STT | Tên VB | Trích yếu | Nội dung vướng mắc | Nội dung sửa đổi, bổ sung | Thời hạn hoàn thành | Ghi chú |
I. BỘ CÔNG
THƯƠNG |
1 | - Quyết định số
24/2018/QĐ-TTg ngày 28/5/2018; - Quyết định số
04/2017/QĐ-TTg ngày 09/3/2017 | Kiểm tra hiệu
suất năng lượng tối thiểu | 1. Hiện nay,
hàng hóa phải kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu thực hiện theo quy định
tại Quyết định số 24/2018/QĐ-TTg ngày 28/5/2018 và Quyết định số
04/2017/QĐ-TTg ngày 09/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Tại điểm đ
khoản 1 Mục III Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của
Chính phủ chỉ đạo rõ “chuyển thời điểm kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra chất
lượng hàng hóa, hiệu suất năng lượng, an toàn thực phẩm trong giai đoạn thông
quan sang kiểm tra sau khi hàng hóa đã được thông quan (trừ kiểm dịch đối với
trường hợp mặt hàng nhập khẩu có nguy cơ cao theo quy định của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn)”. Theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số
19-2016/NQ-CP, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Tài chính thống nhất chuyển
thời điểm kiểm tra hiệu suất năng lượng thực hiện sau thông quan, tuy nhiên
vẫn quy định doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục kiểm tra hiệu
suất năng lượng nộp chứng từ kiểm tra, giám định về hiệu suất năng lượng khi
làm thủ tục thông quan. Việc doanh
nghiệp nộp chứng từ kiểm tra, giám định về hiệu suất năng lượng là không cần
thiết, làm phát sinh thủ tục chuyên ngành trong quá trình nhập khẩu hàng hóa. 2. Chưa có văn
bản pháp quy nào quy định trình tự thủ tục thực hiện (hồ sơ, cơ quan kiểm
tra...) việc kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu đối với các mặt hàng
phải kiểm tra hiệu suất năng lượng tại Quyết định số 24/2018/QĐ-TTg và
04/2017/QĐ-TTg. Đồng thời, chưa có quy định về việc doanh nghiệp phải nộp
chứng từ gì cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu đối với các mặt
hàng phải kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu. Hiện nay, đối tượng được miễn
kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu được quy định tại khoản 2 Điều 1
Quyết định số 24/2018/QĐ-TTg bao gồm phương tiện, thiết bị tạm nhập, tái
xuất, phục vụ sửa chữa thay thế, kiểm tra mức hiệu suất năng lượng. Tuy
nhiên, một số trường hợp khác như hàng hóa gia công... không sử dụng tại Việt
Nam thì không cần phải kiểm tra hiệu suất năng lượng. | Bộ Công Thương
tham mưu trình cấp có thẩm quyền hoặc ban hành văn bản pháp luật theo hướng: 1. Quy định
việc kiểm tra hiệu suất năng lượng thực hiện sau thông quan và trước khi hàng
hóa lưu thông trên thị trường. Không yêu cầu doanh nghiệp phải nộp chứng từ
liên quan đến kiểm tra, giám định về hiệu suất năng lượng, kể cả bản đăng ký
kiểm tra hiệu suất năng lượng có xác nhận của cơ quan chức năng do Bộ Công
Thương chỉ định cho cơ quan hải quan. 2. Bổ sung thêm
các đối tượng hàng hóa được miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu. | Quý III/2020 | Văn bản đã được giao sửa đổi tại Quyết định số 1254/QĐ-TTg |
II. BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
1 | Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT
ngày 30/10/2018 | Ban hành bảng
mã số HS đối với Danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn | 1. Theo quy
định tại điểm 1 Phần X Phụ lục III Nghị đinh số 15/2018/NĐ-CP thì mặt hàng
“gia vị đơn chất, gia vị có nguồn gốc động vật, thực vật” thuộc danh mục các
sản phẩm/ nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo Phụ lục II
bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT thì không có nhóm mặt hàng gia vị
hỗn hợp và bột canh hỗn hợp (mã số HS 21039021 và 21039029). 2. Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT ban hành Bảng
mã HS đối với 27 Danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng không quy định chính sách quản lý đối
với các Danh mục hàng hóa này, ngoài ra có Danh mục chưa có văn bản quy định
chính sách quản lý như Danh mục về lĩnh vực thủy sản tại Mục 27 Phụ lục I | 1. Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát lại Danh mục hàng hóa phải kiểm tra an
toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý để đảm bảo thống nhất theo quy định
tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và làm cơ sở để thực hiện. 2. Dẫn chiếu
văn bản quy định về chính sách quản lý, kiểm tra chuyên ngành tương ứng đối
với từng danh mục hàng hóa để thuận lợi cho cơ quan hải quan và doanh nghiệp
thực hiện. | Quý III/2020 | Bổ sung |
2 | Thông tư số
14/2018/TT-BNNPTNT | Ban hành Danh
mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng mất an toàn thuộc
trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nong thôn | Tại Thông tư số
14/2018/TT-BNNPTNT quy định phương thức kiểm tra chất lượng đối với giống cây
trồng theo Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT. Tuy nhiên Thông tư số
46/2015/TT-BNNPTNT quy định khi nhập khẩu, doanh nghiệp phải nộp bản Công bố
hợp quy cho cơ quan hải quan. Quy định này là chưa phù với Nghị định số
74/2018/NĐ-CP (nộp bản Đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra hoặc Thông
báo kết quả kiểm tra chất lượng cho cơ quan hải quan). Ngoài ra, tại
Thông tư số 14/2018/TT-BNNPTNT quy định các nhóm hàng hóa phải kiểm tra chất
lượng trước và sau thông quan nhưng không quy định cụ thể biện pháp công bố hợp
quy theo Nghi định số 74/2018/NĐ-CP. | Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn sửa đổi Thông tư số 14/2018/TT-BNNPTNT theo hướng quy
định phù hợp với Nghị định số 74/2018/NĐ-CP. | Quý III/2020 | Bổ sung |
3 | Thông tư số
36/2018/TT- BNNPTNT ngày
25/12/2018 | Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 262016TT- BNNPTNT ngày 30/62016 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật,
sản phẩm động vật thủy sản. | Theo quy định
tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ thì mặt hàng
động vật, sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản thuộc đối
tượng kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm và cũng thuộc đối tượng phải
kiểm dịch. Trước đây, đối
với những mặt hàng là động vật, sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật
thủy sản thuộc đối tượng kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm và kiểm dịch,
cơ quan hải quan căn cứ kết quả kiểm tra ghi trên Giấy chứng nhận kiểm dịch
và vệ sinh an toàn thực phẩm động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu
dùng làm thực phẩm theo Mẫu số 11TS ban hành
kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn để giải quyết thủ tục thông quan hàng hóa theo quy định. Tuy nhiên, theo
quy định tại Thông tư số 36/2018/TT- BNNPTNT thì Mẫu số 11TS - Giấy chứng
nhận kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm động vật, sản phẩm động vật thủy
sản nhập khẩu dùng làm thực phẩm đã được thay thế bằng Mẫu số 10TS - Giấy
chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu; Mẫu số
10TS này không có nội dung chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm. Do vậy,
thiếu căn cứ để cơ quan hải quan giải quyết thông quan hàng hóa cho doanh
nghiệp. Để tạm thời xử
lý vướng mắc tại Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT dẫn trên, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn có công văn số 3581/BNN-QLCL 23/5/2019 hướng dẫn: Cho
phép thông quan đối với các lô hàng đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch. | Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn đưa hướng dẫn tại công văn số 3581/BNN-QLCL vào văn
bản pháp quy để đảm bảo có cơ sở thực hiện. | Quý III/2020 | Bổ sung |
III. BỘ Y TẾ |
1 | Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị
định số 169/2018/NĐ-CP) | về quản lý
trang thiết bị y tế | Tại Nghị định
số 36/2016/NĐ-CP chưa có quy định các chứng từ phải nộp cho cơ quan hải quan
khi làm thủ tục nhập khẩu trang thiết bị y tế đối với từng loại A, B, C, D Hiện nay, các
chứng từ phải nộp cho cơ quan hải quan đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu
chi được hướng dẫn tại các công văn của Bộ Y tế (ví dụ: 5464/ BYT-TTB-CT ngày 26/9/2017, 7310/ BYT-TTB-CT ngày 30/11/2018, 14/BYT-TTB-CT ngày 02/01/2019). | Bộ Y tế nghiên
cứu, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 36/2016/NĐ-CP theo hướng
quy định rõ các chứng từ phải nộp cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập
khẩu trang thiết bị y tế đối với từng loại A,
B, C, D để làm cơ sở cho cơ quan hải quan và doanh nghiệp thực hiện. | Quý IV/2020 | Bổ sung |
IV. BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ |
1 | Nghị định số 74/2018/NĐ-CP | Sửa đổi, bổ
sung một số Điều của Nghị định số 132/2008 /NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính
phủ quy định chi Tiết thi hành một số điểu Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa | 1. Theo Nghị
định số 74/2018/NĐ-CP thì chỉ nguyên liệu nhập khẩu để gia công, sản xuất
hàng xuất khẩu được miễn kiểm tra chất lượng. Như vậy, hàng nhập khẩu là
nguyên liệu để sản xuất hàng tiêu thụ nội địa không được miễn kiểm tra chất
lượng. Quy định như vậy là chưa phù hợp do hàng hóa hoàn chỉnh khi đưa ra lưu
thông đã phải kiểm tra chất lượng nên nguyên liệu để sản xuất không cần phải
kiểm tra. 2. Tại khoản 3
Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 7 Nghị định
số 132/2008/NĐ-CP) quy định đối với trường hợp sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 nhập
khẩu, việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa được thực hiện dựa trên
kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân hoặc dựa trên kết quả
chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký
hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật, người nhập khẩu nộp bản đăng
ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được phép thông
quan hàng hóa. Việc quy định doanh nghiệp phải nộp đăng ký kiểm tra chất
lượng hàng hóa nhập khẩu có xác nhận của cơ quan kiểm tra chất lượng làm phát
sinh thủ tục kiểm tra chuyên ngành không cần thiết tại khâu thông quan hàng
hóa. 3. Khoản 7 Điều
1 quy định các trường hợp miễn kiểm tra chất lượng, trong đó bao gồm hàng
không nhằm mục đích kinh doanh (loại hình phi mậu dịch). Tuy nhiên hiện nay
không rõ quy định hàng không nhằm mục đích kinh doanh bao gồm những mục đích
gì và loại hình phi mậu dịch là loại hình gì, dẫn đến vướng mắc khi thực hiện
thủ tục hải quan đối với các hàng hóa này. | Bộ Khoa học và
Công nghệ nghiên cứu, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 74/2018/NĐ-CP theo hướng: 1. Bổ sung quy
định miễn kiểm tra chất lượng đối với hàng nhập khẩu là nguyên liệu để sản
xuất hàng tiêu thụ nội địa. 2. Nghiên cứu
cơ chế quản lý phù hợp, không yêu cầu doanh nghiệp phải nộp bản đăng ký kiểm
tra có xác nhận của cơ quan kiểm tra để thông quan hàng hóa. 3. Quy định cụ
thể về hàng không nhằm mục đích kinh doanh bao gồm những mục đích gì và giải
thích loại hình phi mậu dịch. | Quý III/2020 | Nội dung 1, 2 đã được giao tại Quyết định số 1254/QĐ-TTg |
2 | Nghị định số 862012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 của Chính phủ
(Thông tư số 28/2013/TT- BKHCN ngày
17/12/2013 hướng dẫn chi tiết) | Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường | Theo quy định
thì phương tiện đo nhóm 2 phải phê duyệt mẫu trước thông quan. Tuy nhiên,
thời gian phê duyệt mẫu thường kéo dài hơn 30 ngày, thậm chí lên 60 - 90
ngày, làm kéo dài thời gian thông quan hàng hóa. Ngoài ra, việc
kiểm tra tại khâu thông quan là không cần thiết vì tại thời điểm làm thủ tục
thông quan, hàng hóa chưa được sử dụng ngay nên chưa ảnh hưởng ngay đến sức
khỏe, an toàn lao động... | Bộ Khoa học và
Công nghệ nghiên cứu, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 86/2012/NĐ-CP và văn bản hướng dẫn theo hướng:
Chuyển việc phê duyệt mẫu đối với phương tiện đo nhóm 2 thực hiện sau thông
quan (trước khi đưa vào sản xuất, lưu thông tại thị trường nội địa) nhằm giảm
thời gian thông quan hàng. | Quý IV/2020 | Bổ sung |
V. BỘ GIAO
THÔNG VẬN TẢI |
1 | Thông tư số 41/2018/TT- BGTVT ngày 30/7/2018 | Quy định Danh
mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý
nhà nước của Bộ Giao thông vận tải | Quy định hàng
hóa kiểm tra trước và hàng hóa kiểm tra sau thông quan nhưng không quy định
cụ thể biện pháp công bố hợp quy theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP. Do vậy,
không xác định được có phải nộp Đăng ký có xác nhận cho cơ quan hải quan hay
không đối với hàng hóa kiểm tra sau thông quan? | Quy định cụ thể
biện pháp công bố hợp quy theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP. | Quý III/2020 | Bổ sung |
VI. BỘ TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
1 | Luật Bảo vệ môi
trường số 55/2014/QH13 ngày 22/6/2014 | | Khoản 12 Điều 3
Luật Bảo vệ môi trường định nghĩa: “Chất thải là vật chất được thải ra từ sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”. Tại khoản 16
Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 22/6/2014 định nghĩa: “Phế
liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản
phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên
liệu cho một quá trình sản xuất khác”. Định nghĩa về
chất thải và phế liệu nêu trên là tương đối giống nhau nên có một số hàng hóa
đã qua sử dụng nhập khẩu cơ quan hải quan gặp khó khăn trong việc xác định là
chất thải hay phế liệu. Hơn nữa, hiện
nay không có tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể đối với chất thải và phế liệu dẫn đến
khó khăn cho các cơ quan hải quan trong việc xác định một số hàng hóa nhập
khẩu là phế liệu hay là chất thải để áp dụng chính sách quản lý phù hợp.
Trường hợp xác định hàng hóa nhập khẩu là chất thải thì thuộc diện hàng hóa
cấm nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định tại khoản 9 Điều 7 Luật Bảo vệ môi
trường số 55/2014/QH13 ngày 22/6/2014. | Bộ Tài nguyên
và Môi trường nghiên cứu, trình Chính phủ báo cáo Quốc hội sửa đổi Luật Bảo
vệ môi trường theo hướng định nghĩa rõ ràng, cụ thể về “chất thải” và “phế
liệu” để làm cơ sở phân biệt, áp dụng chính sách quản lý phù hợp. | Quý III/2020 | Bổ sung |
VII. BỘ QUỐC PHÒNG |
1 | Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 08/3/2008 | về việc quản lý
tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ | Tại Nghị định
số 36/2008/NĐ-CP quy định mặt hàng tàu bay không người lái và các phương tiện
bay siêu nhẹ xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của cơ quan có thẩm
quyền. Tuy nhiên, chưa quy định cụ thể thủ tục cấp phép, cơ quan có thẩm
quyền cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng tàu bay không người lái và các
phương tiện bay siêu nhẹ. | Bộ Quốc phòng
trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số
36/2008/NĐ-CP theo hướng: Quy định cụ thể thủ tục cấp phép và cơ quan có
thẩm quyền cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng tàu bay không người lái và
các phương tiện bay siêu nhẹ. | Quý III/2020 | Văn bản đã được giao sửa đổi tại Quyết định số 1254/QĐ-TTg |
VIII. BỘ CÔNG AN |
1 | Thông tư số 08/2019/TT-BCA ngày 26/3/2019 | Ban hành Danh
mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gậy mất an tam thuộc thẩm quyền quản lý
của Bộ Công an | 1. Hiện nay
chưa có văn bản quy định quy trình, thủ tục, cơ quan kiểm tra đối với danh
mục hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an. 2. Tại Thông tư
quy định biện pháp quản lý đối với danh mục hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu là
không thực hiện kiểm tra trước thông quan, không quy định biện pháp công bố
hợp theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP nên không xác định được doanh nghiệp phải
nộp chứng từ gì cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa. | Bộ Công an sửa
đổi, bổ sung Thông tư số 08/2019/TT-BCA theo hướng: 1. Quy định cụ
thể trình tự, thủ tục, cơ quan kiểm tra. Quy định biện
pháp công bố hợp quy đối với danh mục hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản
lý của Bộ Công an theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP. | Quý III/2020 | Bổ sung |
IX. BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
1 | Thông tư số
22/2018/TT- BLĐTBXH ngày 06/12/2018 | Quy định Danh
mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý
nhà nưóc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | 1. Tại Thông tư
số 22/2018/TT-BLĐTBXH quy định hàng hóa nhóm 2 kiểm tra chất lượng trước và
sau thông quan nhưng không quy định cụ thể biện pháp công bố hợp quy theo
Nghị định số 74/2018/NĐ-CP. Do vậy, không xác định được có phải nộp Đăng ký
có xác nhận cho cơ quan hải quan hay không đối với hàng hóa kiểm tra sau
thông quan. 2. Sản phẩm,
hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội không cần kiểm tra an toàn lao động/chất
lượng trước khâu thông quan do không ảnh hưởng ngay đến sức khỏe, an toàn của
con người tại thời điểm làm thủ tục thông quan hàng hóa. | Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hôi sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH theo
hướng: 1. Quy định cụ
thể biện pháp công bố hợp quy theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP đối với từng hàng hóa nhóm 2. 2. Rà soát lại
danh mục hàng hóa nhóm 2 để chuyển việc kiểm tra chất lượng từ trước ra sau
thông quan. | Quý III/2020 | Bổ sung |
| | | | | | | | | | | | | | | |