Quyết định 1679/QĐ-BGTVT năm 2021 quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư
15-09-2021
15-09-2021
- Trang chủ
- Văn bản
- 1679/QĐ-BGTVT
- TẢI VỀ
- THUỘC TÍNH
Bộ Giao thông vận tải Số: 1679/QĐ-BGTVT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2021 |
Quyết định
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG, VỐN NHÀ NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ CÔNG DO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI LÀM CHỦ ĐẦU TƯ
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020; Luật Đấu thầu ngày 26/11/2013; Luật Đầu tư công ngày 13/6/2019; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017;
Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công; Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng; số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 về quản lý dự án đầu tư xây dựng; số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng; số 50/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư; Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Quyết định số 839/QĐ-BGTVT ngày 04/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án Đổi mới công tác quản lý đầu tư, xây dựng trong lĩnh vực giao thông vận tải; Quyết định số 1672/QĐ-BGTVT ngày 14/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành “Quy định về phân cấp, ủy quyền trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn đầu tư công do Bộ Giao thông vận tải quản lý”;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư”.Điều 2. 1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 512/QĐ-BGTVT ngày 15/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư.
>2. Người đứng đầu Ban Quản lý dự án và các cơ quan, đơn vị được giao quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao tại quyết định này và quy định tại Quyết định số 1672/QĐ-BGTVT ngày 14/9/2021 về phân cấp, ủy quyền trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn đầu tư công do Bộ Giao thông vận tải quản lý.
3. Trong quá trình thực hiện, trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được cơ quan có thẩm quyền ban hành sau ngày hiệu lực của quyết định này có quy định khác với các quy định của Bộ Giao thông vận tải thì thực hiện theo quy định mới tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
1. Đối với dự án, công trình cụ thể đã được Bộ Giao thông vận tải có văn bản giao hoặc ủy quyền cho Ban Quản lý dự án thực hiện một số nhiệm vụ, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt trước ngày ban hành quyết định này còn phù hợp quy định pháp luật hiện hành thì tiếp tục thực hiện theo nội dung đã được giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền.
2. Trong quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời báo cáo Bộ Giao thông vận tải để xem xét, sửa đổi hoặc bổ sung cho phù hợp.
3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ, Giám đốc các Ban Quản lý dự án, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Thứ trưởng (để chỉ đạo th/h);
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
- Trung tâm Công nghệ thông tin;
- Lưu: VT, CQLXD (5b).
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Thể
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG, VỐN NHÀ NƯỚC
NGOÀI ĐẦU TƯ CÔNG DO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI LÀM CHỦ ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1679/QĐ-BGTVT ngày 15/9/2021 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải)
I. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định này quy định về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công do Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư.
2. Việc quản lý các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia, tổ chức chính phủ được chính phủ nước ngoài ủy quyền cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi chung là dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài) do Bộ GTVT làm chủ đầu tư thực hiện theo quy định này và các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài. Trường hợp điều ước quốc tế về ODA mà Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ có quy định khác thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó hoặc thỏa thuận đã ký kết với nhà tài trợ.
II. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các Ban Quản lý dự án (Ban QLDA), các Vụ, Tổng cục, Cục thuộc Bộ GTVT, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Trung tâm Công nghệ thông tin.
III. Công tác lựa chọn nhà thầu
1. Ban QLDA tổ chức lập, trình Bộ GTVT tổ chức thẩm định, phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung kế hoạch lựa chọn nhà thầu các gói thầu thuộc dự án.
2. Giao Ban QLDA thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của Bên mời thầu theo quy định tại Điều 75 Luật Đấu thầu và các quy định khác có liên quan, trong đó bao gồm một số nhiệm vụ chính sau:
2.1. Tổ chức lập, trình Bộ GTVT thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời quan tâm (HSMQT), hồ sơ mời sơ tuyển (HSMST), hồ sơ mời thầu (HSMT), hồ sơ yêu cầu (HSYC) các gói thầu thuộc dự án.
2.2. Đánh giá năng lực, kinh nghiệm và trình Bộ GTVT chấp thuận danh sách ngắn đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế.
2.3. Đánh giá năng lực, kinh nghiệm và trình Bộ GTVT chấp thuận nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu.
2.4. Quyết định thành lập Tổ chuyên gia đảm bảo các thành viên đáp ứng yêu cầu năng lực, kinh nghiệm và chứng chỉ hành nghề theo quy định.
2.5. Thực hiện việc đăng tải thông tin trong đấu thầu.
2.6. Phát hành, làm rõ, sửa đổi HSMQT, HSMST, HSMT, HSYC; tiếp nhận, quản lý hồ sơ, tổ chức mở thầu và đánh giá, yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
2.7. Trình Bộ GTVT tổ chức thẩm định, phê duyệt hoặc chấp thuận kết quả lựa chọn danh sách ngắn, danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về kỹ thuật, danh sách xếp hạng nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu.
2.8. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.
2.9. Lưu trữ hồ sơ liên quan đến công tác lựa chọn nhà thầu.
2.10. Cung cấp các thông tin cho Báo Đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện nhiệm vụ của Bên mời thầu theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
2.11. Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng, minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ GTVT về quá trình lựa chọn nhà thầu.
2.12. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu do lỗi của mình gây ra trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
2.13. Bảo mật thông tin, tài liệu trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
3. Đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài: Ban QLDA thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 nêu trên và các quy định sau:
3.1. Đối với kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
a) Trường hợp Hiệp định vay vốn, các Biên bản thỏa thuận (MOUs, MODs) ký kết với nhà tài trợ đã có đầy đủ nội dung của kế hoạch lựa chọn nhà thầu (kế hoạch thực hiện) các gói thầu thuộc dự án, Ban QLDA lập, trình Bộ GTVT tổ chức thẩm định, phê duyệt.
b) Trường hợp Hiệp định vay vốn, MOUs, MODs ký kết với nhà tài trợ chưa có đầy đủ nội dung của kế hoạch lựa chọn nhà thầu hoặc có nội dung cần điều chỉnh, Ban QLDA báo cáo nhà tài trợ thống nhất nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu làm cơ sở lập, trình Bộ GTVT tổ chức thẩm định, phê duyệt.
3.2. Đối với quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu: Ban QLDA trình Bộ GTVT tổ chức thẩm định, có ý kiến về: Nội dung HSMQT, HSMST, HSMT; thống nhất kết quả sơ tuyển, kết quả mời quan tâm; danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, danh sách xếp hạng nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi lấy ý kiến nhà tài trợ. Sau khi nhà tài trợ có ý kiến chấp thuận, Ban QLDA trình Bộ GTVT tổ chức thẩm định, phê duyệt.
IV. Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư và điều chỉnh dự án đầu tư, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật dự án đầu tư
Giao Ban QLDA tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của chủ đầu tư trong việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (NCTKT), Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu khả thi (NCKT) dự án đầu tư và điều chỉnh dự án đầu tư, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật dự án đầu tư; gồm các nhiệm vụ chính sau:
1. Xác định yêu cầu, nhiệm vụ và dự toán gói thầu tư vấn lập, thẩm tra Báo cáo NCTKT hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (bao gồm nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường); trình Bộ GTVT tổ chức thẩm định, phê duyệt hoặc Ban QLDA phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Quyết định số 1672/QĐ-BGTVT ngày 14/9/2021 của Bộ GTVT; tổ chức lựa chọn nhà thầu Tư vấn theo quy định hiện hành và Mục III quy định này.
2. Xác định yêu cầu, nhiệm vụ và dự toán gói thầu tư vấn lập, thẩm tra Báo cáo NCKT, tư vấn lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc lập kế hoạch bảo vệ môi trường, tư vấn lập khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có); trình Bộ GTVT tổ chức thẩm định, phê duyệt hoặc Ban QLDA phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Quyết định số 1672/QĐ-BGTVT ngày 14/9/2021 của Bộ GTVT; tổ chức lựa chọn nhà thầu Tư vấn theo quy định hiện hành và Mục III quy định này.
3. Tổ chức thi tuyển hoặc tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc theo quy định hiện hành và Mục III quy định này; báo cáo, trình Bộ GTVT xem xét, quyết định lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc.
4. Tổ chức thực hiện công tác khảo sát xây dựng theo Mục VI quy định này.
5. Tổ chức lập danh mục tiêu chuẩn áp dụng cho công trình thuộc dự án; lập, điều chỉnh Báo cáo NCTKT, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo NCKT, Báo cáo KT-KT.
6. Phối hợp với cơ quan chủ trì tham mưu của Bộ GTVT lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ GTVT và các bộ, ngành, địa phương về các nội dung liên quan.
7. Tổ chức lập, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường; thẩm tra, thẩm định, phê duyệt khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có).
8. Trình Bộ GTVT tổ chức thẩm định, phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh hoặc báo cáo để Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ hoặc trình Quốc hội phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh Báo cáo NCTKT, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo NCKT, Báo cáo KT-KT.
9. Ban QLDA có trách nhiệm rà soát, kiểm tra hồ sơ do Tư vấn hoàn thiện theo nội dung thẩm định và ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền; phối hợp với cơ quan thẩm định, kiểm tra, đóng dấu xác nhận các nội dung đã được thẩm định trên các bản vẽ có liên quan của 01 bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế xây dựng sau khi Tư vấn hoàn thiện, đã được Ban QLDA rà soát, kiểm tra nêu trên. Ban QLDA có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ theo quy định pháp luật về lưu trữ, nộp bản chụp (định dạng PDF) tài liệu đã đóng dấu thẩm định cho cơ quan chuyên môn về xây dựng.
V. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Ban QLDA thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền của chủ đầu tư dự án theo các quy định hiện hành trong việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (sau đây gọi tắt là công tác GPMB), trong đó:
1. Ủy quyền cho Ban QLDA thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, dự toán công tác cắm cọc GPMB, mốc lộ giới. Ban QLDA tổ chức lựa chọn nhà thầu cắm cọc GPMB, mốc lộ giới theo quy định hiện hành và Mục III quy định này.
2. Ủy quyền cho Ban QLDA thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế cắm cọc GPMB, mốc lộ giới đảm bảo phù hợp hồ sơ thiết kế xây dựng công trình của dự án và nhiệm vụ, dự toán cắm cọc GPMB, mốc lộ giới được duyệt. Tổ chức triển khai, theo dõi, giám sát, nghiệm thu công tác cắm cọc GPMB, mốc lộ giới và bàn giao cho địa phương tổ chức thực hiện công tác GPMB.
Trong quá trình lựa chọn nhà thầu, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng các gói thầu xây lắp, Ban QLDA có trách nhiệm quy định cụ thể trong HSMT và hợp đồng về trách nhiệm của nhà thầu xây lắp trong việc tiếp nhận, quản lý, bảo vệ cọc mốc GPMB khi được chủ đầu tư bàn giao và nhà thầu phải bàn giao lại đầy đủ cọc mốc GPMB cho chủ đầu tư sau khi kết thúc xây dựng. Ban QLDA có trách nhiệm tiếp nhận cọc mốc GPMB được nhà thầu xây lắp bàn giao lại để bàn giao cho đơn vị quản lý khai thác, sử dụng công trình.
3. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất thu hồi (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân tỉnh) xây dựng khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tuân thủ quy định pháp luật về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất và yêu cầu của Nhà tài trợ (đối với dự án sử dụng vốn ODA); báo cáo Bộ GTVT gửi Bộ TN&MT thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định. Trên cơ sở đó, Ban QLDA phối hợp với địa phương trong việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và rà soát, báo cáo Bộ GTVT có ý kiến chấp thuận bằng văn bản trước khi Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
4. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB của địa phương thực hiện các công việc liên quan để GPMB cho dự án; tổ chức kiểm tra, nhận mặt bằng và bàn giao cho nhà thầu thi công theo tiến độ cam kết trong hợp đồng.
Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xây dựng phương án cắm mốc giới hạn xác định hành lang an toàn đường bộ, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã công bố công khai và tổ chức việc cắm mốc lộ giới trên thực địa, bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ đã được cắm mốc lộ giới.
Trong quá trình thực hiện dự án, phối hợp với địa phương giải quyết các vấn đề vướng mắc liên quan đến công tác GPMB; báo cáo Bộ GTVT đầy đủ, kịp thời về tình hình thực hiện GPMB, đảm bảo tiến độ dự án.
5. Phối hợp với các cơ quan tham mưu của Bộ GTVT, bảo đảm kinh phí thực hiện công tác GPMB. Phối hợp với địa phương lập kế hoạch vốn GPMB hằng năm, trình Bộ GTVT.
6. Trường hợp phải bố trí tái định cư tập trung, giao Ban QLDA phối hợp, thỏa thuận với địa phương về quy mô xây dựng các khu tái định cư phục vụ GPMB dự án đảm bảo hợp lý; trường hợp cần thiết, Ban QLDA báo cáo, đề xuất để Bộ GTVT xem xét, thỏa thuận.
7. Đối với các dự án ODA, Ban QLDA phối hợp, hướng dẫn chủ đầu tư Tiểu dự án GPMB thực hiện các quy định của nhà tài trợ (nếu có) theo nội dung Hiệp định, các Biên bản thỏa thuận (MOUs, MODs) ký kết liên quan đến công tác GPMB.
8. Ban QLDA đôn đốc, phối hợp trong việc hoàn tất các thủ tục quyết toán vốn đầu tư Tiểu dự án GPMB của các địa phương.
9. Việc quản lý di dời công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác GPMB
Ban QLDA có trách nhiệm phối hợp với địa phương, chủ sở hữu, chủ sử dụng thực hiện việc di dời công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác GPMB đúng quy định, đảm bảo tiến độ dự án. Trường hợp việc di dời công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư và địa phương đề nghị chủ đầu tư dự án tổ chức thực hiện công việc này, Ban QLDA có trách nhiệm phối hợp với địa phương, báo cáo Bộ GTVT xem xét, quyết định và thực hiện các thủ tục theo quy định làm cơ sở triển khai.
VI. Công tác khảo sát xây dựng
Ban QLDA thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền của chủ đầu tư dự án theo các quy định hiện hành trong việc thực hiện công tác khảo sát xây dựng, trong đó:
1. Giao Ban QLDA xác định yêu cầu đối với công tác khảo sát xây dựng; ủy quyền cho Ban QLDA thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và dự toán khảo sát xây dựng (bao gồm công tác khảo sát, lập phương án kỹ thuật thi công rà phá bom mìn, vật nổ), giám sát khảo sát xây dựng và tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn khảo sát, tư vấn giám sát khảo sát xây dựng (nếu cần) theo quy định hiện hành và Mục III quy định này. Khi lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, phải xem xét nhiệm vụ, kết quả khảo sát đã thực hiện ở bước trước và các kết quả khảo sát có liên quan được thực hiện trước đó (nếu có) đảm bảo tính thống nhất, tiết kiệm chi phí.
Đối với dự toán chi phí thuê tư vấn nước ngoài, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng CTGT thẩm định, trình Bộ GTVT phê duyệt theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP.
2. Ủy quyền cho Ban QLDA kiểm tra, phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng (bao gồm phương án kỹ thuật thi công rà phá bom mìn, vật nổ) do Tư vấn lập dự án, Tư vấn thiết kế hoặc do nhà thầu khảo sát lập.
3. Trường hợp cần thiết, Ban QLDA báo cáo Bộ GTVT lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn đủ điều kiện năng lực để lập, thẩm tra nhiệm vụ khảo sát xây dựng, thẩm tra phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng theo quy định hiện hành và Mục III quy định này.
4. Ủy quyền cho Ban QLDA xem xét, phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ khảo sát xây dựng phù hợp điều kiện thực tế trong quá trình thực hiện khảo sát, trong quá trình thiết kế và trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP nhằm đảm bảo chất lượng khảo sát xây dựng, để có đủ dữ liệu lập dự án đầu tư, lập thiết kế xây dựng công trình. Việc điều chỉnh nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải đảm bảo không vượt dự phòng cho khối lượng phát sinh của gói thầu.
5. Trường hợp tự thực hiện công tác giám sát khảo sát xây dựng, Ban QLDA có trách nhiệm cử cán bộ có năng lực, kinh nghiệm tổ chức giám sát khảo sát xây dựng với các nhiệm vụ chính sau:
5.1. Kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng bao gồm nhân lực, thiết bị khảo sát tại hiện trường, phòng thí nghiệm (nếu có) được sử dụng so với phương án khảo sát xây dựng được duyệt và quy định của hợp đồng xây dựng.
5.2. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm: Vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát, quy trình thực hiện khảo sát, lưu giữ số liệu khảo sát và mẫu thí nghiệm; công tác thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường; công tác bảo đảm an toàn lao động, an toàn môi trường trong quá trình thực hiện khảo sát.
6. Giao Ban QLDA tổ chức nghiệm thu, phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng theo quy định với các nhiệm vụ chính sau:
6.1. Kiểm tra khối lượng công việc khảo sát xây dựng đã thực hiện, xem xét sự phù hợp về quy cách, số lượng và nội dung của báo cáo khảo sát so với quy định của nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được phê duyệt và quy định của hợp đồng.
6.2. Thông báo chấp thuận nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bằng văn bản đến nhà thầu khảo sát nếu đạt yêu cầu. Trường hợp báo cáo kết quả khảo sát xây dựng chưa đạt yêu cầu, có văn bản gửi nhà thầu khảo sát ý kiến không chấp thuận nghiệm thu, trong đó nêu các nội dung chưa đạt yêu cầu mà nhà thầu khảo sát phải chỉnh sửa hoặc phải thực hiện khảo sát lại.
6.3. Phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng sau khi thông báo chấp thuận nghiệm thu và chịu trách nhiệm về kết quả phê duyệt.
7. Ban QLDA quyết định đình chỉ công việc khảo sát khi phát hiện nhà thầu không thực hiện đúng phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đã được phê duyệt hoặc vi phạm các quy định của hợp đồng xây dựng; báo cáo Bộ GTVT phương án và hình thức xử lý vi phạm.
8. Ban QLDA có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi cung cấp thông tin, tài liệu không phù hợp, vi phạm hợp đồng khảo sát xây dựng.
VII. Thiết kế xây dựng công trình triển khai sau TKCS
Ban QLDA thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền của chủ đầu tư dự án theo các quy định hiện hành, gồm các nhiệm vụ chính sau:
1. Giao Ban QLDA xác định nhiệm vụ thiết kế xây dựng; thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và dự toán công tác thiết kế, thẩm tra thiết kế và các chi phí tư vấn khác có liên quan theo ủy quyền của Bộ GTVT tại khoản 1 Điều 11 Quyết định số 1672/QĐ-BGTVT ngày 14/9/2021. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng phải phù hợp với chủ trương đầu tư và là căn cứ để lập thiết kế xây dựng. Trong quá trình thực hiện, Ban QLDA có trách nhiệm bổ sung, sửa đổi nhiệm vụ thiết kế phù hợp điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình.
Đối với dự toán chi phí thuê tư vấn nước ngoài, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng CTGT thẩm định, trình Bộ GTVT phê duyệt theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP.
2. Ban QLDA tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn đủ điều kiện năng lực thực hiện việc lập hồ sơ thiết kế, thẩm tra hồ sơ thiết kế theo quy định hiện hành và Mục III quy định này.
3. Ban QLDA có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và yêu cầu Tư vấn thiết kế, Tư vấn thẩm tra thiết kế thực hiện đúng hợp đồng ký kết; yêu cầu Tư vấn thiết kế sửa đổi, bổ sung thiết kế khi có yêu cầu của Bộ GTVT, ý kiến của cơ quan thẩm định, tư vấn thẩm tra (nếu có) hoặc để đảm bảo phù hợp thực tế. Đối với công trình có yêu cầu lập Chỉ dẫn kỹ thuật, Ban QLDA chỉ đạo Tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu tư vấn khác lập Chỉ dẫn kỹ thuật phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho dự án và yêu cầu của thiết kế xây dựng công trình.
4. Việc thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật (TKKT) trường hợp thiết kế 3 bước, thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC) trường hợp thiết kế 2 bước và dự toán xây dựng công trình hoặc dự toán gói thầu, chỉ dẫn kỹ thuật, quy trình bảo trì công trình, quy trình vận hành, khai thác công trình (nếu có) được thực hiện như sau:
4.1. Cục Quản lý xây dựng và chất lượng CTGT thẩm định các nội dung thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng; giao Ban Quản lý dự án thẩm định các nội dung thuộc thẩm quyền của chủ đầu tư.
4.2. Ban Quản lý dự án có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng, văn bản của các cơ quan tổ chức có liên quan; ủy quyền cho Ban Quản lý dự án phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng công trình và chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng về kết quả thực hiện.
4.3. Ban QLDA có trách nhiệm rà soát, kiểm tra hồ sơ do Tư vấn hoàn thiện theo nội dung thẩm định và ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền có liên quan; phối hợp với cơ quan thẩm định, kiểm tra, đóng dấu xác nhận các nội dung đã được thẩm định trên các bản vẽ có liên quan của 01 bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế xây dựng sau khi Tư vấn hoàn thiện, đã được Ban QLDA rà soát, kiểm tra nêu trên. Ban QLDA có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ theo quy định pháp luật về lưu trữ, nộp bản chụp (định dạng PDF) tài liệu thiết kế xây dựng đã đóng dấu thẩm định cho cơ quan chuyên môn về xây dựng.
5. Đối với TKBVTC trường hợp thiết kế 3 bước: Giao Ban QLDA tổ chức thẩm định, phê duyệt đảm bảo phù hợp tiêu chuẩn thiết kế, thiết kế bước trước đã được phê duyệt.
6. Trong quá trình thực hiện công tác thiết kế xây dựng, trường hợp nhà thầu Tư vấn vi phạm hợp đồng, Ban QLDA báo cáo Bộ GTVT đình chỉ hoặc chấm dứt hợp đồng thiết kế xây dựng theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
VIII. Điều chỉnh, bổ sung thiết kế trong quá trình thi công xây dựng
1. Trong quá trình thực hiện dự án, Ban QLDA có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các chủ thể thực hiện theo đúng hồ sơ thiết kế xây dựng được phê duyệt. Việc điều chỉnh thiết kế chỉ được thực hiện trong các trường hợp quy định tại Luật Xây dựng và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn.
2. Việc thẩm định, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung TKKT trường hợp 3 bước, TKBVTC trường hợp 2 bước trong quá trình thi công xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 39, Điều 40 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP và theo quy định sau:
2.1. Ủy quyền cho Ban QLDA phê duyệt điều chỉnh, bổ sung TKKT trường hợp 3 bước, TKBVTC trường hợp 2 bước và dự toán xây dựng công trình tương ứng đảm bảo không vượt dự phòng cho khối lượng phát sinh của gói thầu.
2.2. Việc thẩm định điều chỉnh, bổ sung thiết kế được thực hiện như sau:
a) Cục Quản lý xây dựng và chất lượng CTGT thẩm định đối với các trường hợp có yêu cầu thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP: Điều chỉnh, bổ sung thiết kế xây dựng có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu sử dụng cho kết cấu chịu lực và biện pháp tổ chức thi công có ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình; khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế cơ sở.
b) Giao Ban QLDA thẩm định các nội dung thuộc thẩm quyền thẩm định của chủ đầu tư và thẩm định toàn bộ nội dung điều chỉnh, bổ sung thiết kế các trường hợp còn lại (không yêu cầu thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng) và chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng về kết quả thực hiện.
2.3. Phạm vi giao Ban QLDA xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung TKKT, TKBVTC trường hợp 2 bước được quy định cụ thể tại Phụ lục kèm theo quy định này. Ban QLDA tổ chức thực hiện việc điều chỉnh thiết kế đảm bảo đầy đủ căn cứ, đúng trình tự, thủ tục quy định, đảm bảo phù hợp với thực tế thi công xây dựng công trình, đảm bảo chất lượng công trình, phù hợp tiêu chuẩn thiết kế được phê duyệt và không vượt dự phòng cho khối lượng phát sinh của gói thầu ghi trong hợp đồng; Ban QLDA chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng về kết quả thực hiện.
3. Trường hợp điều chỉnh TKKT, Ban QLDA chỉ đạo nhà thầu xây lắp lập TKBVTC hoặc điều chỉnh TKBVTC cho phù hợp TKKT điều chỉnh để Ban QLDA phê duyệt theo khoản 5 Mục VII quy định này làm cơ sở thi công, nghiệm thu.
IX. Đối với dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu; đơn giá, dự toán cho hạng mục tạm tính, hạng mục phát sinh, bổ sung có yêu cầu lập đơn giá mới trong quá trình thực hiện hợp đồng
Ngoài việc thực hiện các công việc liên quan đến việc tổ chức lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng, dự toán gói thầu được nêu cụ thể tại các Mục VI, VII, VIII quy định này, Ban QLDA tổ chức thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền của chủ đầu tư dự án được Bộ GTVT giao hoặc ủy quyền đảm bảo phù hợp quy định hiện hành về lập, thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu; xác định giá trị công việc phát sinh, bổ sung trong quá trình thi công xây dựng và chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng về kết quả thực hiện, gồm các nhiệm vụ chính sau:
1. Lập dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu xây lắp (trước khi lựa chọn nhà thầu)
1.1. Ban QLDA có trách nhiệm chỉ đạo Tư vấn lập dự toán thực hiện các công việc sau:
a) Lập dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu xây lắp đảm bảo phù hợp thiết kế xây dựng công trình, tiêu chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật, chỉ dẫn kỹ thuật của dự án.
b) Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định, thẩm tra và giải trình, hoàn thiện dự toán theo ý kiến thẩm định, thẩm tra.
c) Lập danh mục định mức dự toán mới cho các công tác xây dựng chưa có định mức, danh mục định mức dự toán cần điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu đặc thù của công trình và xác định các hao phí định mức phù hợp với thiết kế, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công dự kiến để phục vụ việc lập đơn giá, xác định dự toán xây dựng theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 21 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP.
Trường hợp cần thiết, Ban QLDA chủ động làm việc, đề nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn và có ý kiến đối với các định mức dự toán mới, định mức dự toán điều chỉnh nêu trên theo đề xuất của Tư vấn làm cơ sở tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán. Trên cơ sở đề xuất của Tư vấn, ý kiến của Bộ Xây dựng (nếu có), Ban QLDA rà soát, trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định; đồng thời đề xuất Bộ GTVT xem xét, chấp thuận danh mục định mức dự toán mới, định mức dự toán điều chỉnh cần tổ chức khảo sát để xác định, chuẩn xác lại nội dung của định mức trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP.
1.2. Yêu cầu tư vấn lập dự toán, tư vấn thẩm tra dự toán chỉnh sửa, hoàn thiện dự toán, báo cáo thẩm tra dự toán khi có ý kiến của cơ quan thẩm định.
1.3. Rà soát, kiểm tra hồ sơ dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu xây lắp đã được Tư vấn lập dự toán hoàn thiện, tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán theo quy định tại Mục VII của quy định này.
2. Đối với các hạng mục công việc tạm tính trong hợp đồng: Trường hợp HSMT, hợp đồng có hạng mục công việc tạm tính, Ban QLDA có trách nhiệm quy định cụ thể trong HSMT, hợp đồng ký kết về trách nhiệm của nhà thầu trong việc lập, trình duyệt dự toán và việc xác định đơn giá thanh toán các hạng mục này làm cơ sở quản lý, thực hiện hợp đồng. Giao Ban QLDA thực hiện việc thẩm định, phê duyệt dự toán các hạng mục tạm tính trong hợp đồng đảm bảo phù hợp quy định, phù hợp nội dung hợp đồng đã ký, không vượt dự phòng cho khối lượng phát sinh của gói thầu.
3. Đối với dự toán của các hạng mục phát sinh, bổ sung trong quá trình thực hiện hợp đồng có yêu cầu lập đơn giá mới: Giao Ban QLDA tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt đơn giá, dự toán các hạng mục công việc này đảm bảo không vượt chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh trong hợp đồng đã ký. Trường hợp vượt chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh, Ban QLDA báo cáo Bộ GTVT xem xét, chấp thuận trước khi thực hiện.
X. Quản lý tiến độ, chất lượng thi công xây dựng công trình
Giao Ban QLDA thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền của chủ đầu tư, Bên giao thầu theo các quy định hiện hành trong việc quản lý tiến độ, chất lượng thi công xây dựng công trình, gồm các nhiệm vụ chính sau:
1. Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng hợp đồng đã ký; kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác triển khai công việc tại hiện trường theo yêu cầu tiến độ thi công công trình. Tổ chức giám sát và quản lý chất lượng thi công xây dựng.
2. Thiết lập hệ thống quản lý thi công xây dựng và thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của Ban QLDA, Tư vấn giám sát thi công xây dựng cho các nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện.
3. Triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường, biện pháp xử lý chất thải, chương trình quản lý và giám sát môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận.
4. Bố trí cán bộ thực hiện công tác quản lý an toàn lao động được đào tạo về chuyên ngành an toàn lao động hoặc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng và đáp ứng quy định khác của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 14 và thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định tại khoản 17 Điều 14 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
5. Hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ đảm bảo điều kiện khởi công xây dựng công trình theo quy định của Luật Xây dựng; thông báo về ngày khởi công đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc theo quy định.
6. Kiểm tra sự phù hợp về năng lực kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
7. Yêu cầu nhà thầu thực hiện để Ban QLDA chấp thuận các nội dung sau:
7.1. Hệ thống quản lý chất lượng, biện pháp đảm bảo chất lượng công trình của nhà thầu.
7.2. Kế hoạch tổ chức thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử, quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng hoặc khi được Bộ GTVT, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thực hiện.
7.3. Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình.
7.4. Thiết kế biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường; điều chỉnh biện pháp thi công xây dựng phù hợp điều kiện thực tế, không làm giảm chất lượng, tuổi thọ công trình và không làm tăng đơn giá, chi phí thực hiện hợp đồng.
7.5. Chấp thuận biện pháp bảo đảm an toàn cho con người, công trình xây dựng, tài sản, thiết bị, phương tiện trong vùng nguy hiểm do nhà thầu lập, trình duyệt.
7.6. Kiểm tra, chấp thuận tiến độ thi công tổng thể và chi tiết các hạng mục công trình do nhà thầu lập; theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình. Trường hợp tiến độ thực hiện hợp đồng bị kéo dài, việc điều chỉnh tiến độ, thời gian thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục XI dưới đây.
7.7. Các nhiệm vụ khác của chủ đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
8. Định kỳ vào ngày 25 hàng tháng, báo cáo Bộ GTVT về tiến độ, chất lượng, khối lượng, giá trị thực hiện, giá trị giải ngân các hợp đồng, an toàn lao động và bảo vệ môi trường thi công xây dựng theo quy định về giám sát đánh giá đầu tư và yêu cầu đột xuất của Bộ GTVT.
9. Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công xây dựng khi chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, không đảm bảo an toàn hoặc vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo quy định.
10. Thực hiện vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư trong công tác: Lập, lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình; quản lý hồ sơ, tài liệu công trình và giao nộp vào Lưu trữ lịch sử, Lưu trữ Bộ GTVT theo quy định (bao gồm các công việc chỉnh lý hồ sơ, đóng bìa, hộp và vận chuyển, giao nộp hồ sơ cho cơ quan lưu trữ).
XI. Quản lý hợp đồng, điều chỉnh, bổ sung hợp đồng xây dựng
1. Ủy quyền cho Ban QLDA ký kết hợp đồng, phụ lục hợp đồng với nhà thầu. Việc ký kết hợp đồng phải đảm bảo đúng nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 138 Luật Xây dựng, Điều 4 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP. Nội dung hợp đồng xây dựng, hồ sơ hợp đồng xây dựng và thứ tự ưu tiên của các tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng đảm bảo đầy đủ theo quy định tại Điều 141, Điều 142 Luật Xây dựng, phù hợp HSMT, HSDT, nội dung thương thảo hợp đồng. Ban QLDA chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng về nội dung hợp đồng, phụ lục hợp đồng ký kết.
2. Ban QLDA có trách nhiệm quản lý, thực hiện hợp đồng đúng thẩm quyền, trách nhiệm của chủ đầu tư, Bên giao thầu, bao gồm các nhiệm vụ chính sau:
2.1. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các nhà thầu thực hiện theo đúng nội dung hợp đồng ký kết, đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn lao động, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
2.2. Tổ chức nghiệm thu, thanh toán hợp đồng theo quy định.
2.3. Đối với việc điều chỉnh, bổ sung hợp đồng:
a) Khi thương thảo, hoàn thiện, ký kết hợp đồng, Ban QLDA có trách nhiệm xác định và quy định rõ trong hợp đồng về chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và dự phòng do trượt giá làm cơ sở quản lý, thực hiện hợp đồng.
b) Thương thảo, ký kết phụ lục hợp đồng với nhà thầu trên cơ sở các quyết định, văn bản chấp thuận hoặc phê duyệt điều chỉnh dự án, điều chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh hoặc bổ sung thiết kế, dự toán của cơ quan có thẩm quyền đảm bảo không vượt dự phòng của gói thầu được ghi trong hợp đồng.
c) Khi điều chỉnh tiến độ không làm kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng, Ban QLDA và nhà thầu thống nhất việc điều chỉnh. Trường hợp điều chỉnh tiến độ làm kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng, Ban QLDA báo cáo Bộ GTVT xem xét, chấp thuận; riêng đối với trường hợp kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng tư vấn nhưng không làm ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành dự án và không phát sinh chi phí thực hiện hợp đồng, Ban QLDA và nhà thầu thống nhất việc điều chỉnh cho phù hợp tiến độ thực tế và yêu cầu của dự án.
2.4. Giao Ban QLDA xem xét, chấp thuận giá trị điều chỉnh giá hợp đồng do trượt giá theo quy định của hợp đồng đảm bảo tổng giá trị trượt giá hợp đồng không vượt chi phí dự phòng do trượt giá của gói thầu. Trường hợp giá trị điều chỉnh giá hợp đồng vượt chi phí dự phòng do trượt giá của gói thầu hoặc trường hợp phải điều chỉnh phương pháp, công thức điều chỉnh giá, nguồn chỉ số giá để điều chỉnh giá hợp đồng, Ban QLDA báo cáo Bộ GTVT xem xét, chấp thuận trước khi thực hiện.
Trường hợp cần thuê tư vấn xác định chỉ số giá xây dựng hoặc nội dung khác có liên quan để điều chỉnh giá hợp đồng, Ban QLDA báo cáo rõ lý do và sự cần thiết để Bộ GTVT xem xét, chấp thuận trước khi thực hiện.
2.5. Đối với việc quản lý nhân sự của nhà thầu, Ban QLDA có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Xem xét, chấp thuận thay đổi nhân sự của nhà thầu đảm bảo nhân sự thay thế có trình độ, năng lực và kinh nghiệm tương đương hoặc tốt hơn.
b) Yêu cầu nhà thầu thay thế nhân sự trong trường hợp không đáp ứng yêu cầu công việc của hợp đồng.
2.6. Điều chuyển khối lượng giữa các thành viên trong liên danh nhà thầu: Ban QLDA xem xét, đánh giá, báo cáo Bộ GTVT xem xét, chấp thuận điều chuyển khối lượng, giá trị giữa các thành viên liên danh theo quy định.
2.7. Việc chấp thuận nhà thầu phụ trong quá trình thực hiện hợp đồng: Căn cứ nội dung hợp đồng ký kết, trên cơ sở đề xuất của nhà thầu chính, giao Ban QLDA xem xét, đánh giá năng lực, kinh nghiệm và chấp thuận nhà thầu phụ đảm bảo nhà thầu phụ có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện công việc được giao, không vượt giá trị, tỷ lệ và phạm vi công việc được giao thầu phụ quy định trong hợp đồng.
2.8. Trường hợp nhà thầu chính vi phạm, không còn năng lực để tiếp tục thực hiện hợp đồng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả của gói thầu, dự án; Ban QLDA xem xét, báo cáo Bộ GTVT việc chấm dứt hợp đồng với nhà thầu và đề xuất phương án tổ chức thực hiện đối với phần khối lượng công việc chưa thực hiện phù hợp quy định hiện hành, đáp ứng tiến độ yêu cầu.
Trường hợp phải chấm dứt hợp đồng với nhà thầu vi phạm để lựa chọn nhà thầu mới thay thế, trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ GTVT chấp thuận việc chấm dứt hợp đồng, Ban QLDA có trách nhiệm gửi thông báo đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, đăng tải thông tin nhà thầu vi phạm trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và Báo Đấu thầu theo quy định tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
3. Giải quyết khiếu nại và tranh chấp hợp đồng xây dựng
3.1. Khi lập, trình duyệt HSMT/HSYC và ký kết hợp đồng xây dựng, Ban QLDA có trách nhiệm quy định cụ thể các nội dung về giải quyết khiếu nại và tranh chấp hợp đồng xây dựng theo đúng quy định làm cơ sở quản lý, thực hiện hợp đồng.
3.2. Giao Ban QLDA thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của chủ đầu tư, Bên giao thầu về việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại theo theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng đảm bảo đúng trình tự, thời gian và chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng về kết quả thực hiện.
3.3. Trường hợp khiếu nại không được các bên ký kết hợp đồng thống nhất giải quyết, Ban QLDA thực hiện việc giải quyết tranh chấp hợp đồng theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan.
3.4. Trong quá trình xử lý khiếu nại, tranh chấp hợp đồng, trường hợp phát sinh tình huống phức tạp, Ban QLDA có trách nhiệm báo cáo Bộ GTVT xem xét, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện đảm bảo đúng trình tự, thời gian. Nếu chậm trễ giải quyết, Ban QLDA có trách nhiệm bồi thường, chi trả các chi phí liên quan thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư, Bên giao thầu.
XII. Nghiệm thu, thanh toán, bàn giao công trình xây dựng và bảo hành công trình xây dựng
1. Khi thương thảo, hoàn thiện, ký kết hợp đồng, Ban QLDA có trách nhiệm quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thành phần tham gia nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục, công trình xây dựng và thanh toán hợp đồng xây dựng theo đúng quy định làm cơ sở quản lý, thực hiện hợp đồng.
Giao Ban QLDA thực hiện các nhiệm vụ của chủ đầu tư theo quy định về nghiệm thu, thanh toán hợp đồng; tổ chức lập hồ sơ hoàn công, lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng theo quy định, trong đó bao gồm các nhiệm vụ chính sau:
1.1. Yêu cầu nhà thầu thi công lập, trình Ban QLDA xem xét, chấp thuận các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP làm cơ sở quản lý, giám sát việc thực hiện hợp đồng.
1.2. Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, trong đó bao gồm việc tổ chức kiểm tra, xác nhận khối lượng đã được nghiệm thu, khối lượng phát sinh của hợp đồng xây dựng và xem xét, chấp thuận tạm ứng, thanh toán hợp đồng đảm bảo phù hợp nội dung hợp đồng đã ký và các quy định tại Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, Nghị định số 50/2021/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.
1.3. Tổ chức nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
1.4. Tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
2. Giao Ban QLDA trực tiếp làm việc với Hội đồng thẩm định nhà nước, Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng, các Hội đồng khác và các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với các dự án được quy định phải có sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nêu trên. Ban QLDA báo cáo Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng về công tác quản lý nhà nước liên quan đến công trình theo chức năng, nhiệm vụ để phục vụ cho việc kiểm tra công tác nghiệm thu của Hội đồng tại giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng và khi hoàn thành thi công xây dựng đưa hạng mục công trình, công trình vào khai thác, sử dụng.
3. Đối với việc đưa công trình vào khai thác sử dụng: Ban QLDA hoàn tất thủ tục, làm việc với cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu, chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình xây dựng; làm việc với cơ quan có thẩm quyền để xác định cơ quan tiếp nhận, quản lý công trình hoàn thành theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng tài sản công, báo cáo Bộ GTVT xem xét, chấp thuận; ký biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình; ký biên bản nghiệm thu bàn giao công trình cho đơn vị khai thác sử dụng. Đối với đường cao tốc, Ban QLDA báo cáo Bộ GTVT xem xét, công bố đưa vào khai thác theo quy định.
4. Ban QLDA tổ chức thực hiện nhiệm vụ của chủ đầu tư theo các quy định hiện hành, quy định của Bộ GTVT về bảo hành công trình.
XIII. Quản lý tài sản của dự án
Ban QLDA chịu toàn bộ trách nhiệm của chủ đầu tư theo quy định trong việc quản lý, sử dụng tài sản công; trong đó bao gồm:
1. Đối với tài sản phục vụ hoạt động dự án: Quản lý tài sản phục vụ hoạt động dự án theo quy định; kiểm kê tài sản phục vụ hoạt động được thu hồi khi kết thúc dự án hoặc không có nhu cầu sử dụng; lập phương án xử lý theo đúng quy định quản lý, sử dụng tài sản công, báo cáo Bộ GTVT xem xét, quyết định.
2. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông: Tiếp nhận, quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông được cơ quan quản lý tài sản công bàn giao trong quá trình thực hiện dự án theo đúng quy định; làm việc với các cơ quan quản lý tài sản công để xác định cơ quan tiếp nhận công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ GTVT chấp thuận; bàn giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông hoàn thành là kết quả hình thành sau đầu tư theo các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công.
XIV. Công tác quyết toán hợp đồng, quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hằng năm và quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành
1. Ban QLDA có trách nhiệm đôn đốc, yêu cầu nhà thầu thực hiện quyết toán hợp đồng theo quy định; thực hiện quyết toán A-B các hợp đồng đã ký đảm bảo kịp thời; xử phạt đối với nhà thầu có hành vi vi phạm quy định về quyết toán theo quy định của hợp đồng; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của đơn giá, khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán, quyết toán.
2. Công tác quyết toán vốn đầu tư theo niên độ hằng năm
Giao Ban QLDA thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền của chủ đầu tư dự án theo các quy định hiện hành trong việc thực hiện quyết toán vốn đầu tư theo niên độ hằng năm, gồm các nhiệm vụ chính sau:
2.1. Chủ động đôn đốc các địa phương, các chủ đầu tư Tiểu dự án lập báo cáo quyết toán niên độ năm; kiểm tra, tổng hợp vào báo cáo quyết toán vốn đầu tư niên độ năm theo quy định.
2.2. Đối chiếu, xác nhận với Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch hoặc cơ quan thanh toán vốn; lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư niên độ hằng năm đảm bảo đúng quy định và gửi Bộ GTVT đúng thời hạn; chịu trách nhiệm về số liệu trong báo cáo quyết toán niên độ hằng năm đối với phần vốn do mình quản lý.
2.3. Phối với chặt chẽ với cơ quan xét duyệt, tổng hợp báo cáo quyết toán vốn đầu tư niên độ hằng năm.
3. Công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành:
Giao Ban QLDA thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền của chủ đầu tư dự án theo các quy định hiện hành trong việc thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, gồm các nhiệm vụ chính sau:
3.1. Rà soát, tập hợp đầy đủ hồ sơ, thủ tục pháp lý từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng.
3.2. Phối hợp, đôn đốc địa phương phê duyệt quyết toán Tiểu dự án GPMB; phối hợp, đôn đốc chủ đầu tư Tiểu dự án khác (nếu có) lập báo cáo quyết toán trình cấp thẩm quyền phê duyệt; rà soát số liệu quyết toán Tiểu dự án GPMB và Tiểu dự án khác để tổng hợp quyết toán chung toàn bộ dự án hoàn thành.
3.3. Rà soát hồ sơ quyết toán hợp đồng, lập và quản lý hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành theo đúng quy định.
3.4. Tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn kiểm toán độc lập theo quy định pháp luật và Mục III quy định này; cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan đến quyết toán dự án hoàn thành theo yêu cầu của Kiểm toán viên.
3.5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Bộ trưởng và cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán về: Tính pháp lý của hồ sơ quyết toán, tính đúng đắn của số liệu đề nghị quyết toán; tính chính xác của khối lượng do Ban QLDA và nhà thầu nghiệm thu đưa vào báo cáo quyết toán; sự phù hợp của đơn giá ghi trong hợp đồng.
3.6. Trình báo cáo quyết toán dự án hoàn thành kèm theo đầy đủ hồ sơ quyết toán, đúng thời hạn quy định để Bộ GTVT hoặc đơn vị được ủy quyền tổ chức thẩm tra, phê duyệt quyết toán; phối hợp chặt chẽ với cơ quan thẩm tra quyết toán trong quá trình thực hiện; hoàn tất thủ tục pháp lý và cung cấp hồ sơ liên quan đến nội dung còn vướng mắc, tồn tại (nếu có) kịp thời. Ban QLDA hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng đối với các giá trị không được phê duyệt quyết toán hoặc chậm trình quyết toán do nguyên nhân chủ quan của Ban QLDA; đảm bảo giá trị trình duyệt quyết toán nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt hoặc được điều chỉnh theo quy định của pháp luật.
4. Ban QLDA có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các kết luận, kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan kiểm tra, Thanh tra, kiểm toán, điều tra khác (nếu có) và báo cáo cụ thể, chi tiết việc chấp hành các kết luận, kiến nghị, kèm theo các hồ sơ, tài liệu liên quan làm cơ sở thẩm tra, phê duyệt quyết toán.
5. Ban QLDA có trách nhiệm thu hồi từ nhà thầu hoặc nhà cung cấp, nộp về ngân sách nhà nước số vốn đã thanh toán thừa trong trường hợp dự án hoàn thành, được phê duyệt quyết toán có số vốn quyết toán thấp hơn số vốn đã thanh toán; thanh toán tiếp cho nhà thầu hoặc nhà cung cấp theo giá trị quyết toán được phê duyệt khi có kế hoạch vốn trong trường hợp số vốn được quyết toán cao hơn số vốn đã thanh toán; thu hồi hết số vốn đã tạm ứng theo quy định.
XV. Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, làm việc với các Hội đồng thẩm định nhà nước, Hội đồng kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, các Hội đồng và các cơ quan kiểm tra về chất lượng công trình
1. Ban QLDA có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, thẩm quyền của chủ đầu tư dự án theo các quy định hiện hành trong việc kiểm tra, Thanh tra, Kiểm toán nhà nước, điều tra … (sau đây gọi chung là Thanh tra, Kiểm toán), gồm các nhiệm vụ chính sau:
1.1. Cung cấp số liệu, hồ sơ, tài liệu có liên quan và làm việc trực tiếp với cơ quan Thanh tra, Kiểm toán trong quá trình khảo sát, lập kế hoạch, thực hiện thanh tra, kiểm toán dự án. Cử cán bộ có thẩm quyền, am hiểu dự án, quy định pháp luật để làm việc, báo cáo, giải trình theo yêu cầu của Thanh tra, Kiểm toán kịp thời.
1.2. Kịp thời xin ý kiến các cơ quan tham mưu của Bộ GTVT, các đơn vị có liên quan; báo cáo Bộ GTVT các nội dung liên quan đến thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ GTVT và các cơ quan tham mưu của Bộ ngay trong quá trình thanh tra, kiểm toán (trước khi có dự thảo kết luận) để các các cơ quan, đơn vị phối hợp giải trình.
2. Ban QLDA đại diện chủ đầu tư làm việc, cung cấp hồ sơ, tài liệu, báo cáo cho các Hội đồng thẩm định nhà nước, Hội đồng kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, các Hội đồng khác (sau đây gọi chung là Hội đồng) và các cơ quan kiểm tra về chất lượng công trình. Ban QLDA có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các Vụ, Cục tham mưu và kịp thời báo cáo Bộ GTVT kết quả, nội dung vướng mắc trong quá trình làm việc với các Hội đồng.
3. Khi có dự thảo kết luận của Thanh tra, Kiểm toán và các Hội đồng nêu trên, Ban QLDA chủ động cung cấp hồ sơ và báo cáo, giải trình kịp thời theo yêu cầu; đồng thời báo cáo Bộ GTVT và cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì tham mưu về thanh tra, kiểm toán của Bộ và các cơ quan có liên quan để Bộ GTVT có ý kiến tham gia, giải trình ý kiến của Thanh tra, Kiểm toán và Hội đồng theo đúng quy định.
4. Khi có kết luận, kiến nghị của Thanh tra, Kiểm toán, Hội đồng: Ban QLDA nghiêm túc thực hiện các nội dung kết luận, kiến nghị liên quan đến thẩm quyền, trách nhiệm của Ban QLDA và Bộ GTVT. Thực hiện kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có sai sót, sai phạm thuộc thẩm quyền của Ban QLDA theo đúng kiến nghị của Thanh tra, Kiểm toán, Hội đồng. Báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị cho cơ quan Thanh tra, Kiểm toán, Hội đồng và Bộ GTVT đúng thời hạn quy định.
5. Khi có tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra, Kiểm toán, Hội đồng, Ban QLDA phải báo cáo cụ thể và đề xuất hướng xử lý để Bộ GTVT xem xét giải quyết; đồng thời làm việc với các cơ quan Thanh tra, Kiểm toán, Hội đồng và các cơ quan có liên quan để xử lý đảm bảo đúng quy định.
6. Ban QLDA chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những tồn tại, sai sót, sai phạm thuộc trách nhiệm của Ban QLDA và trách nhiệm của chủ đầu tư đã được Bộ GTVT giao nhiệm vụ, ủy quyền cho Ban QLDA thực hiện theo quy định này và các nội dung chưa được Ban QLDA thực hiện trong thời hạn yêu cầu theo kết luận, kiến nghị của Thanh tra, Kiểm toán, Hội đồng.
XVI. Giám sát, đánh giá đầu tư
Ban QLDA có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của chủ đầu tư dự án trong suốt quá trình quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo quy định tại Nghị định số 29/2021/NĐ-CP; các biểu mẫu báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư được thực hiện theo các Thông tư của Bộ KH&ĐT.
XVII. Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Bộ trưởng giao tại các Quyết định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ GTVT, các Vụ, Thanh tra Bộ, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng CTGT, các Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ GTVT có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các Ban QLDA thực hiện các nhiệm vụ được giao, được ủy quyền tại quy định này./.
PHỤ LỤC
PHẠM VI GIAO BAN QLDA THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG TKKT,
TKBVTC TRƯỜNG HỢP THIẾT KẾ 2 BƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1679/QĐ-BGTVT ngày 15/9/2021 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải)
I. Công trình đường, cầu, hầm đường bộ và đường sắt
1. Bình đồ: Điều chỉnh dịch chuyển ngang tim tuyến, thay đổi bán kính đường cong nằm (tăng hoặc giảm) để phù hợp điều kiện địa hình thực tế nhưng không làm thay đổi thông số kỹ thuật của tuyến so với thiết kế đã được duyệt, không nhỏ hơn bán kính đường cong nằm tối thiểu (Rmin) đã được phê duyệt và đảm bảo công trình xây dựng nằm trong phạm vi đã được giải phóng mặt bằng.
2. Trắc dọc: Điều chỉnh thiết kế đảm bảo các tiêu chuẩn về độ dốc dọc nằm trong qui định và không vượt trị số độ dốc lớn nhất đã được phê duyệt (nằm trong tiêu chuẩn cho phép).
3. Mặt cắt ngang: Điều chỉnh mái dốc taluy âm và dương phù hợp điều kiện địa chất và địa hình thực tế của những đoạn tuyến.
4. Xử lý nền đường:
4.1. Điều chỉnh chiều dài, khoảng cách các loại giếng cát, cọc cát, cọc đất gia cố xi măng, bấc thấm; điều chỉnh diện tích xử lý nền đất yếu trong phạm vi không vượt quá 20% so với hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt.
4.2. Bổ sung, điều chỉnh thiết kế đào thay đất yếu (hoặc đất không thích hợp) cục bộ nhưng không làm thay đổi giải pháp xử lý đất yếu.
4.3. Điều chỉnh thay đổi về cấp đất, đá trong hồ sơ thiết kế theo điều kiện địa chất thực tế hiện trường trên cơ sở kết quả thí nghiệm hiện trường.
4.4. Bổ sung, điều chỉnh giải pháp thiết kế xử lý đất yếu nền đường tại các vị trí cục bộ qua ao, mương phù hợp thực tế.
5. Công trình cống, rãnh, mương thoát nước:
5.1. Điều chỉnh vị trí cống, cao độ đáy cống, chiều dài cống, gia cố thượng, hạ lưu cống phù hợp điều kiện thực tế địa hình và dòng chảy.
5.2. Điều chỉnh khẩu độ cống phù hợp thực tế.
5.3. Bổ sung, điều chỉnh vị trí, chiều dài, cao độ hệ thống thoát nước dọc, rãnh đỉnh, rãnh thấm phù hợp thực tế trên cơ sở các giải pháp kỹ thuật đã được phê duyệt.
5.4. Điều chỉnh, bổ sung thiết kế mương dẫn tại thượng, hạ lưu cống thoát nước; điều chỉnh, bổ sung thiết kế bậc nước, dốc nước nằm trong phạm vi GPMB.
6. Công trình cống chui dân sinh: Điều chỉnh vị trí, cao độ đặt cống, chiều dài, chiều cao cống phù hợp điều kiện thực tế địa hình, thủy văn và vị trí đường dân sinh.
7. Công trình cầu: Điều chỉnh cao độ đáy móng (mố, trụ) và chiều dài cọc phù hợp điều kiện địa chất sau khi có kết quả khoan hoặc kết quả thí nghiệm cọc, thi công cọc thử.
8. Công trình hầm:
8.1. Điều chỉnh thay đổi về cấp đất, đá trong hồ sơ thiết kế theo điều kiện địa chất thực tế.
8.2. Bổ sung khối lượng đào hoặc sụt lở do yếu tố bất khả kháng bởi điều kiện địa chất, thủy văn, thiên tai; bổ sung khối lượng bê tông phun bù phần đào vượt (khống chế phần đào vượt trung bình không quá 15 cm) và sụt lở tương ứng.
8.3. Điều chỉnh, thay đổi chủng loại và khoảng cách giữa các vì thép chống phù hợp điều kiện địa chất thực tế.
8.4. Điều chỉnh tăng hoặc giảm khối lượng và chủng loại neo đá phù hợp điều kiện địa chất thực tế và kết quả đo biến dạng theo quy định kỹ thuật trong quá trình thi công.
8.5. Điều chỉnh tăng hoặc giảm chiều dày bê tông vỏ hầm theo điều kiện địa chất thực tế và trong phạm vi cho phép của Chỉ dẫn kỹ thuật.
9. Công trình nút giao, đường vuốt nối, đường gom:
Điều chỉnh cục bộ các nhánh tuyến và chiều dài vuốt nối để tránh đền bù, giải tỏa lớn, phù hợp tính chất nút giao cắt, đường vuốt nối và qui hoạch chung của địa phương và không thay đổi quy mô đầu tư; bổ sung các vị trí vuốt nối dân sinh phù hợp với hiện trạng thực tế.
10. Công trình phụ tạm và an toàn giao thông:
10.1. Duyệt thiết kế các công trình phụ tạm (đường tránh, bến bãi, đường công vụ,…) chưa có trong thiết kế được duyệt.
10.2. Bổ sung, điều chỉnh các hạng mục đảm bảo an toàn giao thông như dải phân cách, sơn kẻ đường, cột Km, cọc tiêu, biển báo, rào tôn lượn sóng,… phù hợp thực tế hiện trường, báo cáo thẩm tra an toàn giao thông và kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng, không phát sinh điểm quay đầu, điểm đấu nối trái phép.
10.3. Đối với công trình thi công trên tuyến đường đang khai thác, Ban QLDA có trách nhiệm thỏa thuận với các cơ quan quản lý về phương án đảm bảo giao thông trong quá trình thi công xây dựng và tổ chức phê duyệt làm cơ sở thực hiện.
11. Công trình phòng hộ (kè, tường chắn, gia cố bảo vệ mái taluy):
11.1. Điều chỉnh kích thước, vị trí, cao độ móng kè, tường chắn phù hợp điều kiện địa hình, địa chất thực tế.
11.2. Bổ sung, điều chỉnh cục bộ giải pháp gia cố bảo vệ mái taluy.
11.3. Điều chỉnh cao độ đáy móng kè và chiều dài cọc (nếu có) phù hợp điều kiện địa chất sau khi có kết quả khoan hoặc kết quả thí nghiệm cọc, thi công cọc thử.
II. Công trình hàng hải, đường thủy
1. Xây dựng đê chắn sóng
1.1. Điều chỉnh mái dốc ta luy và phạm vi nạo vét phần nền móng đê chắn sóng phù hợp điều kiện địa chất, địa hình thực tế.
1.2. Thay đổi về cao độ, độ dốc của đê chắn sóng phù hợp điều kiện địa chất, địa hình thực tế đảm bảo không làm thay đổi kết cấu, các yêu cầu kỹ thuật đã được phê duyệt.
1.3. Các điều chỉnh trên phải đảm bảo nguyên tắc không làm thay đổi các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được phê duyệt và không ảnh hưởng tới GPMB cũng như tiến độ và khả năng chịu lực của công trình.
2. Công tác nạo vét bến và luồng:
2.1. Điều chỉnh tim tuyến, kết cấu, hạng mục công trình phù hợp với điều kiện thực tế địa chất, thủy, hải văn, kết quả sau khi khảo sát.
2.2. Các điều chỉnh trên phải đảm bảo nguyên tắc không làm thay đổi quy mô, mục tiêu đầu tư của dự án, các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được phê duyệt và không ảnh hưởng tới GPMB cũng như tiến độ và khả năng chịu lực của công trình.
3. Các công trình cầu cảng, cầu vượt kênh, âu tàu, kè bờ:
3.1. Phê duyệt thay đổi, bổ sung những chi tiết nhỏ, phương pháp sửa chữa trên cơ sở thiết kế bước trước đã được phê duyệt và không làm thay đổi kết cấu, khả năng chịu lực của chi tiết đó.
3.2. Các điều chỉnh trên phải đảm bảo nguyên tắc không ảnh hưởng tới GPMB cũng như tiến độ công trình.
3.3. Điều chỉnh cao độ đáy móng kè và chiều dài cọc (nếu có) phù hợp điều kiện địa chất sau khi có kết quả khoan hoặc kết quả thí nghiệm cọc, thi công cọc thử.
4. Công trình phao tiêu báo hiệu: Điều chỉnh vị trí và bổ sung phao tiêu báo hiệu.
III. Công trình cơ khí, kiến trúc và các hạng mục khác
1. Điều chỉnh thay đổi về cao độ đặt móng và các kết cấu khác phù hợp điều kiện địa chất thực tế trên cơ sở số liệu báo cáo hoặc đề xuất của Tư vấn giám sát thi công xây dựng nhưng không làm thay đổi khả năng chịu lực của công trình.
2. Điều chỉnh các thay đổi về cách bố trí, diện tích của các phòng phù hợp yêu cầu sử dụng nhưng không làm thay đổi công năng và không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của công trình.
IV. Công trình đường lăn, sân đỗ, đường cất hạ cánh (lĩnh vực hàng không)
1. Điều chỉnh kết cấu đường công vụ, tường rào an ninh phục vụ thi công phù hợp với địa hình hiện trạng sân bay trên cơ sở các giải pháp kỹ thuật đã được phê duyệt.
2. Điều chỉnh tăng hoặc giảm cục bộ chiều dày kết cấu mặt đường trên cơ sở cao độ hiện trạng để phù hợp với điều kiện thực tế đảm bảo không nhỏ hơn chiều dày thiết kế và không làm thay đổi cao độ thiết kế đường đỏ được duyệt.
3. Điều chỉnh, bổ sung các vị trí luồn ống hoặc băng cáp cho đèn hiệu, vị trí hố ga, hầm cáp, tuyến cáp, móng bệ trụ đèn để phù hợp với điều kiện thực tế khai thác.
4. Xử lý nền đường theo quy định tại điểm 4 Mục I của Phụ lục này; công trình cống, rãnh, mương thoát nước thực hiện theo quy định tại điểm 5 Mục I của Phụ lục này./.
Tệp tin văn bản
Mục lục
So sánh văn bản
...Đang xử lý dữ liệu...