BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ___________ | CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc _____________________ |
KẾ HOẠCH
Triển
khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Giám định tư pháp
(Kèm theo Quyết định số 2327/QĐ-BGTVT
ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải)
Để triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Giám định tư pháp (sau đây viết tắt là Luật) đã được Quốc hội
thông qua ngày 10/6/2020, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021 và triển
khai Quyết định số 1450/QĐ-TTg ngày 24/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám
định tư pháp, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Kế hoạch triển khai thi
hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp với nội dung
cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
Xác định các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ
hoàn thành, kết quả và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông
vận tải trong việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý của
Bộ Giao thông vận tải đảm bảo các nội dung của Luật được triển khai kịp thời,
đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.
2. Yêu cầu:
a) Quá trình triển khai thực hiện
Kế hoạch đảm bảo chất lượng và tiến độ.
b) Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ,
đồng bộ giữa các Vụ, Tổng cục, Cục, Viện và các cơ quan, đơn vị liên quan.
II. NỘI DUNG:
1. Tổ chức quán triệt việc thi hành
và phổ biến nội dung của Luật bằng hình thức phù hợp cho đội ngũ người làm giám
định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải:
- Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp chế.
- Cơ quan phối hợp: Các Vụ, Tổng
cục, Cục thuộc Bộ; Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải; Viện Khoa
học và Công nghệ giao thông vận tải;
- Thời gian thực hiện: Quý IV năm
2020.
2. Thực hiện rà soát Thông tư số
33/2014/TT-BGTVT ngày 08/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về
giám định tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải để đề xuất các nội dung cần
sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ nhằm đảm bảo phù hợp với quy định của
Luật:
- Cơ quan chủ trì: Các Vụ: Pháp
chế, Tổ chức cán bộ; Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Các Cục: Đăng kiểm Việt Nam,
Hàng hải Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam; Cục Quản lý
chất lượng và Công trình giao thông; Viện Chiến lược và Phát triển giao thông
vận tải; Viện Khoa học và Công nghệ giao thông vận tải.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan,
đơn vị liên quan.
- Thời gian hoàn thành: trước ngày
02/01/2021 và gửi kết quả rà soát về Vụ Pháp chế (Bộ Giao thông vận tải) để
tổng hợp.
3. Xây dựng quy trình giám định
thuộc chức năng quản lý của các cơ quan, đơn vị (trong đó xác định cụ thể thời
hạn giám định đối với từng loại việc giám định); xây dựng nội dung về hướng dẫn
áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp theo yêu cầu và
đặc thù của từng lĩnh vực giám định thuộc chức năng quản lý của các cơ quan,
đơn vị:
- Cơ quan chủ trì: Tổng cục Đường
bộ Việt Nam; Các Cục: Đăng kiểm Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Đường sắt Việt
Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam; Cục Quản lý chất lượng và Công trình giao
thông; Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải; Viện Khoa học và Công
nghệ giao thông vận tải.
- Cơ quan phối hợp: Vụ Pháp chế.
- Thời gian hoàn thành: trước ngày
02/01/2021 và gửi quy trình giám định, nội dung về hướng dẫn áp dụng quy chuẩn
chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp về Vụ Pháp chế (Bộ Giao thông vận
tải) để tổng hợp.
4. Xây dựng nội dung hướng dẫn về
mẫu, thành phần hồ sơ và chế độ lưu trữ hồ sơ giám định đối với loại việc giám
định thuộc chức năng quản lý của các cơ quan, đơn vị:
- Cơ quan chủ trì: Tổng cục Đường
bộ Việt Nam; Các Cục: Đăng kiểm Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Đường sắt Việt
Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam; Cục Quản lý chất lượng và Công trình giao
thông; Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải; Viện Khoa học và Công
nghệ giao thông vận tải.
- Cơ quan phối hợp: Vụ Pháp chế.
- Thời gian hoàn thành: trước ngày
02/01/2021 và gửi nội dung hướng dẫn về mẫu, thành phần hồ sơ và chế độ lưu trữ
hồ sơ giám định đối với loại việc giám định thuộc chức năng quản lý của các cơ
quan, đơn vị về Vụ Pháp chế (Bộ Giao thông vận tải) để tổng hợp.
5. Xây dựng nội dung yêu cầu về
điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện giám định đối với tổ chức
giám định tư pháp theo vụ việc thuộc chức năng quản lý của các cơ quan, đơn vị:
- Cơ quan chủ trì: Tổng cục Đường
bộ Việt Nam; Các Cục: Đăng kiểm Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Đường sắt Việt
Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam; Cục Quản lý chất lượng và Công trình giao
thông; Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải; Viện Khoa học và Công
nghệ giao thông vận tải.
- Cơ quan phối hợp: Vụ Pháp chế.
- Thời gian hoàn thành: trước ngày
02/01/2021 và gửi nội dung yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị
phương tiện giám định đối với tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thuộc chức
năng quản lý của các cơ quan, đơn vị về Vụ Pháp chế (Bộ Giao thông vận tải) để
tổng hợp.
6. Xây dựng Thông tư thay thế Thông
tư số 33/2014/TT-BGTVT
ngày 8/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về giám định tư pháp
trong lĩnh vực giao thông vận tải, trong đó đưa các nội dung tại mục 2, 3, 4, 5
Phần II của Kế hoạch này vào dự thảo Thông tư.
- Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp chế
- Cơ quan phối hợp: Các Vụ thuộc
Bộ; Văn phòng Bộ; Thanh tra Bộ; Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Các Cục: Đăng kiểm
Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam,
Hàng không Việt Nam; Cục Quản lý chất lượng và Công trình giao thông; Viện
Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải; Viện Khoa học và Công nghệ giao
thông vận tải.
- Thời gian hoàn thành: Quý I năm
2021
7. Củng cố, phát triển đội ngũ cá
nhân, tổ chức giám định tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải gắn với nhu
cầu giám định thực tế của hoạt động tố tụng; rà soát, cập nhật danh sách cá
nhân, tổ chức giám định tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải; đăng tải
danh sách người tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc:
- Cơ quan chủ trì: Vụ Tổ chức cán
bộ.
- Cơ quan phối hợp: Vụ Pháp chế,
Trung tâm Công nghệ thông tin; Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Các Cục: Đăng kiểm
Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam;
Cục Quản lý chất lượng và Công trình giao thông; Viện Chiến lược và Phát triển
giao thông vận tải; Viện Khoa học và Công nghệ giao thông vận tải.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 01
năm 2021.
8. Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ phân
công đơn vị làm đầu mối trong việc quản lý chung công tác giám định tư pháp
trong lĩnh vực giao thông vận tải.
- Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp chế
- Cơ quan phối hợp: Vụ Tổ chức cán
bộ; Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Các Cục: Đăng kiểm Việt Nam, Hàng hải Việt Nam,
Đường sắt Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam; Cục Quản lý chất lượng và Công
trình giao thông; Trung tâm công nghệ thông tin; Viện Chiến lược và Phát triển
giao thông vận tải; Viện Khoa học và Công nghệ GTVT.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 12
năm 2020.
9. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
giám định tư pháp cho người làm giám định tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận
tải
a) Rà soát, chỉnh lý hoặc xây dựng mới nội dung,
chương trình, tài liệu chuẩn phục vụ cho việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ giám
định cho đội ngũ người giám định tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải:
- Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học và
Công nghệ giao thông vận tải
- Cơ quan phối hợp: Các Vụ: Tổ chức
cán bộ, Pháp chế; Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Các Cục: Đăng kiểm Việt Nam, Hàng
hải Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam; Cục Quản lý chất
lượng và Công trình giao thông; Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận
tải;
- Thời gian hoàn thành: Quý I năm
2021.
b) Tổ chức bồi dưỡng hoặc tập huấn nghiệp vụ giám định
tư pháp cho đội ngũ giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ
việc, cán bộ chuyên môn làm giám định tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận
tải:
- Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học và
Công nghệ giao thông vận tải.
- Cơ quan phối hợp: Các Vụ: Tổ chức
cán bộ, Pháp chế; Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Các Cục: Đăng kiểm Việt Nam, Hàng
hải Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam; Cục Quản lý chất
lượng và Công trình giao thông; Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận
tải.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
10. Kiểm tra tình hình tổ chức,
hoạt động giám định tư pháp của các cơ quan, đơn vị:
- Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp chế
- Cơ quan phối hợp: Vụ Tổ chức cán
bộ
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
11. Đánh giá công tác giám định tư
pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải; đề xuất khen thưởng tổ chức, cá nhân có
đóng góp tích cực trong hoạt động giám định tư pháp:
- Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp chế
- Cơ quan phối hợp: Vụ Tổ chức cán
bộ
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1. Các cơ quan được giao nhiệm vụ
là cơ quan chủ trì có trách nhiệm:
a) Chịu trách nhiệm cuối cùng về
tiến độ, chất lượng và hiệu quả của các nội dung được giao tại Kế hoạch;
b) Kịp thời giải quyết hoặc báo cáo
cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá
trình thực hiện Kế hoạch.
2. Các cơ quan được giao nhiệm vụ
là cơ quan phối hợp có trách nhiệm: Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì triển
khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả.
3. Vụ Pháp chế có trách nhiệm:
a) Chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo
dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch;
b) Tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ về
kết quả thực hiện Kế hoạch.
4. Vụ Tài chính, Văn phòng Bộ, các
Cục, Tổng cục: bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách hoặc nguồn hỗ trợ khác để đảm
bảo thực hiện Kế hoạch.