ĐỀ ÁN
“SỐ HÓA DỮ LIỆU LỄ HỘI TẠI VIỆT
NAM” GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số: /QĐ-BVHTTDL ngày
tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN
1. Cơ
sở pháp lý
- Luật
Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội;
- Luật
Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội;
- Nghị
định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Nghị
định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản
lý và tổ chức lễ hội;
- Nghị
định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định về ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
- Nghị
định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý
đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Nghị
định số 40/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
- Nghị
định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về việc quản lý,
kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;
- Thông
tư số 04/2014/TT-BNV ngày 23 tháng 06 năm 2014 của Bộ Nội Vụ về việc quy định
định mức kinh tế-kỹ thuật tạo lập cơ sở dữ liệu lưu trữ;
- Thông
tư số 03/2020/TT-BTTTT ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số
85/2016/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;
- Thông
tư số 03/2020/TT-BTTTT ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông Quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng
dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân
sách nhà nước;
- Thông
tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền
thông về việc ban hành danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông
tin trong cơ quan nhà nước;
- Quyết
định số 2378/QĐ-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông công bố Định mức chi phí quản lý Kế hoạch, chi phí tư vấn đầu tư
ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách nhà nước;
- Quyết
định số 1688/QĐ-BTTTT ngày 11 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2378/QĐ-BTTTT ngày 30 tháng
12 năm 2016 của Bộ Trưởng Bộ Thông tin và truyền thông công bố định mức chi phí
quản lý Kế hoạch, chi phí tư vấn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng
ngân sách nhà nước;
- Quyết
định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông về việc ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên
bản 2.0;
- Quyết
định số 4796/QĐ-BVHTTDL ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch về việc phê duyệt kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch phiên bản 1.0;
- Quyết
định số 4225/QĐ-BVHTTDL ngày 25 tháng 12 năm 2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch về việc ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn
2021-2025 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Sự
cần thiết xây dựng Đề án
Ngày
nay, những thành tựu công nghệ thông tin đã có sự tác động mạnh mẽ đến mọi mặt
của đời sống xã hội. Internet đã kết nối các mạng máy tính với nhau trên phạm
vi toàn cầu đã tạo ra khả năng chia sẻ thông tin ở một phạm vi rất lớn. Sự hình
thành của mô hình Chính phủ điện tử dẫn tới sự ra đời của tài liệu điện tử (một
loại hình tài liệu lưu trữ mới) đã tác động đến công tác lưu trữ và yêu cầu số
hóa tài liệu (chuyển tài liệu từ dạng analog (truyền thống) sang tài liệu dạng
digital (số)) nhằm nâng cao tuổi thọ tài liệu gốc và phục vụ nhanh chóng, kịp
thời yêu cầu tra cứu tài liệu lưu trữ mọi lúc, mọi nơi.
Trong
những năm qua, các tài liệu lưu trữ đã được nhiều cơ quan, tổ chức ở các tỉnh,
thành phố trong cả nước cũng như ở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành
số hóa tài liệu lưu trữ để bảo quản, khai thác và sử dụng.
Lễ hội
là một loại hình di sản văn hóa phi vật thể tồn tại ở Việt Nam từ lâu đời, có
vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, là sinh hoạt văn hóa gắn bó mật thiết
với đời sống của cộng đồng. Những năm gần đây, đất nước ta thực hiện phát triển
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong xu thế này, các hoạt động
văn hóa truyền thống trong đó có lễ hội đã được phục hồi, phát huy góp phần bảo
tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Lễ hội đã góp phần sáng tạo những
giá trị văn hóa mới làm giàu cho kho tàng văn hóa Việt Nam cần được bảo tồn vì
lợi ích của toàn xã hội. Các lễ hội được diễn ra trang trọng, an toàn, tiết
kiệm, hiệu quả, với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và các trò chơi dân gian
đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần giáo
dục truyền thống tốt đẹp của lễ hội; tôn vinh công lao của các bậc tiền nhân,
nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành phát
triển đất nước và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Thông qua các lễ
hội, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy, tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của nhân dân được đảm bảo, khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố, không
khí dân chủ trong xã hội được tăng lên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội.
Lễ hội
truyền thống (bao gồm cả lễ hội tại các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội dân
gian); Lễ hội văn hóa; Lễ hội ngành nghề và Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài
là những loại hình lễ hội đã được Chính phủ quy định tại Nghị định số
110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 quy định về quản lý và tổ chức lễ hội.
Việc số hóa lễ hội tại Việt Nam sẽ phục vụ hiệu quả công tác tra cứu tư liệu,
tuyên truyền, giới thiệu giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc ở Việt
Nam. Đối với các lễ hội tại Việt Nam, hiện nay chưa có một Đề án nào ứng dụng
công nghệ thông tin về số hóa nên việc quản lý và khai thác tài liệu về lễ hội
gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý cũng như khai thác, sử dụng tài
liệu phục vụ nhu cầu của các tổ chức và cá nhân. Việc xây dựng Đề án “Số hóa dữ
liệu lễ hội tại Việt Nam”giai đoạn 2021-2025 là cần thiết để quản lý, thống
nhất chuyên môn hóa về nghiệp vụ lưu trữ trong lĩnh vực lễ hội.
II. YÊU CẦU, MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN
1.
Yêu cầu của Đề án
- Công
tác tổ chức, thu thập thông tin, xử lý số liệu, tổng hợp, công bố và lưu giữ
thông tin phải được thực hiện theo đúng quy định của phương án điều tra. Bảo
đảm thu thập đầy đủ, chính xác, kịp thời, không trùng lặp, không bỏ sót các
thông tin quy định trong phương án điều tra. Bảo mật thông tin thu thập từ các
đối tượng điều tra theo quy định của Luật Thống kê.
- Dữ
liệu được số hóa đảm bảo tính xác thực của thông tin hệ thống số liệu và nội
dung do các địa phương cung cấp, thống nhất quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu;
tuân thủ các quy trình, kỹ thuật, hệ thống hóa cơ sở dữ liệu theo quy định.
- Cổng
thông tin về Lễ hội Việt Nam đảm bảo thân thiện, dễ sử dụng, hài hòa về bố cục,
tính năng tốc độ truy cập nhanh, phục vụ tối đa nhu cầu của người truy cập và
đảm bảo chế độ bảo mật thông tin.
- Phần
mềm quản lý cơ sở dữ liệu đảm bảo tốt công tác khai thác an toàn, đảm bảo tính
bảo mật cho hệ thống cơ sở dữ liệu.
- Trang
thiết bị phục vụ công tác số hóa cơ sở dữ liệu; quản lý cơ sở dữ liệu phải đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật, sử dụng hiệu quả trong công tác quản lý và khai thác
thông tin.
2.
Mục tiêu chung
- Thu
thập các thông tin cơ bản nhằm rà soát, đánh giá thực trạng lễ hội ở nước ta
phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Việt Nam.
- Tăng
cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội. Nâng cao vai
trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương và
người dân trong hoạt động lễ hội.
- Hệ
thống hóa cơ sở dữ liệu trong quản lý hoạt động lễ hội và khai thác cung cấp thông
tin nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm thời gian; góp phần cải cách hành chính,
nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước
về hoạt động lễ hội.
- Chuyển
đổi phương thức quản lý dữ liệu lưu trữ truyền thống sang quản lý, lưu trữ điện
tử nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội truyền thống.
3.
Mục tiêu cụ thể
- 100%
dữ liệu các loại hình lễ hội truyền thống được số hóa.
- Dữ
liệu được số hóa đảm bảo chất lượng, sử dụng hiệu quả trong công tác quản lý và
cập nhật bổ sung định kỳ các loại hình lễ hội truyền thống.
- Hoàn
chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin quản lý các loại hình lễ hội truyền
thống, đảm bảo sử dụng hiệu quả.
- Đầu tư
hoàn thiện trang thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu
và Cổng thông tin về Lễ hội truyền thống Việt Nam.
4.
Phạm vi áp dụng
Xây dựng
cơ sở dữ liệu các loại hình lễ hội tại Việt Nam
- Lễ hội
truyền thống.
- Lễ hội
văn hóa.
- Lễ hội
ngành nghề.
- Lễ hội
có nguồn gốc từ nước ngoài.
5.
Quy mô Đề án
Xây dựng
cơ sở dữ liệu các loại hình lễ hội tại Việt Nam đối với:
- Lễ hội
đăng ký hoặc thông báo với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Lễ hội
đăng ký hoặc thông báo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Lễ hội
đăng ký hoặc thông báo với Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Lễ hội
đăng ký hoặc thông báo với Ủy ban nhân dân cấp xã.
III. NỘI DUNG ĐỀ ÁN
1. Điều tra, thống kê các loại hình lễ hội tại Việt Nam
1.1.
Xây dựng phương án, lập phiếu và tổ chức điều tra khảo sát phân loại các loại
hình lễ hội
+ Xây
dựng phương án và lập biểu thống kê các loại hình lễ hội tại Việt Nam.
+ Công
bố Biểu Thống kê số liệu các loại hình lễ hội tại Việt Nam.
+ Điều
tra khảo sát tại địa phương, thu thập thông tin, tư liệu viết, hình ảnh và tổng
hợp kết quả điều tra khảo sát, phân loại các loại hình lễ hội.
+ Tổ
chức hội thảo, tọa đàm…phân tích, đánh giá số liệu thu thập.
1.2.
Xử lý kết quả điều tra khảo sát, tổng hợp, báo cáo kết quả điều tra thống kê
+ Xử lý
thông tin phiếu điều tra.
+ Tổng
hợp, báo cáo kết quả phiếu điều tra.
2. Số hóa, chuẩn hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu về lễ hội
- Giai
đoạn 1: Số hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu về lễ hội truyền thống.
Số lượng
lễ hội truyền thống tính đến 31/12/2020: 8.274 lễ hội.
- Giai
đoạn 2: Số hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu về lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề
và lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài.
Số lượng
lễ hội văn hóa tính đến 31/12/2020: 297 lễ hội.
Số lượng
lễ hội ngành nghề tính đến 31/12/2020: 18 lễ hội.
Số lượng
lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài tính đến 31/12/2020: 09 lễ hội.
3. Xây dựng, vận hành Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu nhập số
liệu điều tra, Cổng thông tin về Lễ hội Việt Nam và bổ sung trang thiết bị công
nghệ thông tin phục vụ việc nhập liệu, xử lý, tổng hợp và khai thác cơ sở dữ
liệu
3.1. Xây
dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về lễ hội Việt Nam, cho phép lưu trữ, quản
lý, khai thác và báo cáo từ các nguồn dữ liệu số hóa và điều tra thống kê, đảm
bảo việc tra cứu thuận tiện đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước về lễ hội, có khả
năng tích hợp, chia sẻ và kết nối với các cơ sở dữ liệu dùng chung của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, hệ thống đảm bảo an toàn dữ liệu.
3.2. Xây
dựng Cổng thông tin lễ hội Việt Nam: Từ cơ sở dữ liệu quản lý trên phần mềm, sẽ
được đẩy lên Cổng thông tin lễ hội Việt Nam (đầu tư xây dựng đồng thời cùng
phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu), kết nối Internet phục vụ nhu cầu tra cứu và sử
dụng của bạn đọc và quảng bá về giá trị văn hóa của lễ hội Việt Nam.
3.3 Đầu
tư mua sắm các trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ công tác số hóa tài
liệu, gồm: máy vi tính để bàn (lưu trữ dữ liệu), máy quét (Scan), máy in...
3.4.
Thuê dịch vụ công nghệ thông tin đối với việc cài đặt và vận hành Cổng thông
tin và phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về lễ hội Việt Nam kết nối Internet, đảm
bảo vận hành 24/7.
5. Đào tạo tập huấn khai thác sử dụng phần mềm
Từ nguồn
cơ sở dữ liệu điều tra thống kê cập nhật vào hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ
liệu lễ hội Việt Nam, ngoài các trường dữ liệu cơ bản không thay đổi so với
nguyên gốc, các trường dữ liệu mang tính cập nhật xây dựng báo cáo thống kê để
phục vụ công tác quản lý nhà nước về lễ hội của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
sẽ được đưa vào chương trình tập huấn đối với các đơn vị có trách nhiệm báo cáo
theo quy định.
6. Duy trì, vận hành hàng năm
- Thuê
dịch vụ duy trì, giám sát và đảm bảo an toàn thông tin cho Phần mềm quản lý cơ
sở dữ liệu và Cổng thông tin về Lễ hội Việt Nam.
- Thuê
dịch vụ quản trị, vận hành, hỗ trợ sử dụng Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và
Cổng thông tin về Lễ hội Việt Nam.
IV. DỰ TOÁN
1.
Kinh phí thực hiện
Kinh phí
thực hiện Đề án được trích từ nguồn ngân sách sự nghiệp Văn hóa thông tin cấp
của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp hàng năm cho Cục Văn hóa cơ sở.
2.
Tiến độ, thời gian thực hiện
Đề án
được triển khai thực hiện trong thời gian 05 năm, chia làm 02 giai đoạn:
STT | Thời
gian | Nội
dung |
I | Giai đoạn I (2021-2022) |
1. | Năm 2021 | Điều
tra, thống kê các loại hình lễ hội tại Việt Nam: - Xây
dựng phương án, lập phiếu và tổ chức điều tra khảo sát phân loại các loại
hình lễ hội - Xử lý kết quả điều tra khảo
sát, tổng hợp, báo cáo kết quả điều tra thống kê |
2. | Năm 2022 | - Đầu
tư trang thiết bị công nghệ thông tin - Số
hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu về lễ hội truyền thống - Xây dựng Phần mềm quản lý cơ sở
dữ liệu và Cổng thông tin về Lễ hội Việt Nam |
II | Giai đoạn II (2023-2025) |
1. | Năm 2023 | - Số
hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu về lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề và lễ hội
có nguồn gốc từ nước ngoài. - Hoàn thiện phần mềm quản lý cơ
sở dữ liệu và Cổng thông tin về Lễ hội Việt Nam |
2. | Năm 2024-2025 | - Đào
tạo tập huấn khai thác sử dụng phần mềm - Duy trì, vận hành |
V. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Cục Văn hóa cơ sở
- Xây
dựng phương án, lập phiếu và tổ chức điều tra khảo sát phân loại các loại hình
lễ hội. Xử lý kết quả điều tra khảo sát, tổng hợp, báo cáo kết quả điều tra
thống kê. Tiếp tục cập nhật, bổ sung các thông tin về quản lý và tổ chức lễ hội
sau khi Đề án được hoàn thiện.
- Chủ
trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Đề án theo
đúng tiến độ.
- Tổng
hợp báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện Đề án.
- Đề
xuất Lãnh đạo Bộ giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện
Đề án.
2.
Trung tâm Công nghệ thông tin
Phối hợp
với Cục Văn hóa cơ sở thực hiện:
- Số hóa
dữ liệu các lễ hội tại Việt Nam.
- Xây
dựng Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và Cổng thông tin về Lễ hội Việt Nam.
- Đào
tạo tập huấn khai thác sử dụng phần mềm.
- Duy
trì, vận hành phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và Cổng thông tin về Lễ hội Việt
Nam.
3.
Cục Di sản văn hóa
Phối hợp
với Cục Văn hóa cơ sở cung cấp danh mục và thông tin các lễ hội các lễ hội
truyền thống tại Việt Nam đã được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể
quốc gia.
4.
Thư viện Quốc gia Việt Nam
Phối hợp
với Cục Văn hóa cơ sở cung cấp thông tin liên quan đến các lễ hội tại Việt Nam.
5. Vụ
Kế hoạch, Tài chính
Tổng
hợp, thẩm định dự toán và bố trí kinh phí triển khai thực hiện các nội dung
được giao nhiệm vụ trong Đề án.
6. Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch, Sở
Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Phối hợp
với Cục Văn hóa cơ sở:
- Cung
cấp dữ liệu, số liệu điều tra thống kê các hoại hình lễ hội truyền thống của
địa phương đảm bảo theo yêu cầu.
- Hàng
năm cập nhật thông tin cơ sở dữ liệu lễ hội của địa phương.
- Tuyên
truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân thực hiện tra cứu các số liệu về lễ hội
tại Cổng thông tin về Lễ hội Việt Nam, thực hiện biện pháp quản lý nhà nước về
hoạt động lễ hội trong ứng dụng công nghệ thông tin.
VI. CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC
1. Trong
quá trình triển khai thực hiện Đề án, khi có vấn đề vướng mắc, phát sinh, các
cơ quan, đơn vị trao đổi với Cục Văn hóa cơ sở để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định.
2. Một
số nội dung Đề án này có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi tùy tình hình
thực tiễn và những phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
3. Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ
động, tích cực triển khai kịp tiến độ, đồng thời đề xuất, báo cáo Lãnh đạo Bộ
các nội dung mới, phát sinh./.