Quyết định 2309/QĐ-BGTVT Phê duyệt Chiến lược, Kế hoạch sản xuất kinh doanh và Kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm giai đoạn 2021-2025 của Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Nam
15-12-2020
15-12-2020
Bộ Giao thông vận tải Số: 2309/QĐ-BGTVT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2020 |
Quyết định
PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC, KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 CỦA TỔNG CÔNG TY BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI
MIỀN NAM
BỘ TRƯỞNG
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày
10/02/2017 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày
30/01/2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở
hữu Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày
13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử
dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; Nghị định số 32/2018/NĐ-CP của Chính phủ về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 1166/QĐ-TTg ngày
14/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển bảo đảm an toàn
hàng hải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Tổng công ty Bảo đảm an
toàn hàng hải miền Nam tại các Tờ trình: số 1278/TTr-TCTBĐATHHMN ngày
16/6/2020, số 1477/TTr-TCTBĐATHHMN ngày 09/7/2020, số 2928/TTr-TCTBĐATHHMN ngày
08/12/2020, số 2967/TCTBĐATHHMN ngày 11/12/2020 về việc xây dựng chiến lược, kế
hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn
2021-2025 của Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam;
Theo đề nghị của Vụ trướng Vụ Quản lý doanh
nghiệp,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 của Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam với các nội dung chính sau:
I. Mục TIÊU
1. Phát triển Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam một cách toàn diện để thực hiện nhiệm vụ được giao theo hướng hiện đại hóa, ứng dụng hơn nữa các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trong quản lý và điều hành sản xuất; thiết lập và duy trì một môi trường an toàn về hàng hải góp phần phát triển các ngành kinh tế biển của Việt Nam, kết hợp bảo vệ quốc phòng, an ninh.
2. Nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển thông qua việc sử dụng tối ưu mọi nguồn lực sẵn có; tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu quản lý vận hành hệ thống đèn biển, luồng hàng hải, hoa tiêu hàng hải; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đảm bảo an toàn hàng hải theo hướng hiện đại hơn và an toàn hơn nhằm tạo điều kiện cho phát triển thương mại, kinh tế biển, kết hợp bảo vệ quốc phòng, an ninh; phối hợp tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ môi trường biển; góp phần khẳng định chủ quyền, quốc gia trên biển, đảo và hội nhập quốc tế
II. NHIỆM VỤ CHÍNH
1. Thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải trên vùng biển Việt Nam từ phía Nam cây đèn biển Sa Huỳnh (tỉnh Quảng Ngãi) trở vào hết vùng biển tỉnh Kiên Giang và khu vực Quần đảo Trường Sa bao gồm: cả mặt nước, đất liền, bờ biển và hải đảo, các luồng cảng biển, luồng hàng hải khác.
2. Thực hiện nhiệm vụ được giao về đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống báo hiệu hàng hải hiện có đáp ứng các yêu cầu của Hiệp hội các cơ quan quản lý báo hiệu hàng hải và hải đăng quốc tế; Đầu tư đồng bộ các cơ sở sản xuất phụ trợ, các cơ sở điều hành quản lý, các máy móc, thiết bị phục vụ quản lý và sản xuất.
3. Tiếp tục thực hiện đầu tư các dự án chưa được triển khai trong Đề án phát triển bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1166/QĐ-TTg ngày 14/7/2011 nhằm hỗ trợ tốt nhất cho công tác bảo đảm an toàn hàng hải và phát triển kinh tế biển.
4. Thiết lập các trạm quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trong lĩnh vực hàng hải nhằm cung cấp các thông tin thủy văn, khí tượng để tận dụng độ sâu khai thác luồng và hàng hải an toàn trên các tuyến luồng hàng hải.
5. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong quản lý vận hành báo hiệu hàng hải, khảo sát thông báo hàng hải và hoa tiêu hàng hải.
6. Tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực bảo đảm an toàn hàng hải đáp ứng được yêu cầu phát triển của Tổng công ty.
7. Đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, ổn định việc làm và cải thiện đời sống người lao động trên cơ sở nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng năng suất lao động.
8. Hợp tác quốc tế, mở rộng, khẳng định vị trí, vai trò của Việt Nam trong lĩnh vực Bảo đảm an toàn hàng hải tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và quốc tế, tham dự các diễn đàn, hội nghị quốc tế lớn của ngành như đại hội đồng của IMO; hội nghị IMPA, IHO, IALA, PIANC...
III. CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH CHỦ YẾU
1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2021-2025
Tổng công ty có trách nhiệm bảo đảm an toàn hàng hải trên vùng biển được giao quản lý, thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu trong giai đoạn 2021-2025, như sau:
Đơn vị: Triệu đồng
Stt | Chỉ tiêu | Kế hoạch hàng năm | ||||
2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 | ||
1 | Vốn chủ sở hữu | 1.769.428 | 1.791.322 | 1.813.543 | 1.836.099 | 1.858.992 |
2 | Vốn điều lệ | 1.769.428 | 1.791.322 | 1.813.543 | 1.836.099 | 1.858.992 |
3 | Nộp Ngân sách nhà nước | 214.163 | 188.144 | 198.185 | 210.076 | 220.580 |
4 | Tổng doanh thu | 1.913.243 | 1.470.448 | 1.554.850 | 1.653.857 | 1.752.444 |
- | Nhiệm vụ bảo đảm hàng hải | 637.747 | 680.357 | 722.632 | 777.222 | 828.975 |
- | Nhiệm vụ nạo vét duy tu luồng hàng hải | 1.152.950 | 658.967 | 691.915 | 726.511 | 762.837 |
- | Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh khác | 82.071 | 90.358 | 99.219 | 108.699 | 118.849 |
- | Doanh thu tài chính và thu khác | 8.000 | 8.000 | 8.000 | 8.000 | 8.000 |
- | Lợi nhuận còn lại của Công ty Hoa tiêu HH KV I nộp về Tổng công ty | 15.319 | 15.407 | 15.502 | 15.604 | 15.712 |
- | Chênh lệch vốn chủ sở hữu so với vốn điều lệ của Công ty Hoa tiêu HH KV I | 17.156 | 17.359 | 17.582 | 17.821 | 18.071 |
5 | Lợi nhuận sau thuế | 71.899 | 72.978 | 74.072 | 75.184 | 76.311 |
6 | Trích các quỹ | 71.899 | 72.978 | 74.072 | 75.184 | 76.311 |
- | Trích quỹ đầu tư phát triển | 21.570 | 21.893 | 22.222 | 22.555 | 22.893 |
- | Trích quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp | 600 | 660 | 726 | 799 | 878 |
- | Trích quỹ khen thưởng phúc lợi | 49.729 | 50.425 | 51.124 | 51.830 | 52.540 |
7 | Nợ phải trả | 450.000 | 450.000 | 450.000 | 450.000 | 450.000 |
8 | Thu nhập bình quân (triệu đồng/người/tháng) | 20,04 | 20,13 | 20,22 | 20,31 | 20,40 |
2. Kế hoạch đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025
2.1 Kế hoạch đầu tư
- Đầu tư xây dựng các nhà trạm còn thiếu phục vụ quản lý vận hành hệ thống đèn biển, hệ thống luồng hàng hải công cộng; ưu tiên xây dựng các trạm đèn biển trên khu vực quần đảo Trường Sa Việt Nam;
- Cải tạo, nâng cấp một số nhà trạm quản lý vận hành hệ thống đèn biển, hệ thống luồng hàng hải công cộng đã xuống cấp hoặc còn thiếu các hạng mục công trình cần thiết;
- Thiết lập các hệ thống hỗ trợ hàng hải điện tử AIS, ENS hệ thống chuyển đổi đèn tự động, hệ thống quản lý BĐATHH, hệ thống chống sét... cho trạm đèn biển, đăng tiêu độc lập và một số tuyến luồng hàng hải quan trọng...;
- Đầu tư đồng bộ các cơ sở sản xuất phụ trợ, các cơ sở điều hành quản lý, các trang thiết bị, báo hiệu hàng hải, phương tiện phục vụ quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Đầu tư, nâng cấp toàn bộ Hệ thống Công nghệ thông tin theo xu hướng Cách mạng Công nghệ 4.0 theo chỉ thị của Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải. Nhằm phát triển lĩnh vực CNTT trong toàn Tổng công ty theo hướng hiện đại hóa đồng bộ với các hệ thống CNTT quốc gia.
(Danh mục các dự án đầu tư giai đoạn 2021-2025 tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quyết định này)
2.2 Kế hoạch vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2021-2025 là: 548.491 triệu đồng
- Nguồn khấu hao tài sản cố định: 437.358 triệu đồng
- Nguồn vốn đầu tư phát triển: 111.133 triệu đồng
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp về sản xuất kinh doanh
- Quản lý vận hành hệ thống đèn biển, luồng hàng hải đảm bảo an toàn hàng hải trên vùng nước cảng biển, luồng hàng hải do Tổng công ty quản lý.
- Đảm bảo hệ thống đèn biển và báo hiệu hàng hải dẫn luồng đều hoạt động tốt, đảm bảo thông số theo thông báo hàng hải.
- Nâng cao hiệu quả khai thác cơ sở hạ tầng bảo đảm an toàn hàng hải; đưa các cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng vào sử dụng đúng tiến độ.
- Tăng cường công tác phối hợp hoạt động bảo đảm an toàn hàng hải giữa Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành có liên quan.
- Tăng cường quan hệ quốc tế, hợp tác quốc tế về hoạt động bảo đảm an toàn hàng hải.
2. Giải pháp về quản lý, tổ chức
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về lĩnh vực bảo đảm an toàn hàng hải.
- Tăng cường đào tạo để nâng cao năng lực cán bộ trong công tác quản lý; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực toàn diện, đồng bộ phù hợp với sự pháp triển của ngành theo hướng tuyển chọn nhân lực có trình độ cao, đào tạo và đào tạo lại nhân lực hiện có về trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, công nghệ thông tin, thiết bị điện tử.
3. Giải pháp về đảm bảo tài chính
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua việc tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả và năng xuất lao động; Ban hành mới, sửa đổi các quy chế, quy định trong quản lý tài chính, kiểm soát chi phí.
- Tăng cường quản lý tài chính để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
4. Giải pháp về đầu tư xây dựng
a) Giải pháp đảm bảo nguồn vốn
- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, thực hiện đảm bảo đúng các quy định của Nhà nước về quản lý vốn nhà nước, quản lý đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản.
- Hoàn thiện hệ thống các quy trình, quy định nội bộ trong quản lý và thực hiện đầu tư xây dựng.
b. Giải pháp đảm bảo tiến độ các dự án
- Thực hiện đầu tư xây dựng các dự án đảm bảo chất lượng và tiến độ đề ra.
- Nâng cao năng lực của các phòng, ban nghiệp vụ, điều hành quản lý chặt chẽ việc thực hiện của các nhà thầu.
- Kiểm soát chặt chẽ tiến độ và giám sát chất lượng công trình.
5. Ứng dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật mới
- Chủ động áp dụng các công nghệ và thiết bị mới để giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động.
- Hợp tác với các tổ chức quốc tế, khu vực để học tập, tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.
1. Hội đồng thành viên Tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, đảm bảo hoàn thành kế hoạch đã được phê duyệt một cách có hiệu quả, đúng quy định.
2. Kiểm soát viên Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển của Tổng công ty và báo cáo theo đúng quy định của pháp luật.
3. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải theo nhiệm vụ được giao triển khai giám sát, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch của Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam đã được phê duyệt tại Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Tổ chức cán bộ, Quản lý doanh nghiệp, Tài chính, Kế hoạch đầu tư, Kết cấu hạ tầng giao thông; Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc Tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan./.