BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI _________ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
KẾ HOẠCH
Triển khai
Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
của Bộ Giao thông Vận tải
(Kèm theo Quyết định
số /QĐ-BGTVT ngày tháng năm 2021 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải)
____________
Triển khai
Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến
lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau
đây gọi chung là Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021); Bộ Giao thông vận
tải ban hành Kế hoạch thực hiện, cụ thể như sau:
I. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục
đích
Triển khai
có hiệu quả Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 nhằm tăng cường năng lực,
khả năng của các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Giao thông vận tải trong công tác
phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
2. Yêu
cầu
- Quán
triệt đầy đủ, kịp thời Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2021 của
Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên
tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong toàn ngành Giao thông vận tải.
- Triển
khai, tổ chức thực hiện các nội dung chỉ đạo và các văn bản hướng dẫn của Đảng,
Nhà nước, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia
Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn về công tác phòng, chống thiên
tai và tìm kiếm cứu nạn với phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng
tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ), với nguyên tắc phòng
ngừa là chính.
- Xác định
nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích
cực giữa các cơ quan, đơn vị; đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa
các cơ quan, đơn vị trong ngành Giao thông vận tải (ngành GTVT) và địa phương
trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch.
- Thường
xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc
phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
II. MỤC
TIÊU
1. Mục
tiêu chung
Chủ động
phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tổn thất về
người và tài sản của nhân dân và Nhà nước; từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng
giao thông vận tải có khả năng quản lý rủi ro thiên tai, cộng đồng, xã hội an
toàn trước thiên tai, tạo điều kiện phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
2. Mục
tiêu cụ thể đến năm 2030
- Giảm
thiệt hại do thiên tai gây ra, trong đó tập trung bảo đảm an toàn tính mạng cho
người lao động khi bão, lũ, giảm 50% thiệt hại về người do lũ quét, sạt lở đất
so với giai đoạn 2011-2020; thiệt hại về kinh tế do thiên tai thấp hơn giai
đoạn 2011-2020.
- Rà soát,
bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật, chính sách về phòng, chống thiên
tai, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho quản lý, chỉ
đạo, chỉ huy và triển khai công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn.
- Các tổ
chức, lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai được kiện toàn theo hướng
tinh gọn, chuyên nghiệp, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả.
- Đầu tư
nâng cấp phương tiện, trang thiết bị phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
tiên tiến, hiện đại.
- Nâng cao
năng lực theo dõi giám sát, dự báo, cảnh báo, phân tích nhằm đảm bảo xử lý hiệu
quả các tình huống do thiên tai gây ra.
- Nâng cao
khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, công trình phòng, chống thiên tai, nhất
là hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt; các Cảng neo đậu tàu
thuyền tránh trú bão, đảm bảo an toàn trước thiên tai theo mức thiết kế, không
làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai.
III.
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Rà soát,
bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống
thiên tai:
- Rà soát,
bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống thiên
tai bảo đảm đồng bộ, thống nhất tạo môi trường pháp lý đầy đủ, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng nhiệm vụ phòng, chống thiên
tai, nhất là xử lý các nhiệm vụ cấp bách liên quan đến ứng phó, khắc phục hậu
quả thiên tai;
- Nghiên
cứu bổ sung hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành; định
mức kinh tế - kỹ thuật; quy định về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai
trong lĩnh vực giao thông vận tải.
2. Nâng cao
nhận thức về thiên tai, rủi ro thiên tai, tăng cường quản lý rủi ro thiên tai
dựa vào cộng đồng, trong đó tập trung:
- Tuyên
truyền, phổ biến pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng, chống thiên tai và
liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai; hướng dẫn, phổ biến kỹ năng
phòng, chống thiên tai, nhất là kỹ năng ứng phó khi xảy ra tình huống thiên
tai lớn, phức tạp cho các cơ quan, đơn vị để chủ động thực hiện các biện pháp
phòng, chống, giảm thiệt hại;
- Tập huấn,
hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm về giảm nhẹ rủi ro thiên tai đối với cộng đồng
và người lao động.
3. Nâng cao
năng lực phòng, chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn:
- Kiện toàn
tổ chức bộ máy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp theo hướng tinh
gọn, chuyên nghiệp, đủ năng lực, quyền hạn, hiệu lực, hiệu quả để chỉ đạo, chỉ
huy điều hành kịp thời công tác phòng, chống thiên tai;
- Xây dựng,
hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch phòng, chống thiên tai và phương án ứng phó
thiên tai, lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các quy hoạch, kế
hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội;
- Xây dựng
kế hoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu
nạn, cập nhật và số hóa dữ liệu về thiên tai, thiệt hại do thiên tai, hệ thống
cơ sở hạ tầng, công trình phòng ,chống thiên tai;
- Nâng cấp
cơ sở hạ tầng, chủ động thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu: quản lý chặt
chẽ việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng; đảm bảo nguyên tắc tuân thủ
theo quy hoạch và chủ động ứng phó với thiên tai theo phân vùng rủi ro thiên
tai, không làm gia tăng rủi ro thiên tai;
- Rà soát
và có các giải pháp khắc phục các vị trí thường xuyên gây cản trở đến việc
thoát lũ; mở rộng khẩu độ thoát lũ các công trình qua sông, suối không đảm bảo
khả năng thoát lũ; cải tạo lòng dẫn, thanh thải vật cản dòng chảy trên sông,
suối, đảm bảo không gian thoát lũ để phòng ngừa nguy cơ xảy ra lũ, lũ ống, lũ
quét. Quản lý chặt chẽ việc khai thác cát, sỏi lòng sông nhất là đối với các
tuyến sông lớn nhằm hạn chế suy thoái, hạ thấp lòng dẫn, sạt lở bờ sông và ảnh
hưởng tới hoạt động giao thông.
4. Ứng
dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, công nghệ số, tự động hóa theo dõi, cảnh
báo thiên tai, quản lý, vận hành công trình phòng, chống thiên tai, chỉ đạo
điều hành phòng chống thiên tai; ứng dụng vật liệu mới, công nghệ tiên tiến
trong xây dựng công trình phòng, chống thiên tai đảm bảo bền vững, thân thiện với
môi trường.
5. Hợp tác
quốc tế: tăng cường hợp tác với các nhà tài trợ, cơ quan nghiên cứu khoa học để
chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, chuyển giao, ứng dụng công nghệ mới về phòng,
chống thiên tai, nhất là về dự báo, cảnh báo thiên tai, quản lý rủi ro thiên
tai, cứu hộ, cứu nạn; tận dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của
thế giới được triển khai tại Việt Nam.
IV. KINH
PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Nguồn
kinh phí thực hiện kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước, Quỹ phòng,
chống thiên tai và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp
luật.
2. Việc lập
dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí cho công tác thực hiện kế
hoạch thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước.
V. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Chỉ
huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Giao thông vận tải (Ban Chỉ
huy PCTT và TKCN Bộ Giao thông vận tải)
- Chỉ đạo
triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Bộ Giao thông vận tải trong lĩnh vực
phòng, chống thiên tai; phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương
thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai trong phạm vi cả nước theo chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy
ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
- Đôn đốc
các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án để thực hiện mục
tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược phòng chống, thiên tai và tổng hợp,
đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược hàng năm.
- Chủ trì
tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn; chỉ đạo, chỉ huy ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chỉ đạo tổ
chức diễn tập, tập huấn về phòng, chống thiên tai.
- Chỉ đạo
công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo chức năng, nhiệm
vụ được giao; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; tham mưu phê duyệt tổng
thể về sản xuất, mua sắm, sửa chữa, dự trữ trang thiết bị, vật tư dự phòng,
chống thiên tai đáp ứng với biến đổi khí hậu; đầu tư xây dựng hệ thống phi công
trình, công trình phòng, chống thiên tai.
- Phối hợp
với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan điều phối các hoạt động
hợp tác quốc tế; tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong hợp tác với
các quốc gia, các tổ chức quốc tế và đối tác về phòng ngừa, ứng phó và khắc
phục hậu quả thiên tai.
2. Tổng cục
Đường bộ Việt Nam
- Hướng
dẫn, chỉ đạo lồng ghép, triển khai nội dung phòng, chống thiên tai trong quy
hoạch, kế hoạch phát triển, hoạt động của lĩnh vực giao thông đường bộ, bảo đảm
an toàn đối với các hoạt động và công trình thuộc lĩnh vực quản lý, nhất là các
tuyến quốc lộ, công trình giao thông tại vùng thường xảy ra ngập lụt, sạt lở
đất để giảm thiểu rủi ro thiên tai.
- Chuẩn bị
đầy đủ vật tư dự phòng phục vụ công tác ứng cứu khi có sự cố do thiên tai, thảm
họa gây ra. Thường xuyên kiểm tra các khu vực đường xung yếu hay bị ngập nước,
sạt lở đất, các cầu yếu để đảm bảo giao thông thông suốt trong thời gian nhanh
nhất khi có sự cố do thiên tai, thảm họa gây ra.
- Phối hợp
với các cơ quan liên quan chỉ đạo các chủ đầu tư, các nhà thầu thi công đường
bộ thường xuyên kiểm tra, có biện pháp đảm bảo giao thông trong khi thi công
công trình trong mùa bão, lũ.
3. Cục
Đường sắt Việt Nam
- Hướng
dẫn, chỉ đạo lồng ghép, triển khai nội dung phòng, chống thiên tai trong quy
hoạch, kế hoạch phát triển, hoạt động của lĩnh vực giao thông đường sắt, bảo
đảm an toàn đối với các hoạt động và công trình thuộc lĩnh vực quản lý, nhất là
tuyến đường sắt Bắc - Nam, công trình giao thông tại vùng thường xảy ra ngập
lụt, sạt lở đất để giảm thiểu rủi ro thiên tai.
- Chỉ đạo
kiểm kê, rà soát, bổ sung số lượng, chủng loại, vị trí tập kết vật tư dự phòng,
phương tiện, thiết bị (mua sắm hàng dự trữ quốc gia đường sắt, đầu máy, toa xe,
cần cẩu cứu hộ, máy ủi, xe tải...) sẵn sàng ứng phó, khắc phục khi có thiên
tai, thảm họa, sự cố xảy ra; chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên
quan, chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống thiên tai.
4. Cục Hàng
hải Việt Nam
- Hướng
dẫn, chỉ đạo lồng ghép, triển khai nội dung phòng, chống thiên tai trong quy
hoạch, kế hoạch phát triển, hoạt động của lĩnh vực giao thông hàng hải, bảo đảm
an toàn đối với các hoạt động và công trình thuộc lĩnh vực quản lý, nhất là các
Cảng biển khi có bão đổ bộ, công trình tại vùng thường xảy ra ngập lụt, sạt lở
đất để giảm thiểu rủi ro thiên tai.
- Xây dựng
Quy hoạch các khu neo đậu cho tàu thuyền vận tải tránh trú bão; tổ chức thực
hiện các giải pháp để đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền tìm nơi neo đậu an toàn
trong mùa mưa, bão.
- Chỉ đạo
các Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam, Công ty TNHH MTV
Thông tin điện tử Hàng hải Việt Nam đảm bảo duy trì lực lượng, phương tiện
chuyên dụng phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, sẵn sàng tham gia ứng cứu
khi có lệnh.
- Tiếp tục
triển khai việc thực hiện Công ước quốc tế về Tìm kiếm cứu nạn hàng hải năm
1979 (SAR 79); tiến hành tăng cường hợp tác quốc tế về lĩnh vực tìm kiếm cứu
nạn tiến tới trao đổi đàm phán phân định Vùng tìm kiếm cứu nạn trên biển với
các nước trong khu vực.
5. Cục Hàng
không Việt Nam
- Hướng
dẫn, chỉ đạo lồng ghép, triển khai nội dung phòng, chống thiên tai trong quy
hoạch, kế hoạch phát triển, hoạt động của lĩnh vực hàng không dân dụng, bảo đảm
an toàn đối với các hoạt động và công trình thuộc lĩnh vực quản lý, nhất là các
Cảng hàng không khi có bão đổ bộ, công trình tại vùng thường xảy ra ngập lụt,
sạt lở đất để giảm thiểu rủi ro thiên tai.
- Chủ động
lập kế hoạch tổ chức thực hiện, chỉ đạo các đơn vị trong ngành phối hợp với các
ban, ngành liên quan tham gia ứng cứu khi có sự cố xảy ra; tiến hành trao đổi
để tiến hành ký kết văn bản phối hợp hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn với Hàng không dân
dụng các nước trong khu vực.
6. Cục
Đường thuỷ nội địa Việt Nam
- Hướng
dẫn, chỉ đạo lồng ghép, triển khai nội dung phòng, chống thiên tai trong quy
hoạch, kế hoạch phát triển, hoạt động của lĩnh vực giao thông đường thủy nội
địa, bảo đảm an toàn đối với các hoạt động và công trình thuộc lĩnh vực quản
lý, nhất là các Cảng thủy nội địa khi có bão đổ bộ, công trình tại vùng thường
xảy ra ngập lụt, sạt lở đất để giảm thiểu rủi ro thiên tai.
- Xây dựng
Quy hoạch các khu neo đậu cho tàu thuyền vận tải tránh trú bão; xây dựng Kế
hoạch điều tiết hướng dẫn đảm bảo giao thông, chống va trôi, va đập cho các
cầu ở những vị trí trọng yếu trên các tuyến đường thuỷ nội địa quốc gia trong
mùa mưa bão.
7. Vụ Kế
hoạch - Đầu tư: chủ trì và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chỉ đạo
lồng ghép, triển khai nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch
phát triển, hoạt động của ngành giao thông vận tải, bảo đảm an toàn đối với các
hoạt động và công trình thuộc lĩnh vực quản lý, nhất là các tuyến quốc lộ, công
trình giao thông tại vùng thường xảy ra ngập lụt, sạt lở đất để giảm thiểu rủi
ro thiên tai.
8. Vụ Khoa
học - Công nghệ: chủ trì và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát,
hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thuộc lĩnh vực giao thông vận tải để
đảm bảo an toàn, hạn chế tác động đến thiên tai, không để cản trở thoát lũ.
9. Vụ Kế
cấu hạ tầng giao thông: chủ trì và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên
quan chỉ đạo rà soát và có các giải pháp khắc phục các vị trí thường xuyên bị
sạt lở, ngập nước, gây cản trở đến việc thoát lũ trên hệ thống các tuyến quốc
lộ, đường sắt quốc gia, công trình giao thông tại vùng thường xảy ra ngập lụt,
sạt lở đất để giảm thiểu rủi ro thiên tai.
10. Vụ Hợp
tác quốc tế: chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên
quan tham mưu đàm phán, ký kết thỏa thuận, hiệp định song phương và hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai.
11. Vụ An
toàn giao thông: chủ trì và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát,
hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống thiên tai; đôn đốc
các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án để thực hiện mục
tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược; tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện
Chiến lược hàng năm.
Ban hành
kèm theo Kế hoạch này là Phụ lục lộ trình thực hiện Kế hoạch triển khai Chiến
lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ
Giao thông vận tải./.