QUY ĐỊNH
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ,
QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÁC PHÒNG THUỘC CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 190/QĐ-TCHQ ngày 04/02/2020 của Tổng cục trưởng
Tổng cục Hải quan)
A. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ
QUYỀN HẠN
I. Phòng Tổng hợp (Phòng 1)
Phòng Tổng
hợp có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Kiểm
tra sau thông quan công tác tổng hợp, hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác tổ
chức cán bộ; công tác tài vụ, quản trị và kiểm tra nội bộ của Cục Kiểm tra sau
thông quan.
Phòng Tổng
hợp có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Công tác
tổng hợp, hành chính, văn thư, lưu trữ;
a) Tổng
hợp, báo cáo phục vụ sơ kết, tổng kết; báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về
công tác kiểm tra sau thông quan.
b) Thực
hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị
thuộc Cục việc thực hiện hành chính, văn thư, lưu trữ; thực hiện cung cấp hồ
sơ, tài liệu lưu trữ theo chế độ quy định;
c) Thực
hiện công tác tuyên truyền, phối hợp tuyên truyền về hoạt động của Cục;
d) Xây
dựng, triển khai, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch về công tác cải
cách hành chính, hiện đại hóa hải quan, hợp tác quốc tế của Cục;
đ) Quản lý
các hoạt động công sở, quản lý nội vụ của Cục;
e) Tham gia
xây dựng văn bản pháp luật, các văn bản hướng dẫn liên quan đến lĩnh vực thuộc
chức năng quản lý của Phòng.
2. Công tác
Tổ chức cán bộ:
a) Xây
dựng, đề xuất các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của các đơn vị thuộc Cục; thành lập Ban, Tổ, Nhóm theo quy định;
b) Thực
hiện công tác nhân sự của Cục theo quy định và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ
Tài chính và Tổng cục Hải quan;
c) Hướng
dẫn, tổng hợp nhận xét đánh giá cán bộ, công chức định kỳ hàng năm;
d) Tổ chức
triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật; công tác bảo vệ
chính trị nội bộ theo quy định;
đ) Thực
hiện công tác chế độ, chính sách, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức,
người lao động của Cục theo quy định;
e) Thực
hiện công tác quản lý biên chế, hợp đồng lao động của Cục theo phân cấp;
3. Công tác
Kiểm tra nội bộ:
a) Đầu mối
tổng hợp các đề xuất của các Phòng thuộc Cục để xây dựng chương trình, kế hoạch
kiểm tra các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và kiểm tra nội bộ của Cục;
b) Tổ chức
triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra nội bộ của Cục sau khi
được phê duyệt;
c) Tổ chức
giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác kiểm tra nội bộ; công tác
phòng, chống tham nhũng; công tác liêm chính của Cục theo quy định.
d) Theo
dõi, tổng hợp các nội dung liên quan đến công tác thanh tra chuyên ngành.
4. Công tác
Tài vụ - Quản trị:
a) Thực
hiện chức năng tài vụ cấp 3.
b) Thực
hiện công tác kế toán thu thuế xuất nhập khẩu và thu khác của Cục.
c) Thực
hiện công tác mua sắm, sửa chữa, quản lý tài sản, ấn chỉ của Cục.
d) Tổ chức
thực hiện đảm bảo các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, điều kiện làm
việc, thông tin liên lạc của Cục.
5. Quản lý
công chức, hồ sơ, tài liệu và tài sản của Phòng theo quy định.
6. Thực
hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.
II. Phòng Tham mưu xử lý và quản lý doanh nghiệp ưu tiên (Phòng 2)
Phòng tham
mưu xử lý và quản lý doanh nghiệp ưu tiên có chức năng tham mưu, giúp Cục
trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan trong công tác xử lý, giải quyết khiếu nại
và công tác quản lý doanh nghiệp ưu tiên.
Phòng tham
mưu xử lý và quản lý doanh nghiệp ưu tiên có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Nhiệm vụ
tham mưu xử lý:
a) Đầu mối
tham mưu xây dựng, kiến nghị, tổng hợp sửa đổi, bổ sung các quy định về chính
sách pháp luật. Hướng dẫn, kiểm tra, trả lời vướng mắc các quy định pháp luật
xử lý vi phạm hành chính, khiếu nại tố cáo.
b) Tham mưu
công tác xử lý vi phạm pháp luật và ban hành các quyết định hành chính trong
lĩnh vực kiểm tra sau thông quan thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng.
c) Chủ trì
tham mưu cho Cục trưởng hoặc giúp Cục trưởng tham mưu cho Tổng cục trưởng giải
quyết khiếu nại quyết định hành chính thuộc thẩm quyền của Cục trưởng hoặc Tổng
cục trưởng.
d) Tổng hợp
và trả lời vướng mắc liên quan đến cưỡng chế thi hành quyết định hành chính
trong lĩnh vực hải quan.
đ) Tham mưu
cho Cục trưởng thực hiện các thủ tục tiến hành khởi tố các vụ án hình sự theo
quy định pháp luật trong lĩnh vực kiểm tra sau thông quan.
e) Tham gia
và hỗ trợ các đơn vị thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan các vụ án hành chính.
2. Nhiệm vụ
quản lý doanh nghiệp ưu tiên:
a) Tổ chức
thực hiện kiểm tra sau thông quan để thẩm định, công nhận, đình chỉ, tạm đình
chỉ, gia hạn chế độ doanh nghiệp ưu tiên; quản lý, theo dõi doanh nghiệp ưu
tiên; kiểm tra việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp ưu tiên.
b) Thường
xuyên theo dõi, phân tích, tổng hợp thông tin, dữ liệu về
tình hình, kết quả thực hiện chế độ doanh nghiệp ưu tiên trong toàn ngành; xây
dựng, quản lý hồ sơ các doanh nghiệp đã được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên;
đề xuất Cục trưởng báo cáo lãnh đạo Tổng cục chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám
sát thực hiện chế độ doanh nghiệp ưu tiên trong toàn ngành.
c) Kiểm
tra, hướng dẫn các Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong việc thực hiện chính
sách, pháp luật và quy định về doanh nghiệp ưu tiên.
d) Tham mưu
sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, quy
trình nghiệp vụ về doanh nghiệp ưu tiên.
3. Quản lý
công chức, hồ sơ, tài liệu và tài sản của Phòng theo quy định.
4. Thực
hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.
III. Phòng Tham mưu hướng dẫn kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất nhập
khẩu theo loại hình kinh doanh (Phòng 3)
Phòng Tham
mưu hướng dẫn kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình
kinh doanh có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan trong công tác kiểm tra sau thông
quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình kinh doanh.
Phòng Tham
mưu hướng dẫn kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh thực hiện các nhiệm vụ, quyền
hạn cụ thể sau:
1. Tham mưu
sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật, quy trình nghiệp vụ, các văn bản hướng
dẫn về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại
hình kinh doanh.
2. Xử lý
các kiến nghị, vướng mắc phát sinh liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
theo loại hình kinh doanh.
3. Tổ chức
triển khai hướng dẫn, kiểm tra các Cục Hải quan và các Chi cục thuộc Cục Kiểm
tra sau thông quan theo phân công; hoặc thực hiện thanh tra chuyên ngành theo
quy định pháp luật và theo phân cấp.
4. Tổ chức
nghiên cứu các quy định pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế và pháp luật
khác có liên quan để nhận diện rủi ro các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu
theo loại hình kinh doanh; tổ chức thu thập, phân tích thông tin từ các nguồn
trong và ngoài ngành để lập hồ sơ doanh nghiệp; phối hợp Phòng Thu thập, xác minh và xử lý thông tin để xây dựng
kế hoạch kiểm tra sau thông quan của Cục trong từng thời kỳ.
5. Quản lý
công chức, hồ sơ, tài liệu và tài sản của Phòng theo quy định.
6. Thực
hiện nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.
IV. Phòng Tham mưu, hướng dẫn kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất nhập
khẩu theo loại hình khác (Phòng 4)
Phòng Tham
mưu, hướng dẫn kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình
khác có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan trong
công tác kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo tất
cả các loại hình xuất khẩu, nhập khẩu không bao gồm loại hình kinh doanh được
quy định tại điểm III nêu trên (sau đây gọi chung là loại hình khác).
Phòng Tham
mưu, hướng dẫn kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình
khác có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Tham mưu
sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật, quy trình nghiệp vụ, các văn bản hướng
dẫn về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại
hình khác.
2. Xử lý
các kiến nghị, vướng mắc phát sinh liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
theo loại hình khác.
3. Tổ chức
triển khai hướng dẫn, kiểm tra các Cục Hải quan và các Chi cục thuộc Cục Kiểm
tra sau thông quan theo phân công; hoặc thực hiện thanh tra chuyên ngành theo
quy định pháp luật và theo phân cấp.
4. Tổ chức
nghiên cứu các quy định pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế và pháp luật
khác có liên quan để nhận diện rủi ro các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu
theo loại hình khác; tổ chức thu thập, phân tích thông tin từ các nguồn trong
và ngoài ngành để lập hồ sơ doanh nghiệp; phối hợp
Phòng Thu thập, xác minh và xử lý thông tin để xây dựng kế hoạch kiểm tra sau
thông quan của Cục trong từng thời kỳ.
5. Quản lý
công chức, hồ sơ, tài liệu và tài sản của Phòng theo quy định.
6. Thực
hiện nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.
V. Phòng Thu thập, xác minh và xử lý thông tin (Phòng 5)
Phòng Thu
thập, xác minh và xử lý thông tin có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục
Kiểm tra sau thông quan trong công tác thu thập, xác minh, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin phục vụ công tác kiểm tra
sau thông quan.
Phòng Thu
thập, xác minh và xử lý thông tin có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Chủ trì
nghiên cứu các quy định pháp luật về hải quan, về thuế và các pháp luật khác có
liên quan đến quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Đầu mối
tiếp nhận thông tin từ các nguồn thông tin trong và ngoài ngành, danh sách
doanh nghiệp rủi ro theo từng lĩnh vực từ các Phòng tham mưu, Chi cục thuộc
Cục.
3. Tổ chức
thu thập, phân tích, đánh giá thông tin từ các nguồn theo quy định pháp luật.
4. Xây dựng
kế hoạch kiểm tra sau thông quan từng thời kỳ và đề xuất tổ chức thực hiện kế
hoạch kiểm tra trong toàn lực lượng kiểm tra sau thông quan.
5. Tham gia
xây dựng văn bản pháp luật, các văn bản hướng dẫn liên quan đến lĩnh vực thuộc
chức năng quản lý của Phòng.
6. Hỗ trợ
các đơn vị trong lực lượng kiểm tra sau thông quan sử dụng các chương trình
quản lý của ngành, các phần mềm chuyên dụng phục vụ kiểm tra sau thông quan.
Kiểm soát, điều hành, quản lý Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp phục vụ
kiểm tra sau thông quan và quản lý rủi ro (Hệ thống STQ01).
7. Quản lý
công chức, hồ sơ, tài liệu và tài sản của Phòng theo quy định.
8. Thực
hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.
B. CƠ CẤU TỔ CHỨC
1. Các
Phòng thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có Trưởng phòng và không quá 03 (ba)
Phó Trưởng phòng.
Trưởng
phòng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và pháp luật về toàn bộ hoạt động của
Phòng. Phó Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và pháp luật về
nhiệm vụ được phân công phụ trách.
2. Việc bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thực hiện theo quy
định của Pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Biên chế
của các Phòng thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan do Cục trưởng Cục Kiểm tra sau
thông quan quyết định trong tổng số biên chế được giao.
C. MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Mối quan hệ
công tác của các Phòng thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan:
1. Chịu sự
chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông
quan.
2. Đối với
các Phòng, các Chi cục kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông
quan là quan hệ phối hợp công tác để thực hiện
nhiệm vụ được giao.
3. Đối với
các đơn vị trong và ngoài ngành hải quan là quan hệ phối hợp công tác theo quy
định của pháp luật, quy chế phối hợp và chỉ đạo của Cục
trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan./.