BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO ________
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ________________________ |
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CÔNG TÁC THỦ QUỸ CHO VIÊN CHỨC KIÊM NHIỆM TRONG CÁC CƠ
SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, PHỔ THÔNG VÀ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2650/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 9 năm 2020 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ
PHẠM VI ÁP DỤNG
Chương trình này dùng để bồi dưỡng
cho viên chức kiêm nhiệm công tác thủ quỹ trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ
thông, giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt và cơ sở giáo dục khác trong
hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục).
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Trang bị, cập
nhật, bổ sung kiến thức và kỹ năng về công tác thủ quỹ cho viên chức được phân
công kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ trong các cơ sở giáo dục.
- Nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động của viên chức kiêm nhiệm công tác thủ quỹ trong các
cơ sở giáo dục, góp phần kiện toàn đội ngũ viên chức làm công tác hỗ trợ, phục
vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động tài chính, kế toán trường học.
2. Mục tiêu cụ thể
Giúp viên chức kiêm nhiệm công tác
thủ quỹ trong các cơ sở giáo dục:
- Hiểu được vị
trí, vai trò, tầm quan trọng của người làm công tác thủ quỹ trong cơ sở giáo
dục; nắm được hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kế toán, tài chính, thủ
quỹ; cơ cấu tổ chức của hệ thống giáo dục; có kiến thức về nghiệp vụ công tác
thủ quỹ;
- Có khả năng xử
lý, lưu trữ hồ sơ tài liệu và các nghiệp vụ khác của công tác thủ quỹ trong các
cơ sở giáo dục;
- Vận dụng được kỹ
năng trong nghiệp vụ công tác thủ quỹ; sử dụng được các ứng dụng công nghệ
thông tin và kỹ năng giao tiếp hành chính trong thực thi nhiệm vụ.
- Tích cực, chủ
động bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng của người làm công tác thủ quỹ
trong các cơ sở giáo dục.
III. NỘI DUNG
CHƯƠNG TRÌNH
1. Khối lượng kiến
thức và thời lượng bồi dưỡng
a) Chương trình
bồi dưỡng gồm 08 học phần
b) Thời lượng bồi
dưỡng: 180 tiết (tương đương với 12 tín chỉ)
2. Cấu trúc chương trình
STT | HỌC PHẦN | SỐ TÍN CHỈ | SỐ TIẾT (đã quy
đổi) |
thuyết | Thực hành và tự học |
1 | Tổng quan về đơn vị sự nghiệp giáo dục
và hệ thống giáo dục quốc dân | 1 | 10 | 5 |
2 | Đại cương về công tác thủ quỹ trong các
cơ sở giáo dục | 2 | 20 | 10 |
3 | Quản lý học phí trong các cơ sở giáo dục | 1 | 10 | 5 |
4 | Nghiệp vụ quản lý quỹ tiền mặt | 2 | 20 | 10 |
5 | ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác thủ quỹ | 2 | 20 | 10 |
6 | Kỹ năng giao tiếp hành chính | 1 | 5 | 10 |
7 | Cập nhật kiến thức và các quy định mới | 1 | 10 | 5 |
8 | Thực hành và kiểm tra cuối khóa | 2 | 5 | 25 |
Tổng số | 12 | 100 | 80 |
IV. MÔ TẢ NỘI
DUNG CÁC HỌC PHẦN
Học phần 1: Tổng
quan về đơn vị sự nghiệp giáo dục và hệ thống giáo dục quốc dân
a) Mục tiêu
- Nắm được tổng quan về đơn vị sự
nghiệp giáo dục trong hệ thống các đơn vị sự nghiệp ở Việt Nam; vị trí, vai trò
của giáo dục mầm non, phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Vận dụng được một số kỹ năng cơ
bản để tìm hiểu về đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp và hệ thống
giáo dục quốc dân.
- Tích cực, chủ động bồi dưỡng nâng
cao kiến thức và kỹ năng của người làm công tác thủ quỹ trong các cơ sở giáo
dục.
b) Nội dung, hình thức tổ chức, phân bố thời
gian chi tiết
Nội dung | Hình thức tổ
chức (số tiết đã quy đổi) | Tổng số tiết | Ghi chú |
Lý thuyết | Thực hành và tự
học |
Khái quát về đơn vị sự nghiệp giáo dục | 3 | 2 | 5 | |
Vị trí, vai trò của giáo dục mầm non,
phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân | 3 | 2 | 5 | |
Mục tiêu phát triển giáo dục mầm non,
phổ thông ở Việt Nam | 4 | 1 | 5 | |
Tổng cộng | 10 | 5 | 15 | |
Học phần 2: Đại
cương về công tác thủ quỹ trong các cơ sở giáo dục
a) Mục tiêu
- Hiểu được khái
niệm và bản chất của công tác thủ quỹ, tầm quan trọng của công tác thủ quỹ,
phân biệt được công tác thủ quỹ và kế toán trong cơ sở giáo dục; hiểu được vị
trí, vai trò, nhiệm vụ của người làm công tác thủ quỹ trong các cơ sở giáo dục.
- Vận dụng được
một số kỹ năng cơ bản để tìm hiểu về công tác thủ quỹ trong các cơ sở giáo dục.
- Tích cực, chủ
động trong công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng của
người làm công tác thủ quỹ.
b) Nội dung, hình thức tổ chức,
phân bố thời gian chi tiết
Nội dung | Hình thức tổ
chức (số tiết đã quy đổi) | Tổng số tiết | Ghi chú |
Lý thuyết | Thực hành và tự
học |
Một số khái niệm cơ bản (chức danh thủ
quỹ, công tác thủ quỹ, quản lý tài chính ...) | 3 | | 3 | |
Sơ lược về chức trách của thủ quỹ trong
các cơ sở giáo dục | 5 | 3 | 8 | |
Sơ lược về yêu cầu năng lực của thủ quỹ
trong các cơ sở giáo dục | 5 | 3 | 8 | |
Mối quan hệ giữa công tác thủ quỹ và kế
toán trong cơ sở giáo dục | 5 | 3 | 8 | |
Một số lưu ý đối với vị trí thủ quỹ
trong các cơ sở giáo dục | 2 | 1 | 3 | |
Tổng cộng | 20 | 10 | 30 | |
Học phần 3: Quản
lý học phí trong các cơ sở giáo dục
a) Mục tiêu
- Hiểu được cơ chế
thu, quản lý học phí đối với các cơ sở giáo dục và chính sách miễn, giảm học
phí, hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Pháp luật.
- Vận dụng được
một số kỹ năng cơ bản trong tổ chức thực hiện quản lý học phí tại các cơ sở
giáo dục.
- Tích cực vận
dụng kiến thức và kỹ năng tìm hiểu về quản lý học phí; chủ động bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng trong công tác quản lý học
phí.
b) Nội dung, hình thức tổ chức,
phân bố thời gian chi tiết
Nội dung | Hình thức tổ
chức (số tiết đã quy đổi) | Tổng số tiết | Ghi chú |
Lý thuyết | Thực hành và tự
học |
Quy định về học phí đối với các cơ sở
giáo dục | 3 | 1 | 4 | |
Chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ
chi phí học tập | 3 | 1 | 4 | |
Tổ chức thu và sử dụng học phí | 2 | 1 | 3 | |
Quản lý tiền học phí và chế độ báo cáo | 2 | 2 | 4 | |
Tổng cộng | 10 | 5 | 15 | |
Học phần 4: Nghiệp
vụ quản lý quỹ tiền mặt
a) Mục tiêu
- Am hiểu về công
tác quản lý quỹ tiền mặt; có năng lực tổ chức, quản lý quỹ tiền mặt; hiểu được
nguyên tắc thu, chi, bảo quản tiền mặt; nắm vững quy trình kiểm kê tiền; có kỹ
năng thành thạo giải quyết các công việc liên quan đến nghiệp vụ công tác thủ
quỹ.
- Vận dụng được
một số kỹ năng cơ bản trong việc quản lý quỹ tiền mặt.
- Tích cực vận
dụng kiến thức và kỹ năng quản lý quỹ tiền mặt; chủ động bồi dưỡng nâng cao
kiến thức và kỹ năng về công tác quản lý quỹ tiền mặt tại các cơ sở giáo dục.
b) Nội dung, hình thức tổ
chức, phân bố thời gian chi tiết
Nội dung | Hình thức tổ
chức (số tiết đã quy đổi) | Tổng số tiết | Ghi chú |
Lý thuyết | Thực hành và tự
học |
Tổ chức thực hiện công tác quản lý quỹ
tiền mặt | 4 | 2 | 6 | |
Nguyên tắc thu chi tiền mặt; các thủ tục
về quan hệ tiền mặt với kho bạc, ngân hàng | 4 | 2 | 6 | |
Nguyên tắc bảo quản quỹ tiền mặt | 4 | 2 | 6 | |
Một số nghiệp vụ về mở số sách, xử lý
chứng từ, cập nhật việc thu chi và báo cáo thống kê | 4 | 2 | 6 | |
Quy trình kiểm kê, xử lý thừa, thiếu
tiền mặt | 4 | 2 | 6 | |
Tổng cộng | 20 | 10 | 30 | |
Học phần 5: ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác thủ quỹ
a) Mục tiêu
- Hiểu về công nghệ thông tin
(CNTT), lợi ích của CNTT trong công tác thủ quỹ; biết phân tích, lựa chọn phần
mềm CNTT trong công tác thủ quỹ.
- Sử dụng được các
ứng dụng CNTT trong nghiệp vụ thủ quỹ.
- Tích cực vận
dụng kiến thức và kĩ năng sử dụng các ứng dụng CNTT hỗ trợ nghiệp vụ thủ quỹ;
chủ động bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng sử dụng CNTT trong thực thi
nhiệm vụ.
b) Nội dung, hình thức tổ chức, phân bố thời
gian chi tiết
Nội dung | Hình thức tổ
chức (số tiết đã quy đổi) | Tổng (số tiết) | Ghi chú |
Lý thuyết Thảo luận | Thực hành và tự
học |
Vai trò của CNTT với công tác thủ quỹ | 1 | 0 | 1 | |
Giới thiệu một số phần mềm ứng dụng CNTT
trong công tác thủ quỹ | 9 | 4 | 13 | |
Chuẩn thông tin đầu vào, đầu ra của nguồn
dữ liệu về công tác thủ quỹ | 4 | 2 | 6 | |
Lưu trữ và truy xuất dữ liệu về công tác
thủ quỹ | 3 | 3 | 6 | |
Bảo mật thông tin lưu trữ dữ liệu về
công tác thủ quỹ | 3 | 1 | 4 | |
Tổng cộng | 20 | 10 | 30 | |
Học phần 6: Kỹ
năng giao tiếp hành chính
a) Mục tiêu
- Hiểu được tầm
quan trọng của việc thành thạo kỹ năng giao tiếp hành chính, sự cần thiết phải
có kỹ năng giao tiếp hành chính; nắm được kỹ năng giao tiếp hành chính cơ bản.
- Vận dụng được kỹ
năng giao tiếp hành chính trong thực thi nhiệm vụ.
- Tích cực vận
dụng kiến thức và kỹ năng giao tiếp hành chính để thực hiện giao tiếp trong nhà
trường; chủ động bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng giao tiếp hành chính
của người làm công tác thủ quỹ.
b) Nội dung, hình thức tổ chức,
phân bố thời gian chi tiết
Nội dung | Hình thức tổ
chức (số tiết đã quy đổi) | Tổng số tiết | Ghi chú |
Lý thuyết | Thực hành và tự
học |
Khái niệm giao tiếp hành chính | 0,5 | 0 | 0,5 | |
Vai trò của giao tiếp hành chính và yếu
tố ảnh hưởng | 1 | 1 | 2 | |
Nguyên tắc giao tiếp hành chính | 1 | 4 | 5 | |
Xây dựng uy tín và ảnh hưởng trong giao
tiếp hành chính | 1 | 3 | 4 | |
Phân tích đối tượng giao tiếp | 1,5 | 2 | 3,5 | |
Tổng cộng | 5 | 10 | 15 | |
Học phần 7: Cập
nhật kiến thức và văn bản mới
a) Mục tiêu
- Cập nhật kiến
thức và các văn bản mới liên quan đến công tác thủ quỹ, xu thế phát triển của
công tác thủ quỹ trường học.
- Vận dụng kiến
thức, kỹ năng được cập nhật trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Tích cực, chủ
động bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng trong việc thực hiện công tác thủ quỹ.
b) Nội dung, hình thức tổ chức,
phân bố thời gian chi tiết
Nội dung | Hình thức tổ
chức (số tiết đã quy đổi) | Tổng số tiết | Ghi chú |
Lý thuyết | Thực hành và tự
học |
Một số kiến thức và quy định mới liên
quan đến công tác thủ quỹ | 5 | 3 | 8 | |
Xu thế phát triển của công tác thủ quỹ | 5 | 2 | 7 | |
Tổng cộng | 10 | 5 | 15 | |
Học phần 8: Thực
hành và kiểm tra cuối khóa
a) Mục tiêu
-
Tổng hợp lại kiến thức qua đó hiểu được quy trình nghiệp vụ công tác thủ quỹ trong trường học.
- Biết được cơ chế quản lý nhà nước
và quy định pháp luật trong công tác thủ quỹ; biết được cơ cấu phân cấp quản lý
trong giáo dục, vị trí vai trò của giáo dục mầm non, phổ thông trong hệ thống
giáo dục quốc dân; hiểu rõ về vị trí, vai trò, các nghiệp vụ của thủ quỹ, mối
quan hệ của thủ quỹ và kế toán; biết cách lập kế hoạch công việc phù hợp với vị
trí kiêm nhiệm của mình.
- Sau khi kết thúc khóa học, người
học có được những kỹ năng nghề nghiệp sau:
+ Lập kế hoạch;
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch;
+ Soạn thảo và lưu trữ các văn bản
liên quan đến công tác thủ quỹ;
+ Quản lý và bảo quản hồ sơ, sổ
sách;
+ Giao tiếp hành chính;
+ Sử dụng máy tính và các phần mềm
chuyên dụng cho công tác thủ quỹ.
- Tích cực chia sẻ, phản hồi thông
tin khi thực hành; chủ động cùng tham gia, hợp tác trong các hoạt động học tập;
chủ động hoàn thành các yêu cầu của khóa học.
b) Nội dung, hình thức tổ chức,
phân bố thời gian chi tiết
Nội dung | Hình thức tổ
chức | Tổng số tiết |
Thực hành | Kiểm tra, đánh
giá | |
1. Thực hành nghiệp vụ thủ quỹ | 25 | 5 | 30 |
2. Thực hành ứng dụng CNTT trong công
tác thủ quỹ |
3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập |
Đánh giá cuối
khóa tập huấn
Sử dụng kết quả bài tập thực hành ở
phần trên để đánh giá cuối khóa bồi dưỡng, cụ thể là:
- Năng lực thực
hiện các nghiệp vụ thủ quỹ.
- Năng lực tổ chức
thực hiện công việc.
- Năng lực sử dụng
công nghệ thông tin trong công việc.
- Năng lực đáp ứng
sự thay đổi trong quá trình tham gia khóa học.
V. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Biên soạn tài liệu
- Trên cơ sở
Chương trình bồi dưỡng quy định tại văn bản này, các cơ sở giáo dục được giao
nhiệm vụ bồi dưỡng tự tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu bồi dưỡng. Tài liệu
bồi dưỡng được biên soạn bám sát mục tiêu và nội dung của từng học phần, phù hợp
cho việc giảng dạy của báo cáo viên cũng như việc nghiên cứu, học tập của học
viên.
- Tài liệu bồi
dưỡng có tổ hợp kiểm tra đánh giá của từng học phần; được biên soạn theo nhiều
dạng thức khác nhau để học viên dễ dàng tiếp cận và học tập như: Sách, giáo
trình, tài liệu bản mềm, powerpoint, video, bài tập thực hành...
- Yêu cầu với nhóm
biên soạn tài liệu: Nhóm biên soạn tài liệu tập hợp những chuyên gia, nhà
nghiên cứu, cán bộ quản lý, nhà giáo có kinh nghiệm trong đào tạo, sử dụng và
bồi dưỡng công tác thủ quỹ.
2. Phương pháp bồi dưỡng
a) Yêu cầu đối với
học viên
- Tham gia đầy đủ
chương trình học theo kế hoạch; thực hiện đúng nội quy của đơn vị tổ chức lớp
học.
- Trong quá trình
học tập, học viên tăng cường chia sẻ những kinh nghiệm, tình huống thực tiễn và
cách xử lý khác nhau để giải quyến vấn đề. Kết hợp với báo cáo viên để tìm ra
các cách xử lý tốt nhất.
- Học viên chủ
động vận dụng các nội dung kiến thức, kỹ năng đã được học về công tác thủ quỹ
trong nhà trường để tích cực trao đổi, chia sẻ công việc với nhau.
b) Yêu cầu đối với
báo cáo viên (giảng viên)
- Được đào tạo
chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài chính, kiểm toán, thủ quỹ, có kinh nghiệm trong
nghiên cứu xây dựng chương trình bồi dưỡng về tài chính, kiểm toán, thủ quỹ, có
năng lực sư phạm, có khả năng tổ chức thực hành tốt.
- Có kinh nghiệm
và kiến thức chuyên môn sâu, có khả năng nghiên cứu, tổng hợp tài liệu chuyên
ngành, thường xuyên cập nhật văn bản mới, kiến thức mới, nhằm đáp ứng yêu cầu
vị trí công việc phù hợp với xu thế phát triển chung.
- Có khả năng phát
triển nội dung, thiết kế tình huống và thiết kế kiểm tra, đánh giá phù hợp với
từng đặc thù riêng của các cấp học khác nhau (mầm non, tiểu học, trung học cơ
sở, trung học phổ thông).
c) Yêu cầu về nội
dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng
- Chương trình bồi dưỡng viên chức
kiêm nhiệm công tác thủ quỹ trong các cơ sở giáo dục đòi hỏi gắn liền lý thuyết
với thực hành. Do vậy, hoạt động dạy - học phải đảm bảo kết hợp giữa lý luận và
thực tiễn; giữa kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành.
- Các cơ sở được
giao nhiệm vụ có thể lựa chọn hình thức bồi dưỡng tập trung hoặc hình thức bán
tập trung.
- Ứng dụng các
phương pháp dạy học tích cực, đa dạng hóa hình thức dạy học nhằm hỗ trợ học
viên tiếp thu được tối đa kiến thức, kỹ năng cần thiết, giúp họ có thể vững
vàng thực hành trong thực tế một cách nhanh chóng.
3. Đánh giá kết quả bồi dưỡng
a) Kết thúc mỗi
học phần, học viên được đánh giá thông qua bài kiểm tra hoặc kết quả thảo luận
nhóm hoặc kết quả thực tập tình huống. Hoạt động đánh giá này là nhằm xác định
mức độ đạt được các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ ở từng học phần của
học viên.
Kết quả đánh giá mỗi học phần được
chấm theo thang điểm 10. Học viên có kết quả đánh giá dưới 5 điểm thì không đạt
yêu cầu và phải đánh giá lại. Học viên phải tích lũy đủ điểm đánh giá đạt yêu
cầu ở tất cả các học phần mới được tham gia làm bài kiểm tra, thực hành cuối
khóa.
b) Bài kiểm tra,
thực hành cuối khóa được xây dựng dựa trên yêu cầu kiến thức kỹ năng và nghiệp
vụ mà học viên phải đạt được. Bài kiểm tra, thực hành cuối khóa được chấm theo
thang điểm 10. Học viên đạt từ điểm 5 trở lên thì được cấp chứng chỉ.
4. Tổ chức thực hiện
a) Các cơ sở giáo
dục được giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Là cơ sở giáo
dục được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ cao đẳng trở lên các ngành thuộc lĩnh
vực tài chính, kiểm toán, thủ quỹ;
- Có giảng viên cơ
hữu trình độ thạc sĩ (trở lên) các ngành thuộc lĩnh vực tài chính, kiểm toán,
thủ quỹ;
- Có đủ các nguồn
lực về cơ sở vật chất, thiết bị (phòng học, thư viện, trang thông tin điện
tử...) để tổ chức bồi dưỡng;
- Có kinh nghiệm tổ
chức và triển khai các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức.
b) Cục Nhà giáo và
Cán bộ quản lý giáo dục chủ trì lập danh sách các cơ sở giáo dục đáp ứng đủ yêu
cầu theo quy định tại mục a khoản này, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
xem xét, quyết định giao nhiệm vụ cho các cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng.
c) Các cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ bồi dưỡng xây dựng kế hoạchbồi dưỡng và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ
quản lý giáo dục) trước khi tổ chức lớp học; cấp chứng chỉ bồi dưỡng cho người
học đã hoàn thành khóa học. Việc quản lý và cấp phát chứng chỉ thực hiện theo
Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ
thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng
sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân
do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành./.