BỘ
TƯ PHÁP ______ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________ |
KẾ HOẠCH
Kiểm tra việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục
hành chính của Bộ Tư pháp năm 2020
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 1918/QĐ-BTP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp)
_________________________
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Đánh giá việc thực hiện các
mục tiêu, tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện cơ chế một cửa,
một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính từ đầu năm 2020 đến thời
điểm kiểm tra; chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại,
hạn chế; đề ra giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn cơ chế một cửa, một cửa liên
thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ Tư pháp và các đơn vị thuộc Bộ
trong quý tiếp theo năm 2020 và các năm tiếp theo.
- Nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của người đứng đầu các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; góp phần tạo chuyển biến
về kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức trong việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
2. Yêu cầu
- Việc kiểm tra bám sát các nhiệm vụ theo
Quyết định số 3087/QĐ-BTP ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Đề
án tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ Tư pháp và các
đơn vị thuộc Bộ; Kế hoạch thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018
của Chính phủ thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ
tục hành chính (ban hành kèm theo Quyết định số 2440/QĐ-BTP ngày 28/9/2018 của
Bộ trưởng Bộ Tư pháp); các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong
giải quyết thủ tục hành chính.
- Việc kiểm tra phải đảm bảo
tính hiệu quả, không gây trở ngại đến các hoạt động của các đơn vị được kiểm
tra.
- Kết hợp công tác kiểm tra
việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên
thông trong giải quyết thủ tục hành chính với việc kiểm tra tình hình tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ khác của Bộ do Văn phòng Bộ chủ trì tổ chức kiểm
tra.
II. NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, THÀNH PHẦN ĐOÀN KIỂM TRA
1. Nội dung kiểm tra
Kiểm tra toàn diện việc thực
hiện thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên
thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo các nhiệm vụ được giao quy định
tại Điều 35 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ thực
hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
2.
Đối tượng kiểm tra
Kiểm tra 02 đơn vị thuộc Bộ
trong số các đơn vị thực hiện nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính theo cơ
chế một cửa, một cửa liên thông, cụ thể là:
- Cục Đăng ký quốc gia giao
dịch bảo đảm;
- Cục Con nuôi.
3. Thời gian, địa điểm kiểm tra
Văn phòng Bộ có trách nhiệm
thông báo tới các đơn vị thuộc đối tượng kiểm tra và thành viên Đoàn kiểm tra
về thời gian, địa điểm kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra ít nhất 05 ngày
làm việc.
4. Thành phần
4.1. Thành phần Đoàn kiểm tra
- Trưởng Đoàn kiểm tra: Thứ
trưởng phụ trách công tác văn phòng hoặc Lãnh đạo Văn phòng Bộ.
- Thành viên:
+ Lãnh đạo các đơn vị: Văn
phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp
luật, Cục Công nghệ thông tin.
+ Thư ký Đoàn kiểm tra: Phòng
Tổng hợp - Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Bộ.
4.2. Thành phần làm việc với Đoàn kiểm tra:
+ Lãnh đạo đơn vị.
+ Đại diện lãnh đạo các phòng,
ban của đơn vị (nếu cần thiết).
+ Lãnh đạo phòng, Chuyên viên
thực hiện nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa
liên thông tại đơn vị.
5. Phương pháp tiến hành kiểm tra
-
Các đơn vị thuộc đối tượng kiểm tra có trách nhiệm xây dựng Báo cáo tình hình
thực hiện cơ chế một cửa, một
cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính của đơn vị và những đề
xuất, kiến nghị (có thể thực hiện kết hợp nội dung đưa vào báo cáo chung về
công tác cải cách hành chính theo hướng dẫn của Văn phòng Bộ tại công văn triển
khai hoạt động kiểm tra).
- Đoàn kiểm tra làm việc trực
tiếp với các đơn vị được kiểm tra hoặc kiểm tra trên cơ sở báo cáo của các đơn
vị.
- Sau kiểm tra, Văn phòng Bộ
có Báo cáo Lãnh đạo Bộ về kết quả kiểm tra; Báo cáo đồng thời được gửi đến các
đơn vị thuộc đối tượng kiểm tra và các thành viên Đoàn kiểm tra.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Văn phòng Bộ:
- Trên cơ sở Kế hoạch này và
các Kế hoạch kiểm tra khác của các đơn vị thuộc Bộ, Văn phòng Bộ điều phối,
lồng ghép các Đoàn kiểm tra tại các đơn vị bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết
kiệm.
- Dự toán kinh phí triển khai
thực hiện Kế hoạch theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp với các
đơn vị thuộc Bộ có liên quan thành lập Đoàn kiểm tra và thực hiện việc kiểm tra
theo nội dung Kế hoạch;
- Hoàn thành Báo cáo kết quả
kiểm tra theo nội dung Kế hoạch kiểm tra.
2. Thủ trưởng các đơn vị: Vụ
Tổ chức cán bộ, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cục Công
nghệ thông tin: (i) Cử Lãnh đạo cấp Vụ đơn vị tham gia Đoàn kiểm tra; (ii)
Căn cứ nội dung Kế hoạch kiểm tra, chuẩn bị nội dung theo từng lĩnh vực thuộc
chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình để làm việc với các đơn vị thuộc
đối tượng kiểm tra.
3. Thủ trưởng các đơn vị được
kiểm tra: (i) Có trách nhiệm xây dựng báo cáo gửi về Văn phòng Bộ; (ii) Bố trí
thời gian, thành phần làm việc với Đoàn kiểm tra theo yêu cầu của Kế hoạch này.
IV. KINH PHÍ
Kinh phí phục vụ cho công tác
kiểm tra việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ
tục hành chính tại Bộ Tư pháp năm
2020 được cấp từ nguồn kinh phí phục vụ công tác thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ Tư pháp năm 2020. Nội dung và định mức chi
thực hiện theo quy định tài chính hiện hành./.