Quyết định 170/QĐ-TTg Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án "Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm nhằm bảo vệ dân sinh, thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Điện Biên" vay vốn ODA của Cơ quan Phát triển Pháp
170/QĐ-TTg
Quyết định
Còn hiệu lực
04-02-2021
04-02-2021
Thủ tướng Chính phủ Số: 170/QĐ-TTg |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2021 |
Quyết định
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN “QUẢN LÝ ĐA THIÊN TAI LƯU VỰC SÔNG NẬM RỐM NHẰM BẢO VỆ DÂN SINH, THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI, TỈNH ĐIỆN BIÊN” VAY VỐN ODA CỦA CƠ QUAN PHÁT TRIỂN PHÁP.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6
năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019.
Căn cứ Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25
tháng 5 năm 2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn
bản số 367/TTr-BKHĐT ngày 21 tháng 01 năm 2021,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm nhằm bảo vệ dân sinh, thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Điện Biên” vay vốn ODA của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), với những nội dung chính sau đây:
1. Tên dự án: Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm nhằm bảo vệ dân sinh, thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Điện Biên.
2. Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên.
3. Chủ dự án: Ban Quản lý dự án các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên.
4. Nhà tài trợ và đồng tài trợ:
- Cơ quan Phát triển Pháp: Cung cấp khoản vay ODA cho Dự án;
- Liên minh châu Âu (EU) đồng tài trợ: Cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại cho Dự án thông qua Cơ quan Phát triển Pháp.
5. Mục tiêu dự án:
- Mục tiêu tổng thể: Quản lý tổng hợp lưu vực sông Nậm Rốm với định hướng quản lý rủi ro đa thiên tai liên quan đến nước nhằm giảm thiểu tác động, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, thích ứng biến đổi khí hậu: (i) Nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai; (ii) Chống sạt lở bảo vệ đất đai, an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân; (iii) Tăng cường khả năng tiêu thoát lũ, chống ngập; (iv) Cấp nước sinh hoạt, công nghiệp; (v) Hạn chế di dân, ổn định sản xuất nông nghiệp, góp phần ổn định dân sinh, phát triển kinh tế xã hội.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Giảm thiểu thiệt hại do thiên tai liên quan đến nước nhằm bảo vệ an toàn cho khoảng 40.000 dân thuộc các phường, xã của thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên.
+ Chỉnh trị dòng sông Nậm Rốm đoạn qua thành phố Điện Biên Phủ, tăng khả năng thoát lũ, giảm ngập cho khoảng 150 km2 khu vực lòng chảo Điện Biên thuộc các phường, xã của thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên, bảo vệ cảnh quan, môi trường và phát triển hạ tầng đô thị.
+ Góp phần phát triển ngành nông nghiệp đảm bảo cung cấp các sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng trọt rau củ quả phục vụ khoảng 45.000 người trên địa bàn tỉnh; góp phần tăng cường khả năng cấp nước cho sản xuất nông nghiệp với diện tích khoảng 18.075 ha, bổ sung nguồn nước mặt và nước ngầm để tăng khả năng cấp nước sinh hoạt với công suất 2000 m3/ng.đ cho người dân các xã thuộc huyện Điện Biên và cấp nước công nghiệp cho nhà máy xi măng Điện Biên với công suất 370.000 tấn/năm.
+ Tăng cường năng lực quản lý đa thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu đối với lưu vực sông Nậm Rốm.
6. Quy mô và nội dung đầu tư:
a) Hợp phần 1 (Hợp phần công trình) gồm:
- Hạng mục 1: Xây dựng kè chống sạt lở trên sông Nậm Rốm với tổng chiều dài tuyến kè thuộc 2 bờ sông khoảng 14 km, gồm 03 tuyến kè:
+ Tuyến kè số 1: Đoạn từ thượng lưu cầu Thanh Bình đến cầu máng Nậm Rốm, tổng chiều dài khoảng 5,3 km.
+ Tuyến kè số 2: Đoạn từ Cầu Thanh Bình đến Cầu C4, tổng chiều dài khoảng 5,2 km.
+ Tuyến kè số 3: Đoạn từ hạ lưu cầu C4 qua khu vực dân cư Bom La, tổng chiều dài khoảng 3,5 km.
- Hạng mục 2: Mở rộng dòng chảy và nạo vét một số đoạn sông tạo thành khu vực lưu trữ lũ tạm, tạo không gian xanh cho thành phố.
- Hạng mục 3: Xây dựng 02 đập dâng nước tại thượng lưu cầu C4 và hạ lưu cầu C4 để tạo khu chứa lũ tạm thời và tạo nguồn để cung cấp nước tưới vào mùa khô, giảm xói lở bờ sông và tạo cảnh quan cho phát triển đô thị.
b) Hợp phần 2 (Hợp phần phi công trình) - Tăng cường năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu cho tỉnh Điện Biên gồm:
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống giám sát và hỗ trợ ra quyết định trong quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm.
- Tăng cường năng lực quản lý đa thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu cho lưu vực sông Nậm Rốm.
- Triển khai các hoạt động thông tin truyền thông về thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai.
- Nghiên cứu đánh giá tác động biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế đến vấn đề ngập lụt đô thị thành phố Điện Biên Phủ và đề xuất các giải pháp quy hoạch và biện pháp giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu đến ngập lụt đô thị.
- Thực hiện một số mô hình ứng phó biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở địa phương chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu.
- Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai dựa vào cộng đồng và thực hiện lồng ghép kế hoạch phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương thuộc vùng Dự án.
7. Dự án nhóm: B
8. Thời gian thực hiện: 04 năm.
9. Địa điểm thực hiện dự án: Lưu vực sông Nậm Rốm, tập trung tại khu vực lòng chảo Điện Biên (thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên).
10. Tổng vốn thực hiện dự án: 981.028 triệu đồng Việt Nam (VNĐ) tương đương với 36,33 triệu Euro; tương đương 42,65 triệu USD, trong đó:
- Nguồn vốn vay ODA: 665.500 triệu VNĐ tương đương với 24,65 triệu Euro; tương đương 28,93 triệu USD;
- Nguồn vốn đối ứng: 275.028 triệu VNĐ tương đương với 10,19 triệu Euro; tương đương 11,96 triệu USD;
- Nguồn vốn EU viện trợ không hoàn lại: 40.500 triệu VNĐ tương đương với 1,5 triệu Euro; tương đương 1,76 triệu USD.
11. Cơ chế tài chính trong nước:
- Về vốn vay ODA:
+ Ngân sách Nhà nước cấp phát 70% vốn vay AFD cho Dự án: 17,25 triệu Euro tương đương 465.850 triệu đồng.
+ Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên vay lại 30% vốn vay AFD cho Dự án: 7,39 triệu Euro tương đương 199.650 triệu đồng.
- Về vốn đối ứng: Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên chịu trách nhiệm cân đối, bố trí 100% vốn đối ứng phù hợp với các quy định của pháp luật: 275.028 triệu VNĐ tương đương với 10,19 triệu Euro.
- Về cơ chế tài chính áp dụng đối với vốn viện trợ không hoàn lại của EU: Ngân sách Nhà nước cấp phát 100% cho Dự án là 1,5 triệu Euro tương đương 40.500 triệu đồng.
12. Hình thức đầu tư của dự án: Đầu tư xây dựng mới.
- Tiếp thu đầy đủ ý kiến của các cơ quan liên quan và những nội dung nêu tại Báo cáo kết quả thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Dự án thuộc thẩm quyền phụ trách.
- Chịu trách nhiệm về thông tin, số liệu báo cáo, hiệu quả đầu tư và chất lượng thực hiện của Dự án, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bổ sung Dự án vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và hằng năm tương ứng của tỉnh Điện Biên theo quy định của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019.
Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.