KẾ HOẠCH HÀNH
ĐỘNG
Của Bộ Giao thông Vận tải thực hiện Quyết định số
1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 và Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn
2021-2030
(Ban hành kèm theo Quyết định 2164/QĐ-BGTVT ngày 20/12/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT)
_______________
Căn cứ các mục tiêu, quan điểm,
định hướng và nhiệm vụ cụ thể tại Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp
nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030; và
Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ
và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030, Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) ban
hành Kế hoạch hành động giai đoạn 2021-2030 như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1.1. Mục đích
Cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung,
giải pháp tại Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020, Quyết định số 36/QĐ-TTg
ngày 11/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ để phù hợp với điều kiện và tình hình
thực tiễn của Bộ GTVT. Đưa năng suất trở thành động lực phát triển quan trọng
trong các đơn vị trực thuộc, thông qua việc ứng dụng các thành tựu mới của khoa
học và công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất tiên
tiến, kết hợp với nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, phù hợp xu thế
của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
1.2. Yêu cầu
Các nhiệm vụ triển khai phải đảm
bảo tính khách quan, khoa học, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí;
thu hút được sự tham gia của các đơn vị, địa phương và các tổ chức, cá nhân
thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch hành động đáp ứng yêu
cầu, điều kiện quy định.
II. MỤC TIÊU
2.1. Mục tiêu chung
- Hỗ trợ các đơn vị trong ngành
Giao thông vận tải (viết tắt là GTVT), các đơn vị, các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực GTVT nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa (viết tắt
là năng suất chất lượng - NSCL) trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng.
- Tạo bước chuyển biến rõ rệt về
năng suất chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh cho
các đơn vị, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Đưa năng suất trở thành động lực phát triển quan trọng trong các ngành, lĩnh vực, thông qua việc ứng dụng các thành tựu mới của khoa học, công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ
cải tiến năng suất tiên tiến, kết hợp với nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực, phù hợp xu
thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư.
- Triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp trong nghiên cứu, đổi mới, chuyển giao và ứng dụng công nghệ để nâng cao năng suất; xây dựng, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công
nghệ, kế hoạch nâng cao năng suất lao động, năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) dựa trên nền tảng khoa học, công
nghệ và đổi mới sáng tạo.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tỷ lệ hài hòa của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đạt khoảng 75%.
- Xây dựng và được ban hành hàng
năm tăng khoảng 10%
- 15% các tiêu chuẩn quốc gia, qui chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (viết tắt là KH&CN) và môi trường hàng năm tăng khoảng 10% - 15%, ưu tiên các nhiệm vụ gắn liền với nâng cao NSCL trong ngành GTVT.
- Triển khai các dự án lớn, dự án trọng
điểm của ngành GTVT
có ứng dụng ít nhất một loại vật liệu
mới, công nghệ mới chiếm tỷ lệ trên 10%, ưu tiên ứng
dụng các kết quả nghiên cứu từ các nhiệm vụ KHCN và môi
trường. Lồng ghép nhiệm vụ xây dựng các tiêu chuẩn, qui chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật trong các dự án
lớn.
- Đào tạo và đạt
chứng nhận đạt tiêu chuẩn cho khoảng 15 - 20 lượt chuyên gia NSCL trong ngành
GTVT.
- Tổ chức các lớp
đào tạo, tập huấn theo kế hoạch; lồng ghép với việc triển khai các nhiệm vụ của
các chương trình quốc gia, các chương trình mục tiêu, các đề án và các kế hoạch
triển khai trong ngành GTVT để đào tạo kiến thức về NSCL dựa trên nền tảng KHCN
và đổi mới sáng tạo (viết tắt là ĐMST) phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế và
cuộc cách mạnh công nghiệp (viết tắt là CMCN) lần thứ tư cho ít nhất 250 lượt
cán bộ công chức viên chức.
III. NHIỆM
VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
3.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động
nâng cao NSCL
a) Triển khai
các chính sách, cơ chế tài chính để quản lý, hỗ trợ, khuyến khích triển khai áp
dụng các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nâng cao NSCL trong ngành GTVT, gồm:
Áp dụng các giải pháp về KHCN, ĐMST; phát triển tài sản trí tuệ; chuyển đổi số;
áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ nâng cao
NSCL, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh;...
b) Ban hành các chương trình,
nhiệm vụ KHCN về phát triển kinh tế, hoạt
động sản xuất kinh
doanh nhằm nghiên cứu áp dụng các tiến bộ
KHCN lồng ghép các hoạt động nâng cao NSCL; chương trình phát triển tài sản trí tuệ; các hoạt động
khởi nghiệp ĐMST;...
nhằm ứng dụng nhanh, hiệu quả các thành tựu của cuộc CMCN lần thứ tư phục vụ cho hoạt động
nâng cao NSCL.
c) Triển khai chính sách khuyến khích, hỗ trợ đào tạo và chứng nhận
chuyên gia NSCL
trong ngành GTVT đáp ứng tiêu chí, tiêu chuẩn theo hệ thống chứng nhận, đào tạo chuyên gia NSCL của Việt Nam. Tham mưu
triển khai chính sách hỗ trợ cơ quan, doanh nghiệp
tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về NSCL trong nước và ở nước ngoài. Xây dựng chính sách hỗ trợ triển
khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về NSCL, chương trình hướng nghiệp trong một số trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp gắn
kết với nhu cầu của doanh nghiệp trong ngành GTVT.
d) Tham gia kết nối hệ thống cơ sở
dữ liệu về NSCL dựa trên nền tảng KHCN và ĐMST của
quốc gia để chia sẻ thông tin, dữ liệu về ứng dụng các tiến bộ KHCN, các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất mới,
tiên tiến, chuyên gia
năng suất, các chỉ tiêu NSCL của ngành GTVT.
3.2. Nâng cao năng
lực nghiên cứu khoa học và công
nghệ, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia
a) Hình thành và
triển khai các cơ chế chính sách để đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ
đội ngũ nghiên cứu KH&CN
nhằm đáp ứng có hiệu quả hoạt động nâng cao NSCL.
b) Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục Quản lý chuyên ngành trong công tác rà soát, đề xuất, chủ trì xây dựng mới, cập
nhật các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật; tổ chức
xây dựng và thẩm định, công bố tiêu chuẩn cơ sở thuộc lĩnh vực chuyên ngành theo chức năng nhiệm vụ được phân công phụ trách.
c) Nâng cao năng lực nghiên cứu KH&CN của
Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục Quản lý chuyên ngành,
các đơn vị nghiên cứu, trường đại học thuộc Bộ... đáp
ứng hiệu quả hoạt động nâng cao NSCL.
c) Khuyến khích
và có các giải pháp phù hợp trong ứng dụng các công nghệ mới, vật liệu mới, các
kết quả nghiên cứu KH&CN vào thực tiễn sản xuất của Ngành.
d) Xây dựng và
ban hành các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế
- kỹ thuật phù hợp với các lĩnh vực của ngành GTVT.
3.3. Công tác thông tin, tuyên truyền về nâng cao NSCL
a) Tổ chức các hội
nghị, hội thảo để phổ biến, giới thiệu, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm áp dụng
các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến NSCL, các công cụ hỗ trợ cho sản xuất
thông minh, dịch vụ thông minh, áp dụng các giải pháp KHCN và ĐMST... để nâng
cao NSCL trong cơ quan, doanh nghiệp.
b) Phổ biến
thông tin về tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá chuyên gia NSCL, hệ thống chứng nhận và đào tạo chuyên gia NSCL của Việt Nam.
c) Thông qua hoạt động về triển khai Hiệp định
về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (gọi tắt là Hiệp
định TBT) để phổ biến các thông tin về
rào cản kỹ thuật của các nước trong tổ chức WTO; đồng thời phổ biến các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan trong nước
đến các cơ quan,
doanh nghiệp trong ngành GTVT.
d) Tổ chức triển khai các hình
thức tuyên truyền, truyền thông thích hợp (khuyến khích dùng công nghệ thông tin) để phổ biến, chia sẻ kiến
thức, kinh nghiệm về nâng cao NSCL:
- Thực hiện các phóng sự về các hoạt động trong Kế hoạch hành động, phổ biến các hiệu quả của các mô
hình nâng cao
NSCL để quảng bá trên Báo giao thông, tạp chí GTVT, Trang thông
tin điện tử của Bộ GTVT và của các
cơ quan, doanh nghiệp trong ngành GTVT.
- Thông tin, phổ biến về Kế hoạch hành
động, các kiến thức về NSCL, kiến thức về hoạt động ĐMST
để nâng cao NSCL phù hợp với xu thế cuộc CMCN lần thứ tư...trên các
phương tiện thông tin
đại chúng: Báo giao thông, tạp chí GTVT, Trang thông
tin điện tử của Bộ GTVT và của các
cơ quan, doanh nghiệp trong ngành GTVT.
- Phổ biến, truyền thông về báo cáo năng suất Việt Nam hằng năm đến các cơ quan, doanh nghiệp
trong ngành GTVT.
- Tuyên truyền bằng hình thức pa nô, áp phích; xây dựng chuyên mục tuyên truyền, phổ
biến về NSCL trên Bản tin KHCN; chia sẻ,
phổ biến các mô hình thành công trong các hoạt
động nâng cao
NSCL.
e) Tổ chức các
hoạt động sơ kết, tổng kết và tôn vinh, khen thưởng
các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực và đạt thành tích cao trong hoạt động nâng cao NSCL.
3.4. Đào tạo, tập huấn về hoạt động nâng cao NSCL
a) Rà soát, cử
người của các cơ quan,
đơn vị để tham gia đào
tạo và chứng nhận đạt yêu cầu là Chuyên gia NSCL Việt Nam.
b) Tổ chức các
lớp tập huấn, khóa đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về các giải pháp nâng cao NSCL; các giải pháp ứng dụng chuyển giao KH&CN, ĐMST, chuyển đổi số, sản xuất thông minh, sản xuất xanh, ứng dụng
công nghệ thông tin,
nâng cao năng lực
tiếp cận cuộc CMCN
lần thứ tư, kinh tế tuần hoàn... cho các cán
bộ công chức viên chức của cơ quan, lãnh đạo và người lao động của doanh nghiệp
thuộc Ngành GTVT.
c) Tổ chức các
lớp tập huấn, phổ biến, hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành để đảm bảo nâng cao chất lượng và an toàn của các
sản phẩm hàng hóa tham
gia vào thị trường trong và ngoài nước.
d) Phối hợp với
Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất
lượng tập huấn về nghiệp vụ xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; phối
hợp với Bộ Xây dựng tập huấn về nghiệp vụ xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.
e) Chú trọng
phát triển trong các tổ chức sự nghiệp KHCN công
lập, các Viện nghiên cứu, các Trường đại học. Hỗ trợ việc triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về NSCL, chương trình hướng nghiệp trong một số trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gắn
kết với nhu cầu của một số doanh nghiệp. Tổ
chức các hoạt động quảng bá, hoạt động hợp tác, kết nối cung cầu giữa các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
3.5. Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế nâng cao NSCL
a) Trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật với các nước
phát triển trên thế giới và khu vực để học hỏi và phát triển
nhằm gia tăng NSCL cho các cơ quan, doanh nghiệp trong ngành GTVT.
b) Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và phát triển KH&CN, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với
các tổ chức, Viện nghiên cứu, Trường Đại học, doanh nghiệp
tại các quốc gia phát triển trên thế giới và khu vực.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Theo chức năng nhiệm vụ và các công việc được giao trong kế hoạch hành động này, yêu cầu các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch hành động thực hiện của đơn
vị mình và tổ chức thực hiện nghiêm túc; theo dõi sát
tình hình thực hiện về NSCL để kịp thời đề xuất báo cáo
Bộ GTVT; định kỳ hàng năm báo cáo Bộ GTVT (qua Vụ KHCN).
2. Các cơ quan, đơn vị
trực thuộc Bộ GTVT
tăng cường phối hợp triển khai để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong kế hoạch hành động này; nêu cao ý thức trách nhiệm, tổ chức và cá nhân trong việc triển khai thực hiện.
Thường xuyên rà soát tiến độ và kết quả thực hiện kế hoạch hành động đã đề ra; chủ động xử lý theo thẩm quyền
hoặc đề xuất với Lãnh đạo Bộ GTVT các giải pháp nhằm xử lý kịp
thời đối với những vấn đề phát sinh./.