KẾ HOẠCH
TUYÊN
TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2021 CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1892/QĐ-BKHĐT ngày
30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu
tư)
I. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
1.1. Triển khai thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản
hướng dẫn thi hành Luật; đáp ứng kịp thời nhu cầu tìm hiểu văn bản quy phạm
pháp luật của các đối tượng thi hành.
1.2. Kịp thời phổ biến, tuyên truyền các luật, pháp lệnh, các văn bản quy
phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh thuộc lĩnh
vực kế hoạch và đầu tư mới được ban hành.
2. Yêu cầu:
2.1. Bám sát nhiệm vụ trọng tâm của ngành kế hoạch và đầu tư năm 2020; phát
huy thế mạnh của từng đơn vị và huy động sự tham gia tích cực của Báo, Tạp chí
ngành.
2.2. Gắn hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật với hoạt động hỗ trợ pháp
lý cho doanh nghiệp, công tác soạn thảo văn bản, hoạt động tuyên truyền, hỗ
trợ, cung cấp thông tin cho người dân, doanh nghiệp và các hoạt động quản lý
nhà nước khác theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị.
2.3. Phát huy vai trò chủ động tham mưu của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Kế
hoạch và Đầu tư trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật.
2.4. Đa dạng hóa các mô hình, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù
hợp với đặc thù Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC
1. Phổ biến, tuyên truyền các Luật, Pháp lệnh được Quốc hội khóa XIV thông
qua tại các Kỳ họp thứ 8, 9, 10; văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Kế hoạch và
Đầu tư chủ trì soạn thảo, ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
ban hành trong năm 2020 và 2021.
1.1. Phổ biến, tuyên truyền các luật, pháp lệnh được Quốc hội khóa XIV
thông qua tại các Kỳ họp thứ 8, 9, 10.
a) Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ tổ chức phổ biến,
tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, công chức Bộ Kế hoạch và Đầu tư các luật,
pháp lệnh đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại các Kỳ họp thứ 8, 9, 10.
b) Các đơn vị được giao soạn thảo Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp
(sửa đổi), Luật đầu tư theo phương thức đối tác công - tư, Luật Quy hoạch, Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch, Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công chủ trì, phối hợp với các đơn vị có
liên quan phổ biến, tuyên truyền các Luật này cho các tổ chức, cá nhân thuộc
đối tượng điều chỉnh của Luật.
1.2. Đối với các văn bản quy phạm pháp luật khác, đơn vị được giao chủ trì
soạn thảo căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế tại đơn vị để xây
dựng kế hoạch và tổ chức phổ biến bằng các hình thức thích hợp; bảo đảm phù hợp
với các đối tượng điều chỉnh của văn bản.
2. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến pháp luật trên các
phương tiện thông tin đại chúng, trong đó lực lượng nòng cốt là các báo, tạp
chí trong ngành, qua đó tạo kênh thông tin quan trọng trong việc lấy ý kiến và
tuyên truyền rộng rãi đối với các văn bản quy phạm pháp luật ngay trong quá
trình soạn thảo.
2.1. Báo, tạp chí ngành kế hoạch và đầu tư phối hợp với Vụ Pháp chế, Văn
phòng Bộ và các đơn vị thuộc Bộ được giao chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm
pháp luật để đăng tải kịp thời các thông tin về soạn thảo và áp dụng văn bản
quy phạm pháp luật.
2.2. Trung tâm tin học có trách nhiệm cập nhật kịp thời văn bản quy phạm
pháp luật do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo, ban hành hoặc trình cấp có thẩm
quyền ban hành trên Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Vụ Pháp chế có trách nhiệm hướng dẫn, triển khai; tổ chức kiểm tra, đôn
đốc, theo dõi và đánh giá công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong cơ quan Bộ
Kế hoạch và Đầu tư. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
2. Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm:
2.1. Xác định nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp
luật tại cơ quan, đơn vị mình để xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật
đảm bảo đúng mục đích, ý nghĩa của việc ban hành văn bản pháp luật.
2.2. Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan phổ biến, giáo dục pháp
luật đối với các văn bản quy phạm pháp luật được giao chủ trì soạn thảo hoặc có
nội dung điều chỉnh thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ.
2.3. Tham gia đầy đủ và tích cực hội nghị phổ biến các các văn bản quy phạm
pháp luật. Tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật đến cán bộ, công chức trong đơn
vị đối với các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác chuyên môn.
2.4. Lồng ghép hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật với việc triển khai
thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong cơ quan đơn vị mình, hoạt động hỗ trợ pháp
lý doanh nghiệp.
2.5. Căn cứ vào Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2021, tổ chức
thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong đơn vị và trong toàn hệ
thống (nếu có).
2.6. Báo cáo kết quả thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trước
ngày 15/6/2021 đối với báo cáo kết quả triển khai công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật 6 tháng đầu năm và trước 10/11/2021 đối với báo cáo tổng kết công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật năm.
3. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện
theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/1/2014 của
Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết
toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của
người dân tại cơ sở.