Mục tiêu | Các HĐCS của CT DPO-1 (dự kiến hoàn thành trong 2020) | Các HĐCS của CT DPO-2 (dự kiến hoàn thành trong 2021) | Các HĐCS của CT DPO-3 (dự kiến hoàn thành trong 2022) | Chỉ số đánh giá kết quả |
Trụ cột 1: Đổi mới hoạt động điều phối vùng thông
qua thể chế, cơ chế mạnh hơn |
Thiết lập và vận hành thể chế vùng có tính đại diện
và trách nhiệm giải trình | 1. Để tăng cường điều phối
vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định 825/QĐ-TTg ngày 12/6/2020 thành lập Hội đồng điều phối vùng bao gồm đại
diện các cơ quan có liên quan ở cấp trung ương, địa phương và có thẩm quyền
hài hòa, thúc đẩy các dự án đầu tư, quy hoạch/kế hoạch và chính sách có tính
vùng/liên tỉnh (Đã hoàn thành) | 1. Để tăng cường hiệu quả
hoạt động của Hội đồng điều phối vùng, Hội đồng sẽ thành lập các tiểu ban
theo các vấn đề trọng tâm nếu cần (ví dụ vấn đề quản lý nước, chuỗi giá trị
nông nghiệp). | 1. Để tăng cường trách
nhiệm giải trình và tính minh bạch. Hội đồng điều phối vùng báo cáo và công
khai thông tin về kết quả hoạt động liên quan đến các dự án liên vùng, các
vấn đề điều phối, định kỳ sáu tháng một lần và thông tin về kinh phí hoạt
động hàng năm. | Tỷ lệ các khuyến nghị của
Hội đồng vùng được Thủ tướng Chính phủ thông qua: Hiện trạng: 0 Mục tiêu (2025): (sẽ xác
định) |
Xây dựng và thực hiện quy hoạch vùng và quy hoạch
tỉnh | 2. Để có sự thống nhất và
hài hòa giữa các ưu tiên đầu tư của vùng và của tỉnh, Thủ tướng Chính phủ ban
hành chỉ thị về triển khai lập quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 nhằm đảm bảo
tính liên kết, đồng bộ, kế thừa, ổn định và hệ thống giữa các quy hoạch, và
Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành các hướng dẫn cụ thể cho ĐBSCL | 2. Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch vùng ĐBSCL và Quy hoạch của 1 số tỉnh ĐBSCL theo Chỉ thị và
hướng dẫn trong HĐCS 1.2. | 2. Để theo dõi việc thực
hiện quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ đưa ra khung
đánh giá định kỳ hiệu quả thực hiện quy hoạch. | Tổng mức đầu tư của các dự
án liên vùng/liên tỉnh được phê duyệt và đưa vào triển khai: Hiện trạng: 0 Mục tiêu (2025): 45% (sẽ
khẳng định) |
Xây dựng nền tảng thông tin phục vụ ra quyết định
dựa trên bằng chứng | 3. Để đảm bảo khả năng tích
hợp và truy cập của thông tin và dữ liệu đa ngành. Thủ tướng Chính phủ ban
hành lộ trình xây dựng cơ sở dữ liệu liên ngành tích hợp về ĐBSCL (Đã hoàn thành) | 3. Để thực hiện việc tích
hợp và truy cập các cơ sở dữ liệu không gian của ĐBSCL phục vụ các bên liên
quan (công và tư), Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Bộ Thông tin và
Truyền thông ban hành khung cơ sở dữ liệu liên ngành trong đó có các tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. | 3. Để hỗ trợ các giải pháp
đa ngành cho ĐBSCL, Bộ Tài nguyên và Môi trường vận hành hệ thống thông tin
phục vụ ra quyết định, đặt tại Trung tâm dữ liệu vùng ĐBSCL, cung cấp các dữ
liệu và phân tích cơ bản về tài nguyên và môi trường. | Tỷ lệ các báo cáo đánh giá
tiền khả thi hoặc khả thi cho dự án liên vùng/liên tỉnh trọng điểm có sử dụng
các thông tin dữ liệu liên ngành từ Trung tâm dữ liệu vùng ĐBSCL: Hiện trạng: 0 Mục tiêu (2025): 60% (sẽ
khẳng định) |
Trụ cột 2: Cải cách cơ chế, chính sách liên ngành,
liên tỉnh tích hợp theo không gian |
Lồng ghép các đánh giá tổng hợp về lợi ích và rủi ro
biến đổi khí hậu và môi trường trong quyết định đầu tư | 4. Để tăng cường tính thống
nhất trong các đánh giá tác động của biến đổi khí hậu ở ĐBSCL, Thủ tướng
Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí để lựa chọn biến đổi khí hậu và phê duyệt Kịch
bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng chi tiết cho vùng ĐBSCL | 4. Để triển khai áp dụng
các kịch bản HĐCS 1.4 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành bộ công cụ hướng
dẫn sử dụng các kịch án này trong các ngành, lĩnh vực cụ thể. | 4. Để tăng cường tính chống
chịu với biến đổi khí hậu của hệ thống hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL, Bộ Giao
thông vận tải ban hành các bản đồ về mức độ rủi ro. | Tỷ lệ các dự án đầu tư ở
địa phương đáp ứng các tiêu chí tích hợp về thích ứng với biến đổi khí hậu: Hiện trạng: 0% Mục tiêu (2025): 60% (sẽ
khẳng định) |
Tăng cường chuyển đổi theo hướng nông nghiệp đa
dạng, thích ứng với BĐKH và nâng cao giá trị gia tăng | 5. Để thúc đẩy các hệ thống
sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa và thích ứng với biến đổi khí
hậu, Chính phủ sửa đổi, Nghị quyết về an ninh lương thực và điều chỉnh chỉ
tiêu đất trồng lúa trên cả nước. | 5. Để thực hiện nghị quyết
trong HĐCS 1.5, các tỉnh ĐBSCL điều chỉnh chỉ tiêu về sản lượng lúa gạo. | 5. Để tăng cường chuỗi giá
trị nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi/ban hành các
tiêu chuẩn để nâng cao chất lượng trong sản xuất và chế biến lương thực. | Tăng tỷ lệ giá trị gia tăng
cho các sản phẩm nông nghiệp (so với tổng sản phẩm nông nghiệp) trong vùng
ĐBSCL: Hiện trạng: (sẽ xác định) Mục tiêu (2025): (sẽ xác
định) |
Tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nước
theo phương pháp tích hợp. | 6. Để tăng cường hiệu quả
sử dụng nước nông nghiệp và cải thiện dịch vụ thủy lợi, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định 633/QĐ-TTg ngày 12/5/2020 phê duyệt đề án hiện đại hóa
hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các
tiểu vùng sinh thái vùng ĐBSCL. (Đã hoàn thành) | 6. Để đảm bảo các hạ tầng
thủy lợi phục vụ đa mục tiêu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
quy trình, cơ chế vận hành quy trình, cơ chế vận hành cho hệ thống các công
trình thủy lợi liên tỉnh ở ĐBSCL. | 6. Để thực hiện đề án hiện
đại hóa hệ thống thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
thông tư hướng dẫn xây dựng mức giá dịch vụ thủy lợi. | Tỷ lệ (hoặc số lượng) các
công trình hạ tầng thủy lợi được hiện đại hóa (ví dụ: vận hành theo phương
thức tiết kiệm nước) Hiện trạng: 0 Mục tiêu (2025): (sẽ xác
định) |
Trụ cột 3: Tài chính bền vững cho đầu tư xanh và
hiệu quả |
Tăng cường chuyển giao, bổ sung ngân sách từ trung
ương về địa phương và hiệu quả chi tiêu cho các hoạt động thích ứng với
BĐKH. | 7. Để thúc đẩy tính công
bằng trong chuyển giao ngân sách từ trung ương về địa phương, Thủ tướng Chính
phủ ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát
triển nguồn ngân sách giai đoạn 2021 - 2025, ưu tiên hơn cho các tỉnh ĐBSCL. (Đã hoàn thành) | 7. Để tăng cường việc cung
cấp hàng hóa, xây lắp công trình và dịch vụ xanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban
hành hướng dẫn và mẫu hồ sơ đấu thầu xanh cho các hạng mục đấu thầu chính. | 7. Để đảm bảo quản lý bền
vững tài sản công và nâng cao hiệu quả chi tiêu, Bộ Giao thông vận tải và Bộ
Tài chính phối hợp thực hiện thí điểm hợp đồng bảo trì đường bộ dựa trên kết
quả đầu ra (PBC) đối với một số tuyến đường quốc lộ trong vùng ĐBSCL. | Mức chi đầu tư công bình
quân trên đầu người của các địa phương ĐBSCL so với trung bình cả nước: Hiện trạng: (2016 - 18):
68% Mục tiêu (2021 - 23): (sẽ
xác định) Khối lượng gói thầu xanh ở
ĐBSCL: Hiện trạng (2020): 0 Mục tiêu (2025): (sẽ xác
định) |
Tạo lập khuôn khổ khuyến khích tài chính xanh. | 8. Để thúc đẩy việc phát
hành trái phiếu xanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Bộ Tài chính, Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành bộ tiêu chí lựa chọn dự án đạt điều kiện dùng
nguồn trái phiếu xanh. | 8. Để nâng cao hiệu quả
quản lý trái phiếu xanh. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Bộ Tài chính, Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành các quy định, quy trình bao gồm về lựa chọn dự
án, phân bổ vốn, giải ngân và báo cáo tác động của các dự án dùng nguồn trái
phiếu xanh. | 8. Chính phủ (hoặc cơ quan
được Chính phủ giao) phát hành khoản trái phiếu xanh đầu tiên để cấp vốn cho
các dự án xanh được ưu tiên cho vùng ĐBSCL. | Dư nợ trái phiếu xanh được
phát hành bởi Chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính: Hiện trạng (2020): 0 Mục tiêu (2025): (sẽ xác
định) |
Khuyến khích nguồn lực tài chính tư nhân. | 9. Để tạo điều kiện cho
khối tư nhân tiếp cận với đất sản xuất, Chính phủ ban hành Nghị định khuyến
khích tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp. | 9. Để triển khai Nghị định
khuyến khích tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp. Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện. | 9. Để thúc đẩy quá trình
tập trung, tích tụ đất đai một cách minh bạch và theo nguyên tắc thị trường,
một số tỉnh ĐBSCL sẽ áp dụng các biện pháp xúc tiến (ví dụ: bổ sung chức năng
cho các Trung tâm phát triển quỹ đất) và giảm thiểu tác động xã hội, nếu có. | Tỷ lệ tăng diện tích thửa
đất nông nghiệp trung bình: Hiện trạng (2020): (sẽ xác
định) Mục tiêu (2021 - 25): (sẽ
xác định) |