Quyết định 203/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
28-02-2024
28-02-2024
- Trang chủ
- Văn bản
- 203/QĐ-TTg
- TẢI VỀ
- THUỘC TÍNH
Thủ tướng Chính phủ Số: 203/QĐ-TTg |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 28 tháng 2 năm 2024 |
Quyết định
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH HẠ TẦNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có Liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch; Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Quyết định số 819/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NC(2b).
THỦ TƯỚNG
Phạm Minh Chính
THỰC HIỆN QUY HOẠCH HẠ TẦNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 203/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Mục đích
- Nâng cao nhận thức và hành động, tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 819/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 819/QĐ-TTg);
- Xác định các nhiệm vụ, giải pháp, danh mục các dự án cụ thể triển khai thực hiện theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030 phù hợp với điều kiện của các bộ, ngành, địa phương; xác định rõ phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc triển khai thực hiện;
- Định hướng cho các bộ, ban ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc xây dựng kế hoạch, phối hợp với Bộ Công an và các đơn vị liên quan trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện quy hoạch trong từng giai đoạn.
2. Yêu cầu
- Kế hoạch thực hiện quy hoạch phải bám sát mục tiêu, định hướng của Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 819/QĐ-TTg;
- Đảm bảo tính tuân thủ, tính kế thừa các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện quy hoạch cấp quốc gia, kế hoạch đầu tư công đã được phê duyệt; đảm bảo tính liên kết, thống nhất, không chồng lấn, mâu thuẫn giữa các nhiệm vụ, chương trình, dự án của các ngành, các địa phương;
- Đảm bảo tính khả thi, linh hoạt trong quá trình tổ chức thực hiện; không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí khi sử dụng các nguồn lực;
- Huy động tối đa các nguồn lực và sự tham gia của các thành phần kinh tế để phát triển hạ tầng phòng cháy và chữa cháy;
- Phân bổ nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn; kết hợp hài hòa giữa các nguồn lực, đầu tư công tập trung cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định số 819/QĐ-TTg;
- Đề cao tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt của các bộ, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương đầu tư kết cấu hạ tầng phòng cháy chữa cháy; đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra ở các cấp.
II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH
1. Các nhóm nhiệm vụ trọng tâm và lộ trình thực hiện
a) Nhiệm vụ thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật về quy hoạch
- Tổ chức công bố quy hoạch, tuyên truyền phổ biến nội dung quy hoạch, cung cấp thông tin về quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để các tổ chức, nhân dân tham gia giám sát việc thực hiện quy hoạch, tham gia phát triển hạ tầng phòng cháy và chữa cháy theo quy hoạch được phê duyệt;
- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu quy hoạch, hệ thống sơ đồ, bản đồ quy hoạch bảo đảm thống nhất với nội dung Quyết định phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 819/QĐ-TTg và các quy định của pháp luật có liên quan; triển khai thực hiện lưu trữ Hồ sơ quy hoạch theo quy định; cung cấp các dữ liệu quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phục vụ xây dựng Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch;
- Báo cáo, đánh giá việc thực hiện quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy định kỳ hằng năm, 05 năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
(Các bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện các nội dụng cụ thể tại Phụ lục I kèm theo Kế hoạch này).
b) Nhiệm vụ hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy
- Nghiên cứu đề xuất sửa đổi, ban hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động đầu tư, quản lý, khai thác, bảo trì hệ thống hạ tầng phòng cháy và chữa cháy;
- Rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ chế chính sách để thực hiện khả thi, hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng địa phương;
- Hoàn thiện chế độ, chính sách nhằm thu hút nhân lực phục vụ chuyên nghiệp trong lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã được xác định tại Quyết định số 819/QĐ-TTg;
- Hoàn thiện và xây dựng bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thu hút nguồn vốn, quản lý và sử dụng các nguồn vốn hợp pháp ngoài ngân sách cho phát triển hạ tầng phòng cháy và chữa cháy theo quy hoạch được phê duyệt.
(Các bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện các nội dung cụ thể tại Phụ lục I kèm theo Kế hoạch này).
c) Nhiệm vụ phát triển hạ tầng phòng cháy và chữa cháy
Các bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện các nội dung cụ thể tại Phụ lục I kèm theo Kế hoạch này.
2. Các dự án để triển khai thực hiện quy hoạch
Ưu tiên phân bổ vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030 để thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định số 819/QĐ-TTg.
(Chi tiết theo Phụ lục II kèm theo Kế hoạch này).
Căn cứ Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia có liên quan và chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Nghị quyết số 39/2021/QH15 của Quốc hội, các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các địa phương có trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án phân bổ đất đai phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch và Luật Đất đai đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả
III. CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP, NGUỒN LỰC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Thu hút nguồn vốn cho phát triển hạ tầng
- Tập trung, bố trí đủ nguồn vốn cho công tác quy hoạch để đảm bảo tiến độ thực hiện quy hoạch; xây dựng cơ chế thu hút, tiếp nhận nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân tài trợ cho công tác lập quy hoạch để giảm bớt áp lực ngân sách;
- Ưu tiên cân đối ngân sách nhà nước, bố trí đủ nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng phòng cháy và chữa cháy (mạng lưới trụ sở, doanh trại, công trình; hệ thống thông tin liên lạc) cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
- Huy động đa dạng các nguồn lực từ ngân sách và ngoài ngân sách, nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện công tác quy hoạch và đầu tư phát triển hạ tầng phòng cháy và chữa cháy theo quy hoạch. Thể chế hóa các giải pháp huy động, sử dụng nguồn lực để đảm bảo triển khai hiệu quả, khả thi;
- Huy động nguồn vốn đầu tư cho công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ từ các nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ, nguồn đóng góp tự nguyện, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
- Điều chỉnh chỉ tiêu, nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học phòng cháy, chữa cháy (gồm cả hệ ngoài ngành Công an) phù hợp nhu cầu hàng năm và từng thời kỳ;
- Chú trọng tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học, trung học và công nhân lành nghề ngoài ngành Công an phù hợp với chuyên môn cần thiết cho công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; điều chỉnh chỉ tiêu lựa chọn số chiến sĩ nghĩa vụ có nguyện vọng phục vụ chuyên nghiệp trong lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phù hợp nhu cầu hàng năm và từng thời kỳ, tuyển chọn những người có sức khỏe tốt và kỹ năng để huấn luyện trở thành chiến sĩ chuyên nghiệp và cán bộ chuyên môn kỹ thuật cao, tinh thông về nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chính quy, tinh nhuệ, hiện đại;
- Đổi mới và đa dạng hóa hình thức, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện ở trong nước và nước ngoài để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; bảo đảm bố trí số lượng cán bộ được đào tạo chuyên ngành về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến công tác tại các địa phương theo nhu cầu thực tế triển khai Quy hoạch;
- Củng cố và phát triển lực lượng phòng cháy và cháy chữa cháy cơ sở, chuyên ngành và dân phòng; nghiên cứu tổ chức lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tình nguyện để tăng cường nguồn nhân lực phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Nghiên cứu đề xuất bổ sung, hoàn thiện chế độ, chính sách nhằm thu hút nhân lực phục vụ chuyên nghiệp, nhất là cán bộ, chiến sĩ trực tiếp chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và lái xe chữa cháy; bảo đảm quân số cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đáp ứng yêu cầu chính quy, tinh nhuệ, hiện đại và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
3. Phát triển khoa học và công nghệ
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại, công nghệ số và chuyển đổi số trong phát triển ngành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trong đó có xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống hạ tầng phòng cháy và chữa cháy phù hợp với xu hướng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
- Đảm bảo hệ thống thông tin đồng bộ, thống nhất, có khả năng kết nối, chia sẻ, tích hợp với hệ thống thông tin chỉ huy ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ trung ương đến địa phương, hệ thống cơ sở dữ liệu nghiệp vụ của ngành Công an và các bộ, ngành liên quan; hoàn thành chuyển đổi số và cung cấp dịch vụ công mức độ cao nhất trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;
- Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, chế tạo, sản xuất các loại phương tiện, khí tài, chất chữa cháy chủ yếu; phục vụ hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong nước.
4. Bảo đảm nguồn lực tài chính
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách tài chính phù hợp để đáp ứng đủ nhu cầu về vốn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng phòng cháy và chữa cháy theo quy hoạch. Thường xuyên rà soát, đánh giá thực tế nhu cầu phát triển hạ tầng từng khu vực để đề xuất danh mục ưu tiên đầu tư hợp lý, đảm bảo đầu tư tập trung, có trọng điểm phù hợp với khả năng bố trí nguồn lực;
- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch này được bố trí trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước của các bộ, ngành liên quan, địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, sử dụng tiết kiệm hiệu quả và đảm bảo về thời hạn, tiến độ thực hiện. Bộ Công an với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ trong việc nghiên cứu, báo cáo cấp thẩm quyền xem xét việc bố trí, sử dụng ngân sách hằng năm bảo đảm thực hiện các nội dung theo quy hoạch;
- Tiếp tục nghiên cứu cơ chế, chính sách huy động nguồn lực để triển khai quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, Hiệp hội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Việt Nam và các tổ chức xã hội khác. Các bộ, ngành liên quan và các địa phương chủ động bố trí, lồng ghép các nhiệm vụ và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác ngoài nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch này.
1. Bộ Công an theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện Kế hoạch này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo tổ chức thực hiện theo Kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ (qua Bộ Công an để tổng hợp).
NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 819/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HẠ TẦNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 203/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)
DANH MỤC DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA, DỰ ÁN ƯU TIÊN THEO ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH HẠ TẦNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050
(Kèm theo Quyết định số 203/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)
STT |
Tên dự án |
Tiến độ, giai đoạn đầu tư |
I |
Mạng lưới trụ sở, doanh trại, công trình ở Trung ương (Bộ Công an) |
|
1 |
Xây dựng Trung tâm chỉ huy lực lượng Phòng cháy chữa cháy Bộ Công an* |
2021 - 2025 |
2 |
Xây dựng Trung tâm huấn luyện và ứng phó khẩn cấp về PCCC và CNCH khu vực phía Bắc* |
2021 - 2027 |
3 |
Xây dựng Viện nghiên cứu khoa học công nghệ PCCC và CNCH. |
2026 - 2030 |
4 |
Xây dựng Trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện PCCC và CNCH. |
2024 - 2028 |
5 |
Xây dựng Kho phương tiện PCCC và CNCH. |
2024 - 2028 |
6 |
Trung tâm giáo dục cộng đồng về PCCC và CNCH (ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) |
2026 - 2030 |
7 |
Bảo tàng PCCC Việt Nam. |
2026 - 2030 |
II |
Mạng lưới trụ sở, doanh trại, công trình ở địa phương và các Bộ, ngành khác |
2024 - 2030 |
III |
DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ, HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC |
|
1 |
Dự án "Trang bị trang phục chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy" |
2023 - 2028 |
2 |
Dự án "Nâng cao năng lực ứng phó sự cố cháy nổ, CNCH trên sông, cảng biển, nhà cao tầng, công trình ngầm, cơ sở sản xuất, sử dụng và bảo quản hóa chất cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH". |
2023 - 2030 |
3 |
Dự án “Nâng cao năng lực cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH” sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản”* |
2021 - 2017 |
4 |
Dự án “Đầu tư trang bị phương tiện chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Phần Lan (Giai đoạn 3)* |
2023 - 2027 |
5 |
Dự án “Sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ giới của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH”. |
2023 - 2025 |
6 |
Đầu tư trang thiết bị chữa cháy và cấp cứu sự cố hỏa hoạn cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH, sử dụng vốn ODA của Chính phủ Áo - Giai đoạn III* |
2026 - 2030 |
7 |
Dự án Xây dựng Hệ thống Trung tâm chỉ huy điều hành công tác PCCC và CNCH cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH. |
2024 - 2030 |
8 |
Dự án Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về PCCC và truyền tin báo sự cố* |
2023 - 2025 |
9 |
Dự án "Đầu tư trang bị máy bay chữa cháy và CNCH cho Trung tâm Huấn luyện và ứng phó về PCCC và CNCH Bộ Công an". |
2026 - 2030 |
Ghi chú:
1. (*) Là các dự án đang triển khai đầu tư hoặc đã được đồng ý về chủ trương thực hiện.
2. Tiến độ đầu tư theo giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030 là dự kiến.
3. Dự kiến danh mục đầu tư tại bảng trên chỉ bao gồm vốn đầu tư hạ tầng phòng cháy và chữa cháy (mạng lưới trụ sở, doanh trại, công trình; hệ thống thông tin liên lạc) cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến năm 2030; không bao gồm các dự án phát triển hạ tầng phòng cháy và chữa cháy của các bộ, ngành, lĩnh vực, địa phương (được xác định trong quá trình lập, phê duyệt các dự án cụ thể của các bộ, ngành, lĩnh vực và địa phương, được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật).
SỐ LƯỢNG CÔNG TRÌNH TRỤ SỞ, DOANH TRẠI CHO LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ XÂY DỰNG MỚI ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 203/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Địa phương |
Số công trình |
1 |
An Giang |
8 |
2 |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
9 |
3 |
Bắc Giang |
10 |
4 |
Bắc Kạn |
4 |
5 |
Bạc Liêu |
9 |
6 |
Bắc Ninh |
4 |
7 |
Bến Tre |
13 |
8 |
Bình Định |
12 |
9 |
Bình Dương |
34 |
10 |
Bình Phước |
11 |
11 |
Bình Thuận |
17 |
12 |
Cà Mau |
7 |
13 |
Cần Thơ |
12 |
14 |
Cao Bằng |
12 |
15 |
Đà Nẵng |
2 |
16 |
Đắk Lắk |
17 |
17 |
Đắk Nông |
10 |
18 |
Điện Biên |
12 |
19 |
Đồng Nai |
13 |
20 |
Đồng Tháp |
4 |
21 |
Gia Lai |
19 |
22 |
Hà Giang |
11 |
23 |
Hà Nam |
8 |
24 |
Hà Nội |
21 |
25 |
Hà Tĩnh |
12 |
26 |
Hải Dương |
30 |
27 |
Hải Phòng |
5 |
28 |
Hậu Giang |
3 |
29 |
Hòa Bình |
9 |
30 |
Hưng Yên |
12 |
31 |
Khánh Hòa |
12 |
32 |
Kiên Giang |
26 |
33 |
Kon Tum |
10 |
34 |
Lai Châu |
8 |
35 |
Lâm Đồng |
11 |
36 |
Lạng Sơn |
9 |
37 |
Lào Cai |
7 |
38 |
Long An |
20 |
39 |
Nam Định |
9 |
40 |
Nghệ An |
6 |
41 |
Ninh Bình |
6 |
42 |
Ninh Thuận |
4 |
43 |
Phú Thọ |
24 |
44 |
Phú Yên |
1 |
45 |
Quảng Bình |
3 |
46 |
Quảng Nam |
23 |
47 |
Quảng Ngãi |
16 |
48 |
Quảng Ninh |
6 |
49 |
Quảng Trị |
23 |
50 |
Sóc Trăng |
11 |
51 |
Sơn La |
12 |
52 |
Tây Ninh |
3 |
53 |
Thái Bình |
7 |
54 |
Thái Nguyên |
12 |
55 |
Thanh Hóa |
21 |
56 |
Thừa Thiên Huế |
10 |
57 |
Tiền Giang |
4 |
58 |
TP.Hồ Chí Minh |
17 |
59 |
Trà Vinh |
13 |
60 |
Tuyên Quang |
8 |
61 |
Vĩnh Long |
10 |
62 |
Vĩnh Phúc |
8 |
63 |
Yên Bái |
8 |
|
Tổng cộng |
718 |
Tệp tin văn bản
Mục lục
So sánh văn bản
...Đang xử lý dữ liệu...