PHỤ LỤC 1
(Ban hành kèm theo Quyết định số
2183/QĐ-BYT ngày 05/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Y
tế)
PHÂN CÔNG VÙNG VÀ DANH SÁCH ĐOÀN
KIỂM TRA
Đoàn | Thành phần đoàn (mỗi đoàn có
5-6 người) |
Đoàn 1 kiểm tra Vùng Đồng bằng
sông Hồng Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc (25 tỉnh, thành phố) | 1. Ông Lương Ngọc
Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Trưởng đoàn 2. Ông Nguyễn Công
Hoàng - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên - Phó Trưởng đoàn; 3. Bà Trương Lê Vân
Ngọc - Phó trưởng phòng Nghiệp vụ - Thanh tra - BVSKCB - Thành viên; 4. Ông Vũ Mạnh Cường -
Trưởng phòng Vật tư và Trang thiết bị y tế, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
- Thành viên; 5. Ông Dương Huy Lương
- Trưởng phòng Quản lý chất lượng - Chỉ đạo tuyến, Cục Quản lý Khám, chữa
bệnh - Thư ký; 6. Bà Lê Hảo - Văn phòng Cục Quản lý Khám, chữa
bệnh - Thành viên. |
Đoàn 2 kiểm tra Vùng Bắc Trung
Bộ và Duyên hải miền Trung (14 tỉnh, thành phố) | 1. Ông Cao Hưng Thái
- Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Trưởng đoàn 2. Ông Trần Ngọc Nghị -
Trưởng phòng PHCN&GĐ, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Thành viên; 3. Ông Trịnh Đức Nam -
Chuyên viên chính Vụ Trang thiết bị và Công trình Y tế - Thành viên; 4. Ông Ngô Viết Thống -
Phó Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Trung ương Huế - Thành viên; 5. Ông Cao Đức Phương - Phòng Nghiệp vụ - Thanh
tra - BVSKCB, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Thành viên kiêm thư ký. |
Đoàn 3 kiểm tra Vùng Tây Nguyên
và Đông Nam Bộ (11 tỉnh, thành phố) | 1. Ông Vương Ánh
Dương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Trưởng đoàn 2. Bà Hoàng Thị Thu
Hương - Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên - Thành viên; 3. Ông Trần Ngọc Nghị -
Trưởng phòng PHCN&GĐ, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Thành viên; 4. Ông Đặng Quang Định
- Phó Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Vụ Kế hoạch - Tài chính - Thành viên; 5. Bà Đỗ Thị Ngát - Phòng Nghiệp vụ - Thanh tra
- BVSKCB, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Thành viên kiêm thư ký. |
Đoàn 4 kiểm tra Vùng Đồng bằng
sông Cửu Long (13 tỉnh, thành phố) | 1. Ông Nguyễn Trọng
Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Trưởng đoàn. 2. Ông Nguyễn Tử Hiếu - Phó Vụ trưởng Vụ TTB&CTYT - Phó trưởng đoàn 3. Ông Tôn Văn Tài -
Phó trưởng phòng Tài chính kế toán kiêm Trưởng đơn vị đấu thầu, Bệnh viện Chợ
Rẫy - Thành viên; 4. Bà Lê Kim Dung -
Phòng Nghiệp vụ - Thanh tra - BVSKCB, Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Thành
viên; 5. Bà Võ Hồng Thanh - Phòng Quản lý chất lượng -
Chỉ đạo tuyến, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Thành viên kiêm thư ký. |
PHỤ LỤC 2.
HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN CƠ SỞ KHÁM
BỆNH, CHỮA BỆNH
1. Đoàn kiểm tra lập danh
sách các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và các tỉnh, thành phố thuộc địa bàn
vùng, liên lạc bằng điện thoại với các địa phương,
đơn vị để nắm sơ bộ thực trạng tại các địa phương, đơn vị.
2. Lựa chọn 1-2 bệnh viện
trực thuộc Bộ Y tế (đa khoa, chuyên khoa). Riêng vùng Tây Nguyên chưa có bệnh
viện trực thuộc Bộ Y tế, chọn thay thế bằng bệnh viện vùng Tây Nguyên.
3. Lựa chọn 1-2 tỉnh
trong vùng (ưu tiên chọn các địa phương có nhiều khó khăn) mỗi đoàn kiểm tra ít nhất 1 bệnh viện đa khoa tuyến
tỉnh, 1 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh và 1 bệnh viện/trung tâm y tế huyện.
PHỤ LỤC 3.
NỘI DUNG KIỂM TRA, KHẢO SÁT VÀ ĐỀ
CƯƠNG BÁO CÁO
1. Mục đích kiểm tra:
- Khảo sát, ghi nhận thực
trạng cung ứng, sử dụng thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế tại một số bệnh
viện;
- Khảo sát, ghi nhận tác
động của việc thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế ảnh hưởng tới chất lượng
khám, chữa bệnh và sự hài lòng của người bệnh, nhân viên y tế;
- Xác định khó khăn,
vướng mắc mang tính khách quan, chủ quan và đề xuất giải pháp ngắn hạn, dài hạn
cho các cấp quản lý trung ương, địa phương để khắc phục tình trạng thiếu thuốc,
vật tư, trang thiết bị y tế.
2. Nội dung, đề cương
- Sở Y tế, bệnh viện chuẩn bị báo cáo tóm tắt thực trạng cung ứng,
sử dụng thuốc, vật tư, TTB y tế tại đơn vị từ 3-5 trang kèm theo phụ lục chi tiết
các thuốc, vật tư, TTBYT còn thiếu (nếu có).
- Đoàn kiểm tra, khảo sát
thực trạng về các nội dung và tổng hợp báo cáo theo đề cương như sau:
+ Hoạt động khám, chữa
bệnh nói chung
+ Tình hình khám, chữa
bệnh BHYT
+ Thực trạng các thuốc,
vật tư, TTB sẵn có trong kho, đơn vị; các thuốc, vật tư hiện đang thiếu, thời
gian thiếu từ khi nào
+ Thực trạng việc mua
sắm, đấu thầu đã triển khai trong các năm gần đây
+ Các biện pháp khắc phục
của đơn vị đã được triển khai
+ Tác động, ảnh hưởng của
việc thiếu thuốc, vật tư, TTB đến chất lượng chuyên môn điều trị và chất lượng
dịch vụ
+ Tác động, ảnh hưởng của
việc thiếu thuốc, vật tư, TTB đến sự hài lòng người bệnh, nhân viên y tế
+ Xác định các khó khăn,
vướng mắc, rào cản chính dẫn tới các khó khăn trong việc mua sắm, đầu tư thuốc,
vật tư, TTB y tế (văn bản, chính sách, thực tế triển khai, chuyên môn, nghiệp
vụ...).
+ Đề xuất các giải pháp
khắc phục tới Chính phủ, Bộ Y tế, UBND các cấp...