KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC XÂY DỰNG MÔ HÌNH BẢO
TỒN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA, TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
(Kèm theo
Quyết định số: 1662/QĐ-BVHTTDL ngày 17tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình hiệu quả về bảo tồn,
phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của từng vùng, miền, dân tộc
trong xây dựng nông thôn mới;
- Tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy văn hóa truyền
thống và các phong trào văn hóa, văn nghệ vui tươi, lành mạnh, loại bỏ những hủ
tục lạc hậu, tăng cường tinh thần đoàn kết cộng đồng, xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ đổi mới,
hội nhập và phát triển đất nước;
- Phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội
và cộng đồng vào công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
tốt đẹp của các vùng miền, cộng đồng, dân tộc trong phong trào xây dựng nông
thôn mới trên cả nước;
- Bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu
số gắn với phát triển du lịch cộng đồng nhằm tạo ra nguồn thu nhập cho người
dân và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
2. Yêu cầu
- Khảo sát, đánh giá kết quả hoạt động của các mô hình
hiệu quả về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của từng
vùng, miền, dân tộc trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở một số địa
phương;
- Các mô hình về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa,
truyền thống tốt đẹp của từng vùng, miền, dân tộc phải phù hợp với đời sống văn
hóa, phong tục tập quán của địa phương; gắn kết các hoạt động bảo tồn và phát
triển các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của từng vùng, miền, các dân tộc
với Chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, du lịch ở địa
phương;
- Kế hoạch được triển khai đảm bảo đúng tiến độ, hiệu
quả, tiết kiệm.
II. NHIỆM VỤ THỰC HIỆN
1. Xây dựng mô hình nghề thêu,
dệt thổ cẩm của người Dao Đỏ gắn với bảo tồn, phát huy xây dựng sản phẩm phục vụ phát
triển du lịch trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hà Giang
- Đơn vị chủ trì: Vụ Văn hóa dân tộc.
- Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài
chính, Văn phòng Bộ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang.
- Thời gian: Quý III/2020.
- Địa điểm triển khai: Huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
- Nội dung triển khai:
+ Khảo sát, đánh giá thực trạng bảo tồn,
phát huy nghề thêu, dệt thổ cẩm
người Dao Đỏ tỉnh Hà Giang; những kết quả đạt được, khó
khăn và hạn chế làm cơ sở lựa chọn địa điểm, xây dựng nội dung triển khai mô hình;
+ Tập huấn về phương pháp triển khai xây dựng các mô hình bảo tồn
và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp
và mô hình thêu, dệt thổ cẩm truyền thống trong xây dựng nông thôn mới;
+ Hỗ trợ các trang thiết bị, nguyên liệu, vật tư
cần thiết phục vụ xây dựng mô hình bảo tồn nghề thêu, dệt thổ cẩm truyền thống;
+ Tổ chức lớp truyền dạy và thực hành
dệt thổ cẩm truyền thống người Dao Đỏ huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang;
+ Tổ chức ghi hình, chụp ảnh phục vụ xây dựng phim tư liệu về bảo tồn, phát huy nghề thêu, dệt thổ cẩm
người Dao Đỏ tỉnh Hà Giang trong phong trào xây dựng nông thôn mới
cấp phát cho cộng
đồng dân tộc Dao phục
vụ tuyên truyền, giới thiệu nhân rộng mô hình.
2. Bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống dân tộc Hà Nhì phục vụ phát
triển du lịch trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại tỉnh
Lào Cai
- Đơn vị chủ trì: Vụ Văn hóa dân tộc
- Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài
chính; Văn phòng Bộ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai
- Thời gian: Quý III/2020
- Địa điểm triển khai: Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
- Nội dung triển khai:
+ Khảo sát, đánh giá thực trạng các lễ
hội truyền thống dân tộc Hà Nhì tỉnh Lào Cai; những kết quả đạt được, khó khăn, hạn
chế làm cơ sở lựa chọn chọn địa điểm, xây dựng nội dung triển khai mô hình;
+ Tập huấn về phương pháp triển khai xây dựng mô hình bảo tồn,
phát huy lễ hội truyền thống trong phong trào xây dựng nông thôn mới;
+ Hộ trợ các trang thiết bị, nhạc cụ, đạo cụ, lễ
vật (tổ chức lễ hội) phục vụ xây dựng mô hình bảo tồn lễ hội truyền thống;
+ Tổ chức lớp truyền dạy và thực hành
các nghi thức, nghi lễ, trò chơi... trong lễ hội Khô già già dân tộc Hà
Nhì huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai;
+ Tổ chức ghi hình, chụp ảnh phục vụ xây dựng phim tư liệu về bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống dân tộc Hà
Nhì tỉnh Lào Cai trong phong trào xây dựng nông thôn mới cấp phát cho cộng đồng dân tộc Hà Nhì phục vụ tuyên
truyền, giới thiệu nhân rộng mô hình.
3. Xây dựng, phát huy mô hình Câu Lạc bộ Văn hóa dân tộc Mường trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại tỉnh
Phú Thọ
- Đơn vị chủ trì: Vụ Văn hóa dân tộc
- Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài
chính; Văn phòng Bộ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ.
- Thời gian: Quý III/2020.
- Địa điểm triển khai: huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
- Nội dung triển khai:
+ Khảo sát, đánh giá thực trạng văn hóa dân
tộc Mường tỉnh Phú Thọ; những kết quả đạt được, khó khăn, hạn chế làm cơ sở lựa
chọn địa điểm, nội dung nhân rộng các mô hình;
+ Tập huấn về phương pháp triển khai xây dựng mô hình Câu Lạc bộ
văn hóa dân tộc Mường gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp
dân tộc Mường trong phong trào xây dựng nông thôn mới;
+ Hỗ trợ các trang thiết bị, nhạc cụ, đạo cụ phục
vụ xây dựng Câu Lạc bộ văn hóa dân tộc Mường trên địa bàn;
+ Triển khai truyền dạy và thực hành sinh hoạt mô hình Câu Lạc bộ văn
hóa dân tộc Mường phục vụ phát triển du lịch sinh thái trong phong trào xây dựng nông thôn mới;
+ Tổ chức ghi hình, chụp ảnh và hoàn thiện sản
phẩm phim, ảnh tư liệu về bảo tồn,
phát huy văn hóa truyền thống dân tộc
Mường trong xây dựng nông thôn mới cấp
phát cho cộng đồng dân tộc Mường phục
vụ tuyên truyền, giới thiệu nhân rộng mô hình.
4. Xây dựng mô hình chế tác và
trình diễn đàn tính dân tộc Thái gắn với bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống trong phong trào xây dựng nông thôn mới
tại tỉnh Lai Châu
- Đơn vị chủ trì: Vụ Văn hóa dân tộc
- Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài
chính; Văn phòng Bộ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu.
- Thời gian: Quý III, IV/2020
- Địa điểm triển khai: huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
- Nội dung triển khai:
+ Khảo sát, đánh giá thực trạng chế tác
và bảo tồn, phát huy nghệ
thuật hát then, đàn tính dân tộc Thái tỉnh Lai Châu; những kết quả đạt được, khó khăn hạn chế làm cơ sở
lựa chọn địa điểm, xây dựng nội dung triển khai xây dựng mô hình;
+ Tập huấn phương pháp triển khai xây dựng và nhân rộng các mô
hình bảo tồn, phát huy văn
hóa truyền thống và mô hình Câu Lạc bộ chế tác và trình diễn Đàn tính dân tộc
Thái;
+ Hỗ trợ các trang thiết bị, vật tư, đạo cụ phục
vụ xây dựng mô hình trên địa bàn;
+ Tổ chức truyền dạy về chế tác, sử dụng
và thực hành trình diễn Đàn tính dân tộc Thái tỉnh Lai Châu;
+ Tổ chức giao lưu và thực hành Câu Lạc bộ trình diễn
Đàn tính dân tộc Thái.
+ Tổ chức ghi hình, chụp ảnh và hoàn thiện sản
phẩm phim, ảnh tư liệu về bảo tồn,
phát huy văn hóa truyền thống dân tộc
Thái trong xây dựng nông thôn mới cấp
phát cho cộng đồng dân tộc Thái phục vụ
tuyên truyền, giới thiệu nhân rộng mô hình.
5. Xây dựng mô hình bảo tồn,
phát huy nghệ thuật “múa xòe, múa sạp”
dân tộc Thái trong phong trào xây dựng nông thôn mới
tại tỉnh Điện Biên
- Đơn vị chủ trì: Vụ Văn hóa dân tộc
- Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài
chính; Văn phòng Bộ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.
- Thời gian: Quý III, IV/2020
- Địa điểm triển khai: huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện
Biên.
- Nội dung triển khai:
+ Khảo sát, đánh giá thực trạng bảo tồn
và phát triển nghệ thuật “múa xòe, múa sạp” tỉnh Điện Biên làm cơ sở lựa chọn
địa điểm, xây dựng và nhân rộng các mô hình trên địa bàn tỉnh;
+ Tập huấn về phương pháp bảo tồn và
nhân rộng mô hình nghệ thuật “múa xòe, múa sạp” dân tộc Thái gắn với việc bảo
tồn, phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc phục vụ phát triển du lịch;
+ Hỗ trợ trang thiết bị, nhạc cụ, đạo cụ phục vụ xây
dựng mô hình nghệ thuật “múa xòe, múa sạp” dân tộc Thái tại huyện Tuần Giáo,
tỉnh Điện Biên;
+ Tổ chức truyền dạy và thực hành nghệ
thuật “múa xòe, múa sạp” dân tộc Thái, đặc biệt là cho thế hệ trẻ;
+ Tổ chức ghi hình, chụp ảnh và hoàn thiện sản
phẩm phim, ảnh tư liệu về bảo tồn,
phát huy nghệ thuật “múa xòe, múa sạp” dân
tộc Thái cấp phát cho cộng
đồng dân tộc Thái phục vụ tuyên truyền, giới thiệu nhân rộng mô hình, tạo phong trào sinh hoạt văn hóa cộng đồng vui tươi, phấn khởi trong xây dựng nông thôn mới.
6. Xây dựng mô hình Câu Lạc bộ
Cồng chiêng dân tộc K'ho gắn với bảo tồn, phát huy phục vụ phát triển du lịch trong phong trào xây dựng nông thôn mới
tại tỉnh Lâm Đồng
- Đơn vị chủ trì: Vụ Văn hóa dân tộc
- Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài
chính; Văn phòng Bộ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng.
- Thời gian: Quý IV/2020.
- Địa điểm triển khai: huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm
Đồng.
- Nội dung triển khai:
+ Khảo sát, đánh giá thực trạng di sản Cồng chiêng dân tộc K'ho tại tỉnh Lâm Đồng làm cơ sở
lựa chọn địa điểm, nội dung xây dựng mô hình;
+ Tập huấn về phương pháp triển khai xây dựng mô hình bảo tồn,
phát huy và nhân rộng mô hình xây dựng
Câu Lạc bộ Cồng chiêng dân tộc K'ho thành sản phẩm phục vụ phát triển du lịch trong phong trào xây dựng nông thôn mới;
+ Hỗ trợ các trang thiết bị, nhạc cụ, đạo cụ và
các điều kiện cần thiết liên quan đến xây dựng mô hình;
+ Tổ chức truyền dạy và thực hành về
trình diễn Cồng chiêng dân tộc K'ho;
+ Tổ chức ghi hình, chụp ảnh và hoàn thiện các sản
phẩm phim, ảnh phục vụ lưu trữ và cấp
phát cho người dân nhằm giới thiệu,
tuyên truyền về trình diễn Cồng chiêng dân tộc K'ho tại tỉnh Lâm Đồng.
7. Xây dựng và phát huy mô hình Câu Lạc bộ hát
dân ca Thái phục vụ phát triển du lịch trong phong trào xây dựng nông thôn mới
tại tỉnh Nghệ An
- Đơn vị chủ trì: Vụ Văn hóa dân tộc
- Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài
chính; Văn phòng Bộ; Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An.
- Thời gian: Quý IV/2020.
- Địa điểm triển khai: huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
- Nội dung triển khai:
+ Khảo sát, đánh giá các mô hình Câu Lạc
bộ dân ca Thái gắn với việc bảo tồn,
phát huy bản sắc văn hóa truyền thống
dân tộc Thái tại tỉnh Nghệ An làm cơ sở lựa chọn địa điểm, nội dung nhân rộng các mô hình;
+ Tập huấn phổ biến, triển khai xây dựng và nhân rộng mô hình
Câu Lạc bộ hát dân ca Thái
gắn với bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc phục vụ phát triển du lịch trong phong trào xây dựng nông thôn mới;
+ Hỗ trợ các trang thiết bị, nhạc cụ, đạo cụ và
các điều kiện cần thiết liên quan đến xây dựng mô hình;
+ Triển khai xây dựng, truyền dạy và thực
hành sinh hoạt mô hình Câu Lạc bộ hát
dân ca Thái;
+ Tổ chức ghi hình, chụp ảnh và hoàn thiện các sản
phẩm phim, ảnh cấp phát cho người dân và phục vụ giới
thiệu, tuyên truyền về hoạt động bảo tồn và phát huy dân ca dân tộc Thái trong phong trào xây dựng nông thôn mới.
8. Xây dựng mô hình đan lát
truyền thống của người Khmer trong
phong trào xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Phước
- Đơn vị chủ trì: Vụ Văn hóa dân tộc
- Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài
chính; Văn phòng Bộ; Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Phước.
- Thời gian: Quý IV/2020.
- Địa điểm triển khai: huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
- Nội dung triển khai:
+ Khảo sát, đánh giá thực trạng nghề đan
lát truyền thống của người Khmer tỉnh Bình Phước làm cơ sở lựa chọn địa điểm, nội dung nhân rộng các mô hình;
+ Tập huấn phổ biến, triển khai xây dựng và nhân rộng mô hình
đan lát truyền thống của người Khmer gắn với bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc phục vụ
phát triển du lịch trong phong trào xây dựng nông thôn mới;
+ Hỗ trợ các trang thiết bị, nguyên vật liệu, vật
tư và các điều kiện cần thiết liên quan đến xây dựng mô hình;
+ Triển khai xây dựng, truyền dạy và thực
hành sinh hoạt mô hình đan lát truyền
thống của người Khmer;
+ Tổ chức ghi hình, chụp ảnh và hoàn thiện các sản phẩm phim, ảnh cấp phát cho người dân và phục vụ giới
thiệu, tuyên truyền về hoạt động bảo tồn, và phát huy dân ca dân tộc Thái nhằm nhân rộng mô hình.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công nhiệm vụ
1.1. Vụ Văn hóa dân tộc: Chủ trì, phối hợp
với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chủ động tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo chất lượng
và tiến độ theo Kế hoạch đã được phê duyệt.
1.2. Vụ Kế hoạch, Tài chính: Phối hợp với
Vụ Văn hóa dân tộc thẩm định dự toán và hướng dẫn triển khai theo quy định.
1.3. Văn phòng Bộ: Phối hợp với Vụ Văn hóa
dân tộc hướng dẫn thanh quyết toán theo quy định. Bố trí phương tiện đi lại trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện theo Kế hoạch.
1.4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Nghệ An, Lâm Đồng, Bình Phước phối hợp
thực hiện một số nội dung sau:
- Khảo sát, lựa chọn địa điểm
triển khai xây dựng và phát triển các mô
hình phát huy bản
sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của từng vùng, miền, dân tộc trong phong trào xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn.
- Triển khai xây dựng mô hình, tổ chức mở lớp tập
huấn, truyền dạy về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp
của cộng đồng gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
- Tuyên truyền, hướng dẫn cộng đồng nhân
rộng các mô hình tốt về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trên địa bàn.
2. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện Kế hoạch trích từ ngân
sách Trung ương của Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới
năm 2020 cấp cho Vụ Văn hóa dân tộc qua Văn phòng Bộ và nguồn kinh phí của các cơ quan, đơn vị phối hợp.
Trên đây là Kế hoạch xây dựng và phát triển mô hình bảo
tồn và phát huy bản
sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp trong phong trào xây dựng nông thôn mới của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chủ động phối hợp với Vụ Văn
hóa dân tộc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo tiến độ, hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, nếu có
khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo lãnh đạo Bộ để kịp thời xem xét, quyết định.