề án lần cuối | Tháng 8/2020 | Tổ chuyên gia | |
11 | Báo cáo Bộ trưởng Tờ trình kèm theo
Quyết định phê duyệt Đề án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định | Vụ CCVC | |
III. NỘI DUNG KHẢO SÁT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Chính sách về thu hút, trọng
dụng nhân tài, nguồn nhân lực chất lương cao
a) Các quy định của Đảng và quy định của Nhà nước.
b) Các chính sách
đặc thù của Bộ, ngành, địa phương.
2. Thực trạng tuyển dụng, sử dụng nhân tài, nguồn nhân
lực chất lương cao
a) Về số lượng
được thu hút vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị;
ngành nghề, lĩnh vực thu hút.
b) Về chất lượng
nhân tài, nguồn nhân lực chất lương cao: trình độ, chuyên môn; trình độ lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ; đánh giá kết quả công việc.
c) Đánh giá những
tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, nguồn nhân lực chất lương cao.
d) Những giải
pháp, kiến nghị để thực hiện có hiệu quả chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, nguồn nhân lực chất lương cao.
3. Phương pháp tiến hành: Thành lập Đoàn
khảo sát để tiến hành khảo sát tại các Bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Trách nhiệm Đoàn khảo sát
a) Thông báo cho các đơn vị, địa phương được khảo sát về nội dung, thời gian, địa điểm và thành
phần để bảo đảm cho việc khảo sát đạt
kết quả.
b) Phân công nhiệm
vụ thành viên Đoàn khảo sát.
c) Tổng hợp kết
quả khảo sát và chịu trách nhiệm trước pháp luật và Lãnh đạo Bộ Nội vụ về kết
quả, số liệu khảo sát.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Vụ Công chức - Viên chức
a) Làm thường trực, giúp Ban Chỉ
đạo đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện; phối hợp với các đơn vị có
liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo nội dung Kế hoạch.
b) Phối hợp với Viện Khoa học tổ
chức Nhà nước, Tổ chuyên gia để tổ chức Hội thảo, tổ chức khảo sát và xây dựng
hồ sơ Đề án.
c) Báo cáo, trình
Bộ trưởng Tờ trình Thủ tướng Chính phê duyệt Đề án theo đúng quy định.
2. Viện Khoa học tổ chức Nhà nước
Chủ trì, phối hợp với Vụ Công chức
- Viên chức, Tổ chuyên gia và các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo và tổng hợp
kết quả Hội thảo.
3. Văn phòng Bộ Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Vụ Công chức
- Viên chức, Vụ Kế hoạch tài chính xây dựng dự toán kinh phí; bố trí phương
tiện và các điều kiện cần thiết để bảo đảm thực hiện Kế hoạch.
4. Tổ chuyên gia
Thực hiện các nhiệm vụ theo Quyết
định số 191/QĐ-BNV ngày 20/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ thành lập Tổ chuyên
gia xây dựng Đề án Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài và tại Mục
II Kế hoạch này.
5. Nguồn kinh phí
Kinh phí xây dựng Đề án Chiến lược
quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài được bố trí từ nguồn kinh phí xây dựng Đề
án của Bộ Nội vụ. Huy động nguồn lực từ bên ngoài để bảo đảm kinh phí triển
khai Kế hoạch này. Nội dung và định mức chi thực hiện theo quy định hiện hành.
Trong quá trình triển khai Kế
hoạch, nếu có những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung, Vụ Công chức - Viên chức có
trách nhiệm tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh cho phù
hợp, bảo đảm tiến độ đề ra./.