BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ________________ | CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________ |
KẾ HOẠCH
Lập đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia
đình (sửa đổi, bổ sung)
(Kèm theo Quyết định số 1384/QĐ-BVHTTDL
ngày 20 tháng 05 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
___________________
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Mục đích lập đề nghị xây dựng Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi, bổ sung) nhằm tăng cường tính hiệu lực,
hiệu quả trong phòng, chống bạo lực gia đình; đảm bảo quyền cơ bản và bình đẳng
giữa các thành viên gia đình; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức
trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Làm rõ
tính cấp thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Phòng, chống bạo lực
gia đình (hiện hành).
II. NỘI DUNG, TIẾN ĐỘ VÀ SẢN PHẨM
STT | NỘI DUNG CÔNG VIỆC | THỜI GIAN THỰC HIỆN | SẢN PHẨM |
1 | Xây dựng nội dung chính sách | 30/5/2020 | Báo cáo nội dung
chính sách |
2 | Thực hiện đánh giá
tác động chính sách: -
Đánh giá tác động chính sách trên các nội dung. - Tổ
chức Hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến. | 15/6/2020 | Báo cáo đánh giá
tác động của chính sách |
3 | Lập hồ sơ đề nghị
xây dựng Luật | 30/6/2020 | -
Tờ trình Chính phủ - Báo
cáo đánh giá tác động chính sách; -
Báo cáo tổng hợp kết quả thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình; |
4 | Đăng tải trên cổng
thông tin điện tử; lấy ý kiến Bộ, ngành địa phương bằng văn bản (30 ngày). | 30/7/2020 | Báo cáo tổng hợp
các ý kiến, góp ý |
5 | Tổng hợp ý kiến
góp ý của các Bộ, ngành và địa phương | 15/8/2020 | Bản tổng hợp ý
kiến bộ, ngành, địa phương |
6 | Hoàn thiện hồ sơ
đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi, bổ sung). | 20/8/2020 | Hồ sơ đề nghị gồm:
Tờ trình; Báo cáo đánh giá tác động chính sách; Báo cáo Kết quả 12 năm thi
hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý
kiến; Đề cương dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi, bổ
sung). |
7 | Tổ chức họp Tổ
công tác lập đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi, bổ
sung). | 30/8/2020 | Biên bản cuộc họp
và các ý kiến của thành viên. |
8 | Đề nghị Bộ Tư pháp
thẩm định Hồ sơ | 20/9/2020 | Báo cáo thẩm định
của Bộ Tư pháp; |
9 | Tiếp thu, giải
trình và chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp; | 30/9/2020 | Hồ sơ đề nghị. |
10 | Trình Chính phủ Hồ
sơ đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi, bổ sung). | 05/10/2020 | Nghị quyết của
Chính phủ |
11 | Hoàn thiện hồ sơ
đề nghị theo ý kiến của Chính phủ. | 5/11/2020 | Bộ trưởng phê
duyệt hồ sơ đề nghị. |
12 | Lập đề nghị của
Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. | 15/11/2020 | Gửi Hồ sơ cho Bộ
Tư pháp (Vụ Các vấn đề chung về XDPL) |
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Vụ Gia đình
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan liên quan tham mưu Bộ trưởng lập đề
nghị xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình theo đúng nội dung, tiến độ trong Kế hoạch này. Chủ động tìm nguồn kinh phí ngoài ngân sách sự nghiệp gia đình để thực hiện các nghiên cứu, hội nghị, hội thảo khoa học nhằm cung cấp các
bằng chứng khoa học, thực tiễn phục vụ lập đề nghị xây dựng Luật.
2. Vụ Pháp chế
- Hướng dẫn, đôn đốc, phối hợp trong lập đề nghị xây dựng Luật theo đúng thể thức, thủ tục quy định
hiện hành; Báo cáo đề xuất lãnh đạo Bộ các giải pháp cần thiết để đảm bảo chất
lượng và tiến độ lập đề nghị xây dựng Luật.
- Phối hợp với Vụ Gia đình rà soát
hệ thống luật pháp, chính sách hiện hành có liên quan đến
phòng, chống bạo lực gia đình làm cơ sở lập đề nghị xây
dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Vụ Kế hoạch tài chính
Phối hợp với Vụ Gia đình rà soát tình hình bố trí kinh phí chi cho công tác phòng, chống bạo
lực gia đình, đề xuất giải pháp chính sách đảm bảo nguồn lực
tài chính thực thi
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Cục Hợp tác quốc tế
Phối hợp với Vụ Gia đình rà soát, đánh giá các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; nghiên cứu hệ thống luật pháp, chính
sách về phòng, chống bạo lực gia đình của một số quốc gia trong khu vực và thế giới.
5. Vụ Tổ chức cán bộ
Phối hợp với Vụ Gia đình thực hiện rà soát, đánh giá nguồn nhân lực thực
hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại các
cơ quan trung ương và địa phương.
6. Văn phòng Bộ
Phối hợp với Vụ Gia đình phê duyệt dự toán và thanh quyết toán hoạt động; tham gia tổ
chức các hoạt động hội thảo, hội nghị lấy ý kiến về hồ sơ lập đề nghị xây dựng
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi, bổ sung).
7. Trung tâm Công nghệ thông tin và Báo Văn hóa
- Tổ chức tuyên truyền, vận động sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trên Cổng thông tin của
Bộ; Báo điện tử Tổ quốc; Báo Văn hóa.
- Đăng tải đề nghị trên Cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến nhân dân, tổng hợp ý kiến
góp ý của nhân dân báo cáo Bộ trưởng.
Căn cứ nội dung, nhiệm vụ và phân công tại Kế hoạch này, các đơn vị
được giao nhiệm vụ chủ động tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo chất lượng, tiến độ./.