KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM NĂM 2022 CỦA BỘ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 116/QĐ-BXD ngày 21 tháng 3 năm 2022 của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng)
Căn cứ Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày
14/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống
tội phạm năm 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch số 28/KH-BCĐ138/CP ngày
21/01/2022 của Ban Chỉ đạo 138/CP về việc ban hành Kế hoạch thực hiện công tác
phòng, chống tội phạm năm 2022, Bộ Xây dựng ban hành Kế hoạch thực hiện công
tác phòng, chống tội phạm năm 2022 của Bộ Xây dựng với những nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả
Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 tầm nhìn đến năm
2030, Kết luận số 13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực
hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Quyết
định số 1944/QĐ-TTg ngày 18/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình thực hiện Kết luận số 13-KL/TW và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội
phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030; các Chỉ thị, Nghị quyết
của Đảng, Quốc hội; Chiến lược, Chương trình của Chính phủ chỉ đạo thực hiện
công tác phòng, chống tội phạm và Kế hoạch số: 12-KH/BCSĐ ngày 31/12/2021 của
Ban Cán sự đảng Bộ Xây dựng thực hiện Kết luận số 15-KL/TW, ngày 30/9/2021 của
Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW của Bộ Chính trị
khóa XI về công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới; Kế hoạch số
09-KH/BCSĐ ngày 17/12/2021 của Ban cán sự đảng Bộ Xây dựng thực hiện Chỉ thị số
04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự
về tham nhũng, kinh tế.
2. Nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức,
trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc chấp
hành pháp luật về xây dựng; khắc phục những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân làm
nảy sinh tội phạm, vi phạm pháp luật.
3. Triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm
chủ động phòng, chống tội phạm; kiềm chế, làm giảm tỷ lệ tội phạm, vi phạm pháp
luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
II. NHIỆM VỤ, PHÂN
CÔNG THỰC HIỆN
1. Các đơn vị trực
thuộc Bộ chủ động tổ chức
tuyên truyền, quán triệt, giáo dục sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức của đơn vị mình nhằm thực hiện nghiêm túc có hiệu quả các quy định
của Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Kết
luận số 13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị
số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Quyết định số
1944/QĐ-TTg ngày 18/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thực
hiện Kết luận số 13-KL/TW và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai
đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030; các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng,
Quốc hội, Chiến lược, Chương trình của Chính phủ chỉ đạo thực hiện công tác
phòng, chống tội phạm và Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị
quy định xử lý đảng viên vi phạm; Kế hoạch số: 12-KH/BCSĐ ngày 31/12/2021 của Ban
Cán sự đảng Bộ Xây dựng thực hiện Kết luận số 15-KL/TW, ngày 30/9/2021 của Ban
Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW của Bộ Chính trị khóa
XI về công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới; Kế hoạch số
09-KH/BCSĐ ngày 17/12/2021 của Ban cán sự đảng Bộ Xây dựng thực hiện Chỉ thị số
04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự
về tham nhũng, kinh tế; đồng thời gắn kết chặt chẽ giữa phòng, chống tội phạm
với triển khai hiệu quả Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch Covid - 19,
tạo điều kiện thuận lợi thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội, phát
triển kinh tế - xã hội gắn liền với phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã
hội, phòng ngừa tội phạm.
Đơn vị thực hiện: các đơn vị trực thuộc Bộ
Thời hạn thực hiện: thường xuyên trong
năm.
2. Phối hợp chặt chẽ
với Bộ Công an để thực hiện tốt Quy chế phối hợp số 04/QC-BCA-BXD ngày
10/9/2020 giữa Bộ Công an và Bộ Xây dựng trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội
phạm và lĩnh vực xây dựng.
Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ
Đơn vị phối hợp: Thanh tra Bộ, Vụ Quy
hoạch kiến trúc, Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Cục Hạ tầng kỹ thuật, Cục
Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Cục Giám định nhà nước và chất lượng
công trình, Vụ Vật liệu xây dựng
Thời hạn thực hiện: thường xuyên trong
năm.
3. Triển khai thực
hiện các Đề án an ninh kinh tế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong lĩnh
vực nhà ở và thị trường bất động sản, vật liệu xây dựng, cấp nước, thoát nước
và xử lý chất thải rắn, chất lượng các dự án, công trình trọng điểm quốc gia
theo Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 13/9/2017 của Chính phủ về ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW về “Tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh kinh tế trong điều kiện phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc
tế”.
Đơn vị thực hiện: Cục Hạ tầng kỹ thuật,
Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Cục Giám định nhà nước về chất
lượng công trình, Vụ Vật liệu xây dựng
Thời hạn thực hiện: thường xuyên trong
năm.
4. Chủ động rà soát,
đánh giá, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, cải cách thủ tục hành
chính, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Trong đó tập trung vào các lĩnh vực nhà
ở, thị trường bất động sản, quản lý chất lượng công trình và vật liệu xây
dựng... thực hiện theo Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và các
đề án năm 2022 của Bộ Xây dựng tại Quyết định số 100/QĐ-BXD ngày 10/3/2022.
- Đơn vị thực hiện: các đơn vị trực thuộc
Bộ tại Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 100/QĐ-BXD ngày 10/3/2022
- Thời hạn thực hiện: theo tiến độ tại Kế
hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 100/QĐ-BXD ngày 10/3/2022.
5. Tăng cường công tác
tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật chuyên ngành xây dựng
5.1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách,
pháp luật trong lĩnh vực xây dựng
- Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp chế, các đơn
vị được Bộ giao chủ trì soạn thảo
- Thời hạn thực hiện: theo Kế hoạch phổ
biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2022 của Bộ Xây
dựng tại Quyết định số 1469/QĐ-BXD ngày 31/12/2021.
5.2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
thanh tra chuyên ngành xây dựng, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng, chống tham
nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực xây dựng.
- Đơn vị thực hiện: Thanh tra Bộ, Trung
tâm thông tin, Vụ Pháp chế và các đơn vị khác
- Thời hạn thực hiện: theo Kế hoạch phổ
biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2021 của Bộ Xây
dựng tại Quyết định số 1469/QĐ-BXD ngày 31/12/2021.
5.3. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng
Đơn vị thực hiện: Thanh tra Bộ, Trung tâm
thông tin, Vụ Pháp chế
Thời hạn thực hiện: thường xuyên trong năm
6. Tăng cường giám
sát, thanh tra, kiểm tra
6.1. Tăng cường hoạt động giám sát của
cộng đồng, các tổ chức chính trị - xã hội trong hoạt động xây dựng: Nội dung
giám sát, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện việc giám sát được lồng ghép
trong nội dung sửa đổi, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực xây
dựng.
- Đơn vị thực hiện: Cục Quản lý hoạt động
xây dựng, Cục Phát triển đô thị, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công
trình
- Thời hạn thực hiện: Thường xuyên trong
năm
6.2. Tăng cường chất lượng hoạt động thanh
tra, kiểm tra, giám sát:
a) Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám
sát: đẩy mạnh công tác tự kiểm tra, giám sát trong cơ quan, đơn vị; xây dựng
chương trình, kế hoạch theo Quy định số 179/QĐ/TW ngày 25/02/2019 của Bộ Chính
trị về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo
phát hiện sớm, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc khiếu nại, tố cáo, phản
ánh có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực; công bố, công khai kết luận kiểm tra,
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tham nhũng, tiêu cực.
- Đơn vị thực hiện: Các đơn vị trực thuộc
Bộ.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong
năm 2022.
b) Tăng cường hoạt động thanh tra:
- Thực hiện Kế hoạch thanh tra năm 2022 đã
được Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 1258/QĐ-BXD ngày
19/11/2021: đảm bảo bao quát các hoạt động thuộc phạm vi quản lý nhà nước ngành
xây dựng và những mục tiêu chủ yếu theo Kế hoạch hành động hàng năm của Bộ.
- Tiến hành thanh tra
+ Chú trọng việc kiểm tra, phát hiện những
bất cập về cơ chế, chính sách pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, đề xuất cơ
quan thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoàn thiện;
+ Hướng dẫn tổ chức, cá nhân là đối tượng
thanh tra thực hiện đúng quy định pháp luật; chấn chỉnh những sai sót; phát
hiện, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định
pháp luật;
+ Phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính
phủ, Thanh tra các bộ ngành và Kiểm toán nhà nước trong quá trình thực hiện Kế
hoạch thanh tra;
+ Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thực thi kết
luận thanh tra.
- Đơn vị chủ trì: Thanh tra Bộ
- Đơn vị phối hợp: Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ
Kế hoạch tài chính, Cục Công tác phía Nam, Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Cục
quản lý nhà và thị trường bất động sản, Vụ Quy hoạch kiến trúc, Cục Kinh tế xây
dựng
- Thời hạn thực hiện: theo Kế hoạch thanh
tra năm 2022 được Bộ trưởng phê duyệt tại Quyết định số 1258/QĐ-BXD ngày
19/11/2021.
7. Tiếp tục xây dựng
và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
a) Nội dung
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách chế độ công
vụ, công chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Bộ với số lượng,
cơ cấu hợp lý, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có trình độ và
năng lực thực thi công vụ hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của Ngành trong giai đoạn
mới theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị BCH Trung
ương 7 Khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến
lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ;
- Trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm
vụ của từng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, bố trí và sử dụng công chức, viên chức
hợp lý, gắn với vị trí việc làm; hàng năm Bộ giao biên chế công chức cho các cơ
quan hành chính, giao số lượng người làm việc cho các đơn vị sự nghiệp công lập
tự bảo đảm một phần chi thường xuyên theo quy định;
- Đổi mới nội dung và chương trình đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức để công tác đào tạo, bồi dưỡng mang
lại lợi ích thiết thực, không lãng phí theo Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức năm 2022 của Bộ Xây dựng;
- Thực hiện đầy đủ, đúng quy định về đánh
giá cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được
giao; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với cán
bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật, kỷ luật, đạo đức công vụ theo quy
định.
b) Đơn vị chủ trì: Vụ Tổ chức cán bộ
c) Đơn vị phối hợp: các đơn vị trực thuộc
Bộ.
đ) Thời hạn thực hiện: Thường xuyên trong
năm.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Lãnh đạo Bộ
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Lãnh đạo, chỉ
đạo, điều hành chung việc thực hiện Kế hoạch.
- Các Thứ trưởng Bộ Xây dựng:
+ Theo Quyết định phân công công tác của
Bộ trưởng về lĩnh vực công việc và đơn vị được phân công phụ trách để chỉ đạo
các đơn vị thực hiện các nội dung trong Kế hoạch.
+ Kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc
trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch của các đơn vị; trường hợp cần
giải quyết các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực do Thứ trưởng khác phụ trách
thì chủ động trao đổi, giải quyết hoặc báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
2. Các đơn vị chức năng
2.1. Các đơn vị thuộc Bộ:
- Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai,
thực hiện phù hợp với tình hình thực tế và theo nhiệm vụ, giải pháp nêu tại mục
II trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
- Tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra,
giám sát tiến độ thực hiện Kế hoạch.
2.2. Thanh tra Bộ: Đôn đốc tình hình thực
hiện Kế hoạch, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch và định kỳ báo cáo kết quả
thực hiện theo quy định.
3. Chế độ báo cáo
- Các đơn vị định kỳ báo cáo tình hình
thực hiện Kế hoạch (quý, 6 tháng, 9 tháng và năm) và báo cáo đột xuất.
- Thời hạn báo cáo:
+ Báo cáo quý: Trước ngày 13 tháng cuối
cùng của quý;
+ Báo cáo sơ kết 6 tháng: Trước ngày 13/6;
+ Báo cáo sơ kết 9 tháng: trước ngày 13/9
+ Báo cáo năm: Trước ngày 13/12;
+ Báo cáo đột xuất: Theo yêu cầu tiến độ
của từng văn bản.
- Báo cáo gửi về Thanh tra Bộ để theo dõi,
tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ và các cơ quan khác khi có yêu cầu.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế
hoạch, trường hợp phát sinh vướng mắc, cần sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ cụ thể,
các đơn vị chủ động đề xuất, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định./.