BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG ---------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do
- Hạnh phúc ---------------- |
CHƯƠNG TRÌNH
Bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ về bảo vệ môi trường
làng nghề cho
công chức địa chính - nông nghiệp - xây
dựng và môi trường xã thực hiện
Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của
Thủ tướng Chính phủ
(Ban hành kèm theo Quyết
định số 2796/QĐ-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2019
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường)
--------------
I. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
Công chức địa chính - nông
nghiệp - xây dựng và môi trường xã.
II. MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG
1. Mục tiêu chung
Bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ về bảo vệ môi trường
làng nghề gắn liền với xây dựng nông thôn mới cho công
chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và
môi trường xã nhằm nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng
thực thi công vụ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, thiết thực với vị
trí việc làm của công chức xã hiện nay.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Về kiến thức
Cung cấp, cập nhật, bổ sung những kiến
thức cần thiết và quan
trọng về đặc trưng về ô nhiễm môi trường
làng nghề; phương án bảo vệ môi trường làng nghề; các giải pháp bảo vệ môi
trường làng nghề gắn liền với xây dựng nông thôn mới cho công chức địa chính - nông
nghiệp - xây dựng và môi trường.
b) Về kỹ năng
Cung cấp các kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn
thực thi công việc. Các nhóm kỹ năng chính được bồi dưỡng:
- Kỹ năng xây dựng và thực hiện phương án bảo vệ môi
trường làng nghề.
- Kỹ năng hướng dẫn tổ chức tự quản bảo vệ môi trường
làng nghề.
c) Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Nhận thức rõ vị trí, vai trò,
ý nghĩa công việc. Có khả năng áp dụng, triển khai các
kiến thức đã học để thực hiện tốt nhiệm vụ, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu
quả, thời gian
theo quy định. Đánh giá chất lượng công
việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện công việc.
- Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, trao đổi, thảo luận để giải quyết
công việc. Chủ động, sáng tạo để hoàn thành tốt công việc.
III. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CHƯƠNG
TRÌNH
Chương trình được thiết kế theo các chuyên đề đảm bảo tính khoa học, hợp lý, logic và tạo
điều kiện dễ dàng điều chỉnh, đổi mới nội dung từng chuyên
đề mà không làm ảnh hưởng đến kết cấu chung của Chương
trình. Các kiến thức được cung cấp một cách cô đọng, súc
tích và có chọn lọc nhằm đảm bảo tính cần thiết và chuyên sâu của bộ tài liệu.
Phần kỹ năng giúp học viên sử dụng các kiến thức, nguyên lý trong lĩnh vực môi trường; áp dụng vào nhiều bài tập mẫu,
nhiều tình huống cụ thể và đa dạng được thu thập từ thực
tế. Từ đó phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề; góp phần nâng cao được chuyên môn, nghiệp vụ khi thực thi công việc của công chức địa
chính - nông nghiệp - xây dựng và
môi trường xã.
IV. KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNH
1. Khối lượng kiến thức và thời gian
Tổng thời lượng: 24 tiết, trong đó:
- Thời lượng lý thuyết: 08 tiết;
- Trao đổi, thảo luận: 16 tiết.
Tổng thời gian bồi dưỡng
là 3 ngày.
2. Cấu trúc của chương trình
TT | Chuyên đề | Khối lượng (tiết) |
Lý thuyết | Thực hành | Tổng cộng |
1 | Đặc trưng về ô nhiễm môi trường làng nghề | 2 | 4 | 6 |
2 | Kỹ năng xây dựng và thực hiện phương án bảo vệ môi
trường làng nghề | 2 | 4 | 6 |
3 | Kỹ năng hướng dẫn tổ chức tự quản bảo vệ môi trường
làng nghề | 2 | 4 | 6 |
4 | Giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề | 2 | 4 | 6 |
| Tổng cộng | 8 | 16 | 24 |
V. YÊU CẦU ĐỐI VỚI
VIỆC BIÊN SOẠN TÀI LIỆU, GIẢNG DẠY, HỌC
TẬP CÁC CHUYÊN ĐỀ
1. Đối với việc biên soạn tài liệu
- Biên soạn các chuyên đề phải cập nhật được những kiến
thức, kỹ năng phù hợp, chuyên sâu với công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và
môi trường xã, nâng cao ý thức, thái độ cho công chức trong thực thi công vụ đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường làng nghề
gắn liền với xây dựng nông thôn mới.
- Nội dung đảm bảo không chồng chéo,
trùng lặp với các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ quản lý
nhà nước khác. Các chuyên đề được bố cục logic, hài hòa
về mặt kiến thức và thời lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, thiết thực.
- Tài liệu được biên soạn theo cấu
trúc “mở”, cho phép các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và các giảng viên
cập nhật thường xuyên những nội dung mới trong các văn bản quy phạm pháp
luật và các quy định cụ thể của ngành/địa phương cũng như kinh nghiệm thực tiễn vào nội dung bài giảng.
- Cuối mỗi chuyên đề cần có câu hỏi thảo luận gợi mở vấn
đề nghiên cứu phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và
môi trường xã.
2. Đối với việc giảng dạy
a) Giảng viên
- Giảng viên bồi dưỡng các chuyên đề của Chương trình
này phải đạt tiêu chuẩn giảng viên theo quy định
tại Thông tư số 01/2018/TT-BNV
ngày 08/01/2018 của
Bộ Nội vụ quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức; là giảng viên chính (hạng II) hoặc tương
đương trở lên có chuyên môn về môi trường trong các cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, các học viện, viện khoa học, nghiên cứu, trường đại học; công chức, viên chức
có chuyên môn về môi trường ở chức danh chuyên viên
chính hoặc tương đương trở lên đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu có kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực
môi trường (bảo vệ môi trường làng nghề).
- Giảng viên cần đầu tư thời gian nghiên cứu tài liệu, cập nhật các văn bản mới, kiến
thức mới, tập hợp các bài tập, tình huống điển hình trong thực tiễn để bảo đảm giảng dạy có chất lượng, sát với
nội dung của chương trình.
- Trong các bài thảo luận trên lớp, giảng viên đóng vai trò hướng dẫn, gợi ý phát triển trí tuệ, kinh nghiệm thực tế và khả năng giải quyết vấn đề của tất
cả các học viên; định hướng và kiểm soát để nội dung thảo
luận không rời mục tiêu học tập đã được xác định.
b) Phương pháp giảng dạy
- Việc giảng dạy phải được thực hiện theo phương pháp tích cực, lấy người học làm trung tâm. Giảng viên truyền đạt đảm bảo về kiến thức, chú
trọng đặt các câu hỏi gợi mở cho học viên phát biểu, đưa ra những tình huống, bài tập luyện kỹ năng để học viên
thảo luận, thực hành; biết cách đúc kết vấn đề, phát triển khả năng tư duy và phát huy kinh nghiệm
thực tiễn của học viên để phát triển bài giảng.
- Tăng cường thực hành kỹ năng và giải quyết tình huống
để học viên cùng trao
đổi và thảo luận trên lớp.
3. Yêu cầu đối với việc học tập của học viên
- Hiểu rõ chức trách, nhiệm vụ và những yêu cầu ở vị trí
việc làm của công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường xã.
- Học viên phải tích cực nghiên cứu, thảo luận theo yêu cầu của giảng viên và phải tham dự đầy đủ các buổi học.
- Sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng, học viên được nâng cao kiến thức, sử dụng, áp dụng tốt các kỹ năng, nghiệp vụ
về bảo vệ môi trường làng nghề.
VI. ĐÁNH GIÁ VIỆC HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN
1. Đánh giá ý thức học tập của học viên theo quy chế học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, trong đó bao gồm việc tham dự học đầy đủ, có tinh thần tích
cực tham gia thảo luận, trao đổi.
2. Khảo sát mức độ thành thạo của học viên về kiến
thức, kỹ năng trong
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
trước và sau khóa bồi dưỡng; khảo sát đánh giá học viên về khả năng
vận dụng những kiến thức, kỹ năng được bồi dưỡng vào thực tiễn cơ quan, đơn vị nơi học viên công tác.
3. Đánh giá chung cho toàn
Chương trình thông qua
bài thu hoạch, chấm theo thang điểm 10; học viên nào không đạt điểm 5 trở lên không được cấp chứng chỉ.
Sau khi kết thúc Chương trình bồi dưỡng và đáp ứng các điều
kiện về đánh giá việc học tập, học viên đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ bồi
dưỡng. Việc quản lý và cấp chứng chỉ bồi dưỡng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018
của Bộ Nội vụ.
VII.
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CÁC CHUYÊN ĐỀ
CHUYÊN ĐỀ 1
ĐẶC TRƯNG VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
1. Phân loại làng nghề
1.1. Làng nghề
1.2. Phân loại làng nghề Việt Nam
2. Đặc trưng về ô nhiễm môi trường của một số làng
nghề
2.1. Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn
nuôi và giết mổ
2.2. Làng nghề dệt nhuộm
2.3. Làng nghề thủ công mỹ nghệ
2.4. Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá
2.5. Làng nghề tái chế phế liệu
3.
Một số tình huống trao đổi và thảo luận
CHUYÊN ĐỀ 2
KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN
PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
1. Tiêu chí đánh giá, phân loại làng nghề theo mức độ ô nhiễm môi trường
1.1. Tiêu chí đánh giá phân loại
1.2. Phương pháp tiến hành đánh giá phân loại
2. Trách nhiệm thực hiện phương án bảo vệ môi trường làng
nghề
2.1. Trách nhiệm thực hiện
phương án bảo vệ môi trường làng nghề của Ủy ban nhân dân cấp xã
2.2. Trách nhiệm của chủ cơ sở sản xuất
3. Kỹ năng lập phương án bảo vệ môi trường làng nghề
3.1. Kỹ năng về thu thập thông tin phục
vụ lập phương án bảo vệ môi trường làng nghề
3.2. Kỹ năng xây dựng phương án
bảo vệ môi trường làng nghề cho cán
bộ cấp xã
4. Kỹ năng quản lý, giám sát việc thực hiện phương án
bảo vệ môi trường làng nghề
4.1. Nội dung quản
lý, giám sát đối với cơ sở sản xuất trong làng
nghề
4.2. Kỹ năng thực hiện công tác
quản lý, giám sát đối với cơ sở sản xuất trong làng nghề
5.
Một số tình huống trao đổi và thảo luận
CHUYÊN ĐỀ 3
KỸ NĂNG HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC TỰ QUẢN BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
1. Trách nhiệm của tổ chức tự quản
1.1. Ủy ban nhân dân xã hướng dẫn tổ chức tự quản về bảo vệ môi
trường làng nghề
1.2. Trách nhiệm của các cơ sở trong làng nghề
2. Kỹ năng hướng dẫn tổ chức tự quản trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề
2.1. Kỹ năng xây dựng đội tự quản bảo vệ môi trường
làng nghề
2.2. Thực hiện chức năng hoạt
động của tổ tự quản bảo vệ môi trường làng nghề
2.3. Các bước xây dựng quy chế bảo vệ môi trường của xã có tổ chức tự quản môi
trường
3.
Một số tình huống trao đổi và thảo luận
CHUYÊN ĐỀ 4
GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
1. Kỹ năng lập và triển khai giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề
1.1. Giải pháp quản lý môi trường tại các làng nghề
1.2. Kỹ năng xây dựng chính sách bảo vệ môi trường
làng nghề
1.3. Kỹ năng xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường
làng nghề
2. Một số ví dụ về thực hiện các giải pháp bảo vệ môi
trường làng nghề
2.1. Giải pháp bảo vệ môi trường đối với cơ quan quản lý nhà nước
2.2. Giải pháp bảo vệ môi trường đối với các làng nghề
truyền thống
2.3. Giải pháp quy hoạch
làng nghề gắn với bảo vệ môi trường
2.4. Giải pháp áp dụng công nghệ xử lý chất thải làng
nghề
2.5. Giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng
3. Một số tình huống trao đổi và thảo luận
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Căn cứ Chương trình
này, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao nhiệm vụ bồi dưỡng, biên soạn tài liệu, xây dựng kế
hoạch tổ chức khóa bồi dưỡng, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Vụ Tổ chức cán bộ) và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Phương Hoa
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG ---------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do
- Hạnh phúc ---------------- |
CHƯƠNG TRÌNH
Bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ về bảo vệ môi trường cơ
sở sản xuất,
kinh
doanh, dịch vụ và một số hoạt động
sản xuất quy
mô nông hộ cho
công chức địa chính - nông nghiệp - xây
dựng và môi trường xã thực hiện
Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của
Thủ tướng Chính phủ
((Ban hành kèm theo Quyết
định số 2796/QĐ-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2019
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường)
--------------
I. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
Công chức địa chính - nông
nghiệp - xây dựng và môi trường xã.
II. MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG
1. Mục tiêu chung
Bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ về bảo vệ môi trường cơ
sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ; nuôi trồng thủy sản; hộ
chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi
trường cho công chức địa chính - nông
nghiệp - xây dựng và môi trường xã nhằm nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ; đáp ứng yêu cầu đạt tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng
nông thôn mới.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Về kiến thức
Cung cấp, cập nhật, bổ sung những kiến
thức cần thiết và quan
trọng về lĩnh vực bảo vệ môi trường cơ sở
sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ; cơ sở nuôi trồng thủy
sản; hộ chăn nuôi đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường cho công chức địa chính - nông
nghiệp - xây dựng và môi trường.
b) Về kỹ năng
Cung cấp các kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn
thực thi công việc. Các nhóm kỹ năng chính được bồi dưỡng:
- Kỹ năng về quản lý, bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường phục vụ xây dựng nông thôn
mới.
- Kỹ năng về đảm bảo vệ sinh môi
trường hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi.
c) Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có khả năng áp dụng kiến thức, kỹ năng đã được học trong việc bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ sở nuôi trồng thủy sản; hộ chăn nuôi. Tổ
chức, thực hiện đảm bảo trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả để hoàn thành tốt
công việc.
III. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình được thiết kế theo các chuyên đề đảm bảo tính khoa học, hợp lý, logic và tạo
điều kiện dễ dàng điều chỉnh, đổi mới nội dung từng chuyên
đề mà không làm ảnh hưởng đến kết cấu chung của Chương
trình. Các kiến thức được cung cấp một cách cô đọng, súc
tích và có chọn lọc nhằm đảm bảo tính cần thiết và chuyên sâu của bộ tài liệu.
Phần kỹ năng giúp học viên sử dụng các kiến thức, nguyên lý trong lĩnh vực môi trường; áp dụng vào nhiều bài tập mẫu,
nhiều tình huống cụ thể và đa dạng được thu thập từ thực
tế. Từ đó phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề; góp phần nâng cao được chuyên môn, nghiệp vụ khi thực thi công việc của công chức địa
chính - nông nghiệp - xây dựng và môi
trường xã.
IV. KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNH
1. Khối lượng kiến thức và thời gian
Tổng thời lượng: 24 tiết, trong đó:
- Thời lượng lý thuyết: 07 tiết.
- Trao đổi, thảo luận: 17 tiết.
Tổng thời gian bồi dưỡng
là 3 ngày.
2. Cấu trúc của chương
trình
TT | Chuyên đề | Khối lượng (tiết) |
Lý thuyết | Thực hành | Tổng cộng |
1 | Bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ | 3 | 5 | 8 |
2 | Bảo vệ môi trường trong chăn
nuôi quy mô nông hộ | 2 | 6 | 8 |
3 | Bảo vệ môi trường trong nuôi
trồng thủy sản | 2 | 6 | 8 |
| Tổng cộng | 7 | 17 | 24 |
V. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC BIÊN SOẠN TÀI LIỆU, GIẢNG DẠY, HỌC TẬP CÁC CHUYÊN ĐỀ
1. Đối với việc biên soạn
tài liệu
- Biên soạn các chuyên đề phải cập nhật được những kiến
thức, kỹ năng phù hợp, chuyên sâu với công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và
môi trường xã, nâng cao ý thức, thái độ cho công chức trong thực thi công vụ trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ; môi trong lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đáp ứng tiêu
chí số 17 về môi trường phục vụ xây dựng nông thôn mới.
- Nội dung đảm bảo không chồng chéo,
trùng lặp với các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ quản lý
nhà nước khác. Các chuyên đề được bố cục logic, hài hòa
về mặt kiến thức và thời lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, thiết thực.
- Tài liệu được biên soạn theo cấu
trúc “mở”, cho phép các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và các giảng viên
cập nhật thường xuyên những nội dung mới trong các văn bản quy phạm pháp
luật và các quy định cụ thể của ngành/địa phương cũng như kinh nghiệm thực tiễn vào nội dung bài giảng.
- Cuối mỗi chuyên đề cần có câu hỏi thảo luận gợi mở vấn
đề nghiên cứu phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và
môi trường xã.
2. Đối với việc giảng dạy
a) Giảng viên
- Giảng viên bồi dưỡng các chuyên đề của Chương trình
này phải đạt tiêu chuẩn giảng viên theo quy định
tại Thông tư số 01/2018/TT-BNV
ngày 08/01/2018 của
Bộ Nội vụ quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức; là giảng viên chính (hạng II) hoặc tương
đương trở lên có chuyên môn về môi trường trong các cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, các học viện, viện khoa học, nghiên cứu, trường đại học; công chức, viên chức
có chuyên môn về môi trường ở chức danh chuyên viên
chính hoặc tương đương trở lên đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu có kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực
môi trường (bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ; nuôi trồng thủy sản; hộ chăn nuôi).
- Giảng viên cần đầu tư thời gian nghiên cứu tài liệu, cập nhật các văn bản mới, kiến
thức mới, tập hợp các bài tập, tình huống điển hình trong thực tiễn để bảo đảm giảng dạy có chất lượng, sát với
nội dung của chương trình.
- Trong các bài thảo luận trên lớp, giảng viên đóng vai trò hướng dẫn, gợi ý phát triển trí tuệ, kinh nghiệm thực tế và khả năng giải quyết vấn đề của tất
cả các học viên; định hướng và kiểm soát để nội dung thảo
luận không rời mục tiêu học tập đã được xác định.
b) Phương pháp giảng dạy
- Việc giảng dạy phải được thực hiện theo phương pháp tích cực, lấy người học làm trung tâm. Giảng viên truyền đạt đảm bảo về kiến thức, chú
trọng đặt các câu hỏi gợi mở cho học viên phát biểu, đưa ra những tình huống, bài tập luyện kỹ năng để học viên
thảo luận, thực hành; biết cách đúc kết vấn đề, phát triển khả năng tư duy và phát huy kinh nghiệm thực
tiễn của học viên để phát triển bài giảng.
- Tăng cường thực hành kỹ năng và giải quyết tình huống
để học viên cùng trao
đổi và thảo luận trên lớp.
3. Yêu cầu đối với việc học tập của học viên
- Hiểu rõ chức trách, nhiệm vụ và những yêu cầu ở vị trí
việc làm của công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường xã.
- Học viên phải tích cực nghiên cứu, thảo luận theo yêu cầu của giảng viên và phải tham dự đầy đủ các buổi học.
- Sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng, học viên được nâng cao kiến thức, sử dụng, áp dụng tốt các kỹ năng, nghiệp vụ
về bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ; trong lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
VI. ĐÁNH GIÁ VIỆC HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN
1. Đánh giá ý thức học tập của học viên theo quy chế học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, trong đó bao gồm việc tham dự học đầy đủ, có tinh thần tích
cực tham gia thảo luận, trao đổi.
2. Khảo sát mức độ thành thạo của học viên về kiến thức,
kỹ năng trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trước và sau khóa bồi dưỡng; khảo sát đánh giá học viên về khả năng
vận dụng những kiến thức, kỹ năng được bồi dưỡng vào thực tiễn cơ quan, đơn vị nơi học viên công tác.
3. Đánh giá chung cho toàn
Chương trình thông qua
bài thu hoạch, chấm theo thang điểm 10; học viên nào không đạt điểm 5 trở lên không được cấp chứng chỉ.
Sau khi kết thúc Chương trình bồi dưỡng và đáp ứng các điều
kiện về đánh giá việc học tập, học viên đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ bồi
dưỡng. Việc quản lý và cấp chứng chỉ bồi dưỡng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018
của Bộ Nội vụ.
VII.
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CÁC CHUYÊN ĐỀ
CHUYÊN ĐỀ 1
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ
1. Yêu cầu về bảo vệ môi trường tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
1.1. Yêu cầu chung bảo vệ môi trường
1.2. Thu gom, xử lý nước thải
1.3. Thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải rắn
1.4. Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải,
1.5. Giảm thiểu, kiểm soát tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ
1.6. Phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường
2. Giám sát thực hiện phương án bảo vệ môi trường
2.1. Nội dung thực
hiện phương án bảo vệ môi trường
2.2. Giám sát hoạt động các công trình, biện pháp bảo
vệ môi trường
2.3. Giám sát thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó
sự cố môi trường
2.4. Kế hoạch quan trắc
và giám sát môi trường của cơ sở.
3. Cơ sở sản xuất và cộng đồng dân cư bảo vệ môi
trường
3.1. Quyền và nghĩa vụ của cộng
đồng dân cư, cơ sở sản xuất trong công
tác bảo vệ môi trường
3.2. Phối hợp giữa cộng đồng dân cư và cơ sở sản xuất
để bảo vệ môi trường
4.
Một số tình huống trao đổi và thảo luận
CHUYÊN ĐỀ 2
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI QUY MÔ NÔNG HỘ
1. Yêu cầu về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi
1.1. Yêu cầu chung bảo vệ môi trường trong hoạt
động chăn nuôi
1.2. Trách nhiệm của cá nhân, hộ gia đình
2. Hướng dẫn thu gom, xử
lý chất thải chăn nuôi
2.1. Hướng dẫn xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh
2.2. Hướng dẫn thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi quy mô
nông hộ
2.3. Các mô hình xử lý chất thải chăn nuôi quy mô nông hộ hiệu quả
3. Quản lý, kiểm tra, giám
sát chất thải chăn nuôi
3.1. Quản lý chất thải chăn nuôi quy mô nông hộ
3.2. Kiểm tra, giám
sát chất thải chăn nuôi quy mô nông hộ
3.3. Trách nhiệm thực hiện quản lý, kiểm tra, giám sát chất thải chăn nuôi
4.
Một số tình huống trao đổi và thảo luận
CHUYÊN ĐỀ 3
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1. Yêu cầu về bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản
1.1. Yêu cầu chung bảo vệ môi trường trong hoạt
động nuôi trồng thủy sản
1.2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình
2. Hướng dẫn thu gom, xử
lý chất thải nuôi trồng thủy sản
2.1. Hoạt động vét đất, bùn cải tạo ao, đầm nuôi trồng thủy sản
2.2. Hướng dẫn thu gom, xử lý chất thải nuôi trồng thủy sản
2.3. Một số mô hình xử lý chất thải nuôi trồng thủy
sản hiệu quả
3. Quản lý, kiểm tra, giám
sát hoạt động nuôi trồng thủy sản đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường
3.1. Quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản
3.2. Kiểm tra, giám
sát chất thải nuôi trồng thủy sản
3.3. Trách nhiệm thực hiện quản lý, kiểm tra, giám sát
4. Một số tình huống trao đổi và thảo luận
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Căn cứ Chương trình
này, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao nhiệm vụ bồi dưỡng, biên soạn tài liệu, giáo trình,
xây dựng kế hoạch tổ chức khóa bồi dưỡng, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Vụ Tổ chức cán bộ) và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Phương Hoa