Quyết định 1187/QĐ-TTg Ban hành Chương trình phát triển vật lý giai đoạn 2021 - 2025
1187/QĐ-TTg
Quyết định
Còn hiệu lực
04-08-2020
04-08-2020
Thủ tướng Chính phủ Số: 1187/QĐ-TTg |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 04 tháng 08 năm 2020 |
Quyết định
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN VẬT LÝ GIAI ĐOẠN 2021 – 2025
Căn cứ Luật Tổchức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18
tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị quyết số46/NQ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ ban hành
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
XI về phát triển khoa học và công nghệ
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành "Chương trình phát triển vật lý giai đoạn 2021 - 2025", (sau đây gọi là Chương trình), với những nội dung như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của Việt Nam trong lĩnh vực vật lý, kết hợp đào tạo chất lượng cao với nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng. Gắn kết nghiên cứu lý thuyết với nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu ứng dụng.
2. Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên vật lý các trường đại học trong cả nước, thu hút và đào tạo các nhà vật lý trẻ tuổi tài năng. Đến năm 2025 tỷ lệ giảng viên vật lý có bằng tiến sĩ ở khoa vật lý của các trường đại học trọng điểm đạt trên 50%.
3. Nâng cao vị thế của lĩnh vực vật lý của Việt Nam trên thế giới, phấn đấu đến năm 2025 lĩnh vực vật lý nước ta được xếp vào nhóm 5 nước đứng đầu trong khu vực ASEAN theo xếp hạng của SCOPUS và tăng số công trình công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín (thuộc danh mục ISI/SCOPUS) bình quân đạt 30%/năm.
II. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG
1. Ưu tiên nghiên cứu một số chuyên ngành vật lý hiện đại, làm nòng cốt cho phát triển lĩnh vục khoa học công nghệ đa ngành, ứng dụng kết quả vào sản xuất và đời sống, gắn với một số công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 và các hướng nghiên cứu trong lĩnh vực vật lý mà Việt Nam có thế mạnh.
2. Ưu tiên cho nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng của ngành vật lý đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030, bao gồm:
a) Nghiên cứu cơ bản:
- Vật lý lý thuyết và tính toán;
- Vật lý các chất đậm đặc và chất mềm;
- Quang lượng tử và quang tử học;
- Vật lý hạt nhân;
- Vật lý kim loại.
b) Nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng:
- Quan trắc và xử lý môi trường;
- Thiết kế, chế tạo linh kiện điện tử, thẻ điện tử và vi mạch;
- Vật liệu điện từ, điện tử và quang tử;
- Lưu trữ và chuyển hoá năng lượng;
- An toàn vệ sinh thực phẩm và y sinh;
- An toàn bức xạ hạt nhân;
- Phát triển một số thiết bị khoa học hiện đại, đặc chủng, đặc thù.
c) Một số nội dung nghiên cứu ứng dụng đặc thù khác theo yêu cầu đặt hàng của Nhà nước.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nhà nước đặt hàng xây dựng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia trong lĩnh vực vật lý có định hướng ứng dụng, đa ngành, liên ngành, gắn với một số công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0.
2. Khuyến khích giảng viên vật lý ở các trường đại học đẩy mạnh công tác nghiên cứu. Xây dựng và triển khai các chương trình nghiên cứu cho các giảng viên trẻ môn vật lý trong các trường đại học. Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên khối chuyên vật lý ở phổ thông.
3. Đẩy mạnh đào tạo sinh viên, thạc sỹ, tiến sỹ ngành vật lý; có chính sách học bổng cho học sinh, sinh viên giỏi vật lý, các học sinh đạt giải quốc gia và quốc tế.
4. Đầu tư xây dựng, nâng cấp một số phòng thí nghiệm vật lý ở các trường đại học và viện nghiên cứu có đào tạo sau đại học ngành vật lý. Xây dựng và xuất bản các giáo trình đào tạo học sinh chuyên vật lý, xây dựng chương trình, giáo trình giảng dạy vật lý đạt trình độ tiên tiến trên thế giới cho các trường đại học.
5. Tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển ngành vật lý, phát huy và khai thác hiệu quả vai trò thành viên của Việt Nam tại Viện Liên hiệp nghiên cứu hạt nhân Dubna, Liên bang Nga; tham gia nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu vật lý quốc tế, các dự án nghiên cứu quốc tế song phương và đa phương; quản lý hiệu quả hoạt động của Trung tâm quốc tế vật lý dạng 2 được UNESCO công nhận và bảo trợ.
6. Tổ chức các hội nghị, hội thảo lớn về vật lý trong nước và quốc tế, các khoá học vật lý quốc tế ngắn hạn; có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các nhà vật lý trẻ có năng lực từ các nước xung quanh, nhằm tạo sức hút trong khu vực.
7. Nâng cao chất lượng, gia tăng số lượng các tạp chí chuyên ngành vật lý của Việt Nam trong danh mục ISI/SCOPUS; tăng cường công tác thông tin, truyền thông cho lĩnh vực vật lý.
8. Khuyến khích các nhà khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài và các nhà khoa học quốc tế tham gia vào hoạt động nghiên cứu và đào tạo ngành vật lý.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nguồn kinh phí thực hiện bao gồm kinh phí từ ngân sách nhà nước, Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia, tài trợ của doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, hợp tác quốc tế và các nguồn vốn hợp pháp khác; Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia tập trung tài trợ cho các nghiên cứu cơ bản ngành vật lý.
2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai các nhiệm vụ tại Quyết định này thực hiện theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật liên quan.
1. Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình, có nhiệm vụ:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng quy định, chính sách đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình; cụ thể hóa quan điểm và các định hướng ưu tiên tại Mục II Quyết định này trong nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng của ngành vật lý đến năm 2025;
b) Lập, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình;
c) Chủ trì thực hiện nhiệm vụ 1 tại Mục III Quyết định này; căn cứ các nội dung nhiệm vụ cụ thể của Chương trình, xây dựng và triển khai thực hiện các đề án, dự án theo kế hoạch và quy định pháp luật hiện hành.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì thực hiện các nhiệm vụ 2, 3, 4 tại Mục III Quyết định này; xây dựng kế hoạch thực hiện, triển khai các đề án, dự án thuộc Chương trình theo quy định pháp luật hiện hành.
3. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 5; chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các nhiệm vụ số 6 và 7; chủ trì, phối hợp Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ số 7 và 8 tại Mục III Quyết định này.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành liên quan bố trí nguồn vốn đầu tư, ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ và sự nghiệp giáo dục để thực hiện Chương trình.
5. Các bộ, cơ quan liên quan tổ chức đánh giá, nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được phê duyệt trong Chương trình phát triển vật lý đến năm 2020 tại Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ theo đúng quy định pháp luật về khoa học và công nghệ và pháp luật liên quan; đối với những nhiệm vụ cụ thể có yêu cầu được gia hạn để tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 thì tổng hợp, đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định theo đúng thẩm quyền và quy định pháp luật.