KẾ
HOẠCH
XÂY
DỰNG DỰ ÁN LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (SỬA ĐỔI)
(Kèm theo Quyết định số 1661/QĐ-BVHTTDL
ngày 25 tháng 05 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Xây dựng dự án Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) (sau đây gọi là dự án Luật) nhằm hoàn
thiện chính sách và tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong thi hành pháp luật về
phòng, chống bạo lực gia đình (viết tắt là PCBLGĐ); bảo vệ quyền cơ bản và đảm
bảo bình đẳng giữa các thành viên gia đình; nâng cao trách nhiệm của người đứng
đầu cơ quan, tổ chức trong PCBLGĐ.
2. Yêu cầu
- Thực hiện đúng
trình tự, thủ tục theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6
năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020 và các văn bản quy định hiện hành.
- Huy động sự tham
gia, phối hợp của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quá trình triển khai thực
hiện.
- Đảm bảo thời gian,
tiến độ thực hiện trong quá trình xây dựng dự án Luật.
II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI
THỰC HIỆN
STT | NỘI DUNG CÔNG VIỆC | CƠ QUAN THỰC HIỆN | DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN/
THỜI GIAN HOÀN THÀNH | KẾT QUẢ DỰ KIẾN |
1 | - Xây dựng kế
hoạch, dự toán kinh phí; - Thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây
dựng dự án Luật. | Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch | Tháng 5/2021 đến
tháng 6/2021 | - Kế hoạch và dự
toán được phê duyệt; - Quyết định thành lập Ban Soạn thảo, Tổ
biên tập. |
2 | - Xây dựng dự thảo
Luật PCBLGĐ (sửa đổi); - Xây dựng tờ trình dự án Luật. | Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch | Từ tháng 5/2021
đến tháng 11/2021 | - Dự thảo; - Tờ trình. |
3. | - Tổ chức rà soát,
đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; đánh giá thủ tục hành
chính; đánh giá về lồng ghép giới trong dự án Luật; - Hoàn thiện lập đề nghị xây dựng Luật
PCBLGĐ (sửa đổi). | Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch | Từ tháng 5/2021
đến tháng 7/2021 | - Báo cáo về rà
soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến dự án Luật; - Báo cáo đánh giá
thủ tục hành chính trong dự án Luật; - Báo cáo về lồng
ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án Luật; - Hồ sơ lập đề nghị được hoàn thiện. |
4. | Họp Ban soạn thảo,
Tổ biên tập (3 lần): - Lần 1 trước khi
gửi xin ý kiến các cơ quan; - Lần 2 trước khi
gửi Bộ Tư pháp thẩm định; - Lần 3 trước khi Trình Chính phủ. | Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch | Tháng 6; tháng 9;
tháng 10 năm 2021 | - Hồ sơ dự án Luật được chỉnh sửa theo góp
ý của Ban soạn thảo, Tổ biên tập trước khi gửi xin ý kiến các cơ quan; gửi Bộ
Tư pháp thẩm định và trình Chính phủ. |
5. | - Lấy ý kiến các
cơ quan có liên quan về dự án Luật; - Đăng tải dự án Luật trên Cổng thông tin
điện tử của Chính phủ và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để lấy ý kiến của tổ
chức, cá nhân (60 ngày). | Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch | Từ tháng 7/2021
đến tháng 9/2021 | Bản tổng hợp ý kiến góp ý. |
6. | Tổ chức các Hội nghị/Hội thảo lấy ý kiến
chuyên gia hoặc đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật. | Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch | Từ tháng 5 đến
tháng 10/2021 | Bản tổng hợp ý kiến góp ý. |
7. | Tổng hợp, nghiên cứu giải trình, tiếp thu
các ý kiến góp ý. | Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch | Từ tháng 9 năm
2021 | Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến
góp ý. |
8. | Hoàn thiện hồ sơ về dự án Luật gửi Bộ Tư
pháp thẩm định. | Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch | Tháng 10/2021 | Hồ sơ về dự án Luật. |
9. | Thẩm định dự án Luật. | Bộ Tư pháp | Tháng 10/2021 | Báo cáo thẩm định. |
10. | Nghiên cứu tiếp thu ý kiến thẩm định. | Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch | Tháng 11/2021 | - Báo cáo giải
trình tiếp thu ý kiến thẩm định; - Hồ sơ dự án Luật được tiếp thu, chỉnh
sửa. |
11 | - Trình Chính phủ
dự án Luật; - Tiếp thu ý kiến của Chính phủ, hoàn
thiện Hồ sơ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. | Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch | -
Tháng 11/2021 - Tháng 01/2022 | Hồ sơ đầy đủ dự án Luật. |
12. | - Trình Ủy ban Các
vấn đề xã hội của Quốc hội cho ý kiến thẩm tra sơ bộ; - Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Các vấn đề xã
hội của Quốc hội, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật trình Ủy ban thường vụ Quốc
hội. | Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch | -
Tháng 02/2022 - Tháng 02/2022 | Hồ sơ đầy đủ dự án Luật. |
13. | - Gửi dự án Luật
đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để cho ý kiến; - Gửi Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc
hội để thẩm tra chính thức . | Chính phủ | Tháng 3/2022 | Hồ sơ đầy đủ dự án Luật và file văn bản. |
14. | Trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật. | Chính phủ | Kỳ họp thứ 1,
tháng 5/2022 | Hồ sơ đầy đủ dự án Luật. |
15. | Quốc hội thảo luận, xem xét, thông qua. | Quốc hội | Dự kiến tháng
10/2022 | Hồ sơ đầy đủ dự án Luật. |
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Kinh phí thực
hiện
Kinh phí xây dựng dự
án Luật được bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch cấp qua văn phòng Bộ cho năm 2021, 2022 và các nguồn kinh phí hợp pháp
khác (nếu có).
2. Trách nhiệm thực hiện
a) Vụ Gia đình
- Chủ trì, phối hợp
với Vụ Pháp chế và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Bộ trưởng xây dựng
dự án Luật theo đúng nội dung, tiến độ trong Kế hoạch này; chủ trì, phối hợp
với Vụ Kế hoạch, Tài chính và Văn phòng Bộ xây dựng dự toán kinh phí triển khai
thực hiện trình lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.
- Chủ động huy động,
vận động nguồn lực hợp pháp để bổ sung xây dựng dự án Luật; Báo cáo đề xuất
lãnh đạo Bộ các giải pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng và tiến độ xây dựng
dự án Luật.
b) Vụ Pháp chế
- Hướng dẫn, đôn
đốc, phối hợp xây dựng dự án Luật theo đúng quy định của pháp luật và bảo đảm
quy trình, thủ tục, tiến độ thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp
với Vụ Gia đình rà soát hệ thống luật pháp, chính sách hiện hành có liên quan
đến PCBLGĐ làm cơ sở xây dựng dự án Luật.
c) Vụ Kế hoạch, Tài
chính
Phối hợp với Vụ Gia
đình rà soát, đánh giá tình hình thực hiện chính sách đầu tư kinh phí cho công
tác PCBLGĐ.
d) Vụ Tổ chức cán bộ
Phối hợp với Vụ Gia
đình rà soát, đánh giá nhân lực thực hiện nhiệm vụ PCBLGĐ các cấp.
đ) Cục Hợp tác quốc
tế
Phối hợp với Vụ Gia
đình rà soát, đánh giá các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; nghiên
cứu hệ thống luật pháp, chính sách về PCBLGĐ của một số quốc gia trong khu vực
và thế giới.
e) Văn phòng Bộ
Phối hợp với Vụ Gia
đình tổ chức, điều phối các cuộc họp với Chính phủ, Quốc hội; phối hợp rà soát
các nội dung liên quan đến đánh giá thủ tục hành chính trong dự thảo Luật; tham
gia tổ chức các hoạt động hội thảo, hội nghị lấy ý kiến dự án Luật; duyệt dự toán
và thanh quyết toán các hoạt động tổ chức xây dựng Dự án Luật theo Kế hoạch.
g) Các cơ quan, đơn
vị thuộc Bộ
Căn cứ chức năng,
nhiệm vụ của mình, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm phối hợp với Vụ
Gia đình trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Để đảm bảo tiến độ
và quy định hiện hành, căn cứ tình hình dịch bệnh, Vụ Gia đình chủ động tham
mưu lãnh đạo Bộ về phương án tổ chức các cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập;
hội nghị, hội thảo theo hình thức tập trung hoặc bằng hình thức phù hợp khác./.