KẾ HOẠCH
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHỔ BIẾN,
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2019 THEO ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT VÀ TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2017-2021”
(Ban hành
kèm theo Quyết định số: 120/QĐ-UBDT ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Bộ
trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)
I. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục
đích
- Triển
khai đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp về phổ biến,
giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù là người dân ở vùng dân tộc thiểu số,
miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn, góp phần đạt được những mục tiêu của Đề án “Đẩy mạnh công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên
truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2021”.
- Nâng cao
nhận thức và ý thức tự giác tìm hiểu, chấp hành pháp luật của người dân; tăng
cường khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc
thiểu số và miền núi.
2. Yêu
cầu
- Bám sát
nội dung, nhiệm vụ tại Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 08/8/2017 của Thủ tướng
Chính phủ.
- Các hoạt
động phải đảm bảo tính khả thi, có trọng tâm,
trọng điểm, có sự lồng ghép với các Chương trình, đề án có nội dung phổ biến,
giáo dục pháp luật; ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn; hình thức đa dạng, sáng tạo, nội dung phù hợp với nhu
cầu, đặc điểm, phong tục tập quán, văn hóa
truyền thống của từng dân tộc, vùng miền.
- Quản lý
và sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả, tránh hình thức.
II. NỘI
DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Tổ
chức hội nghị điểm phổ biến, giáo dục pháp luật
1.1. Đối tượng
- Bí thư
chi bộ, trưởng thôn/bản, người có uy tín, già làng, chức sắc tôn giáo và người dân vùng dân
tộc thiểu số và miền núi; cán bộ làm công tác dân tộc ở địa phương; tuyên
truyền viên pháp luật; cán bộ, công chức xã.
- Số lượng: Dự kiến 120 đại biểu/hội
nghị, trong đó, 100 đại biểu không hưởng lương từ NSNN và 20 đại biểu hưởng lương từ NSNN.
1.2.
Nội dung phổ biến
Lựa chọn 04
- 05 chuyên đề tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, Luật, pháp
lệnh mới ban hành hoặc có hiệu lực năm 2018, 2019; chính sách
dân tộc của Đảng, Nhà nước liên quan trực tiếp đến đời sống của đồng bào dân
tộc thiểu số, các văn bản pháp luật khác như:
Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng
dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật căn cước công dân, Luật tiếp cận thông tin, Luật tín
ngưỡng, tôn giáo, Luật Phòng, chống mua bán người, Luật Lâm nghiệp, Luật Trồng
trọt, Luật Chăn nuôi, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật hòa giải ở cơ sở, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng
giới, Luật Phòng, chống tác tham nhũng, Luật Biên giới quốc gia, Luật Trợ giúp
pháp lý, pháp luật về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, chính sách, quy
định mới về cải cách môi trường sản xuất, đầu tư kinh doanh liên quan trực tiếp
đến người dân và hoạt động khởi nghiệp ở vùng dân tộc thiểu số và
miền núi.... trên cơ sở thống nhất với địa phương về
địa điểm và nội dung.
1.3.
Địa điểm tổ chức
Dự kiến tổ
chức 04 Hội nghị điểm tại 04 huyện nghèo của 04 tỉnh có đông đồng bào dân tộc
thiểu số trên phạm vi cả nước, cụ thể:
- Khu vực
phía Bắc: dự kiến tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai
Châu;
- Khu vực
Miền Trung - Tây Nguyên: dự kiến tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An và huyện Kon
Plông, tỉnh Kon Tum;
- Khu vực
phía Nam: dự kiến tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
1.4.
Thời gian thực hiện
- Quý II,
III/2019.
- Thời gian
tổ chức hội nghị: 02 ngày/hội nghị.
- Thời gian
đi công tác: 6 ngày/đoàn.
1.5.
Tổ chức thực hiện
- Giao Vụ
Pháp chế chủ trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc, Vụ Phổ biến,
giáo dục pháp luật của Bộ Tư pháp và cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh triển
khai thực hiện.
- Mỗi đoàn công tác từ 5-6 người.
2. Tọa
đàm điểm chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm phổ biến, giáo
dục pháp luật tại một số tỉnh
2.1.
Đối tượng
- Đại diện
một số Vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc; cán bộ làm công tác dân tộc ở địa phương;
báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; hòa
giải viên cấp xã; bí thư chi bộ, trưởng thôn/bản, người có uy tín, già làng, chức sắc tôn giáo và người dân
vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
- Số lượng:
Dự kiến 100 đại biểu/hội nghị, trong đó, 60 đại biểu không hưởng lương từ NSNN và 40 đại biểu hưởng lương từ NSNN.
2.2.
Nội dung
- Chia sẻ
kinh nghiệm về kỹ năng xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung, hình thức và các
mô hình tuyên truyền, phổ biến pháp luật hiệu quả, phù hợp với đối tượng đặc
thù là đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương; trao đổi
về kinh nghiệm phối hợp, lồng ghép nguồn lực triển khai thực hiện công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; trao đổi
về nhu cầu, nguyện vọng và trách nhiệm của đối tượng
thụ hưởng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Trao đổi,
thảo luận về những khó khăn, vướng mắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số để tổng hợp, kiến nghị với cơ quan có
thẩm quyền tháo gỡ, giải quyết.
2.3.
Địa điểm tổ chức
Dự kiến tổ
chức 03 cuộc tọa đàm tại một số tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số trên
phạm vi cả nước, cụ thể:
- Khu vực
phía Bắc: dự kiến tổ chức tại tỉnh Cao Bằng (đại diện Ban
Dân tộc các tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn tham dự);
- Khu vực
Miền Trung - Tây Nguyên: dự kiến tổ chức tại
tỉnh Gia Lai (đại diện Ban Dân tộc các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk tham dự);
- Khu vực
Tây Nam Bộ: dự kiến tổ chức tại tỉnh Bạc Liêu (đại diện Ban Dân tộc các tỉnh
Sóc Trăng, Cà Mau tham dự).
2.4.
Thờigian thực hiện
- Quý II,
III và IV/2019.
- Thời gian
tổ chức tọa đàm: 02 ngày/hội nghị.
- Thời gian
đi công tác: 6 ngày/đoàn.
2.5.
Tổ chức thực hiện
- Giao Vụ
Pháp chế chủ trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc, Vụ Phổ biến,
giáo dục pháp luật của Bộ Tư pháp và cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh triển khai thực hiện.
- Mỗi đoàn công tác từ 6-7 người.
3. Duy
trì và xây dựng mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật
3.1.
Duy trình mô hình điểm phổ biến, giáo dụcpháp luật nhằm giảm thiểu vi phạm pháp luật về mua bán người
- Địa điểm:
tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.
- Nội dung
hoạt động: Cung cấp tài liệu, văn bản pháp luật liên quan, tập huấn và duy trì
sinh hoạt định kỳ của nhóm nòng cốt, lực lượng công tác viên, tuyên truyền viên
pháp luật; cung cấp tài liệu, hỗ trợ cán bộ trực tiếp tham gia hoạt động phổ
biến, giáo dục pháp luật; tổ chức ký cam kết với các hộ dân.
- Thời gian
thực hiện: 10 tháng (mỗi tháng tập huấn, sinh hoạt 01 lần), từ tháng 3 đến
tháng 12 năm 2019.
3.2.
Xây dựng, duy trì hoạt động của mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng,
chống ma túy
- Địa điểm:
tại xã Bản Lang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
- Nội dung
hoạt động: Tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp về xây dựng lực lượng công
tác viên, tuyên truyền viên pháp luật; cung cấp tài liệu, văn bản pháp luật
liên quan, tập huấn và duy trì sinh hoạt định kỳ của nhóm nòng cốt, lực lượng
công tác viên, tuyên truyền viên pháp luật; cung cấp tài liệu, hỗ trợ cán bộ
trực tiếp tham gia hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức ký cam kết
với các hộ dân.
- Thời gian
thực hiện: 8 tháng (mỗi tháng tập huấn, sinh hoạt 01 lần), từ tháng 4 đến tháng
12 năm 2019.
3.3.
Tổ chức thực hiện
- Giao Vụ
Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ Tuyên truyền, Vụ Dân tộc thiểu số, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai và Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu
triển khai thực hiện các hoạt động:
+ Khảo sát
thực tế tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai
Châu để xác định nhu cầu, hướng dẫn, chỉ đạo xây
dựng mô hình;
+ Cung cấp
tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, đầu sách pháp luật (dự kiến từ 10 đến 15 đầu
sách, mỗi đầu sách từ 5 đến 10 cuốn) cho các mô hình;
- Ban Dân
tộc tỉnh chỉ đạo Phòng Dân tộc huyện phối hợp với
UBND xã nơi tổ chức mô hình xây dựng quy chế, kế hoạch hoạt động của mô hình;
hàng tháng phân công báo cáo viên pháp luật tham gia phổ biến, giáo dục pháp
luật cho nhóm nòng cốt; kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình, báo
cáo Ủy ban Dân tộc.
4. Kiểm
tra việc triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
4.1.
Đối tượng
Cơ quan
công tác dân tộc cấp tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
4.2.
Nội dung kiểmtra
- Kết quả
tổ chức triển khai thực hiện Đề án: xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực
hiện; bố trí, sử dụng nguồn lực;
- Nắm tình
hình về những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện Đề án; tổng hợp những
kiến nghị, đề xuất của địa phương; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ,
giải quyết.
4.3.
Địa điểm kiểm tra
Dự kiến tổ
chức kiểm tra tại 02 tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số tại khu vực Miền
Trung - Tây nguyên, gồm: Nghệ An và Kon Tum.
4.4.
Thời gian thực hiện
- Quý II,
III và IV/2019.
- Thời gian
đi công tác: 4 ngày/đoàn công tác.
4.5.
Tổ chức thực hiện
- Giao Vụ
Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ Tuyên truyền và các Vụ, đơn vị liên quan
triển khai thực hiện.
- Mỗi đoàn công tác từ 4-5 người.
III.
KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí
triển khai thực hiện Kế hoạch là 1.000.000.000 (Một tỷ đồng), được giao tại
Quyết định số 793/QĐ-UBDT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân
tộc.
IV. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Vụ Pháp
chế xây dựng dự toán chi tiết; chủ
trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp
luật của Bộ Tư pháp và cơ quan làm công tác dân tộc cấp
tỉnh tại địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động tại
kế hoạch này.
2. Vụ Kế
hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp
chế, Văn phòng Ủy ban thẩm định dự toán kinh phí.
3. Văn
phòng Ủy ban phối hợp bảo đảm kinh phí kịp thời tổ
chức triển khai các hoạt động và hướng dẫn thanh quyết toán kinh phí.
4. Thủ
trưởng các Vụ, đơn vị liên
quan của Ủy ban Dân tộc phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao
tại kế hoạch này; chủ động lồng ghép các hoạt động tại Kế hoạch này với các
chương trình, đề án có nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền,
vận động đối với đồng bào dân tộc thiểu số,
5. Đề nghị
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức các hoạt
động chỉ đạo, giao cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh tham mưu phối hợp chức
triển khai thực hiện các hoạt động tại kế hoạch này./.