KẾ
HOẠCH
TỔ
CHỨC TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN TRUYỀN HÌNH
(Kèm theo quyết định số 1094/QĐ-BVHTTDL ngày 11 tháng 5 năm 2022 của Bộ
trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng,
chống bạo lực gia đình trên truyền hình nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội
về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Yêu cầu
- Việc tuyên truyền phải bảo đảm chất lượng, đúng tiến
độ, tiết kiệm theo kế hoạch đề ra.
- Nội dung tuyên truyền phải khoa học, thiết thực, bám
sát tình hình thực tế.
- Đảm bảo phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có
liên quan trong quá trình thực hiện.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tổ chức tuyên truyền về
phòng, chống bạo lực gia đình trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam
1.1. Tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình với
phụ nữ
a) Nội dung
- Xây dựng phóng sự phản ánh về tình hình bạo lực gia
đình, những tác động tiêu cực của bạo lực gia đình đối với sự bền vững của gia
đình, bình đẳng giới trong gia đình; ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa gia
đình, tác động đến sức khỏe và kinh tế gia đình.
- Phóng sự đưa ra bức tranh toàn cảnh về những tác
động của bạo lực gia đình đến vấn đề văn hóa - xã hội hiện nay. Vận động tổ
chức, cá nhân cần hành động tham gia phòng, chống bạo lực gia đình; đầu tư
nguồn lực cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình với phương châm đầu tư cho
công tác gia đình là đầu tư cho phát triển xã hội.
b) Số lượng và thể loại
- Số lượng: 02 chương trình.
- Thể loại: Phóng sự.
- Thời lượng: khoảng 15 phút/chương trình.
c) Chương trình phát sóng và số lần phát
- Phát sóng trong Chương trình “Góc nhìn đại biểu”.
- Số lần phát sóng: mỗi chương trình phát sóng 3 lần (01
lần phát đi, 02 lần phát lại).
1.2. Tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình với
người cao tuổi
a) Nội dung
- Xây dựng nội dung chương trình tọa đàm tập trung làm
rõ những nguy cơ mà người cao tuổi trong gia đình bị bạo lực và những hệ lụy xã
hội liên quan đến hành vi bạo lực của con cháu đối với người cao tuổi trong gia
đình.
- Xây dựng clip đồng hành phản ánh về những vụ bạo lực
gia đình với người cao tuổi.
b) Số lượng và thể loại
- Số lượng: 01 chương trình.
- Thể loại: Tọa đàm.
- Thời lượng: khoảng 45 phút.
c) Chương trình phát sóng và số lần phát
- Phát sóng trong Chương trình “Đối thoại chính
sách”.
- Số lần phát sóng: phát sóng 3 lần (01 lần phát
đi, 02 lần phát lại).
1.3. Tuyên truyền, vận động, sửa đổi quy định về biện
pháp phát hiện, báo tin trong phòng, chống bạo lực gia đình
a) Nội dung
- Xây dựng nội dung chuyên đề phân tích, đánh giá về
những bất cập trong công tác phát hiện, tố giác hành vi bạo lực gia đình để từ
đó cần thiết lập đường dây quốc gia xử lý thông tin vụ việc bạo lực gia đình.
- Xây dựng phóng sự phản ánh việc phát hiện, báo tin
và tìm lời giải cho lý do trên 90% nạn nhân không tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bạo
lực gia đình.
b) Số lượng và thể loại
- Số lượng: 01 chương trình.
- Thể loại: Phóng sự.
- Thời lượng: khoảng 15 phút.
c) Chương trình phát sóng và số lần phát
- Phát sóng trong Chương trình “Từ nghị trường đến
cuộc sống”.
- Số lần phát sóng: phát sóng 3 lần (01 lần phát
đi, 02 lần phát lại).
1.4. Tuyên truyền, vận động bổ sung những quy định
phòng, ngừa chủ động trong phòng, chống bạo lực gia đình
a) Nội dung
- Xây dựng nội dung và tổ chức tọa đàm về tư vấn, hòa
giải viên trong phòng, chống bạo lực gia đình.
- Xây dựng clip minh họa về hòa giải 3 cấp độ và mô
hình tư vấn chuyên nghiệp trong phòng, chống bạo lực gia đình.
b) Số lượng và thể loại
- Số lượng: 02 chương trình.
- Thể loại: Tọa đàm.
- Thời lượng: khoảng 45 phút.
c) Chương trình phát sóng và số lần phát
- Phát sóng trong Chương trình “Đối thoại chính
sách”.
- Số lần phát sóng: Mỗi chương trình phát sóng 3 lần (01
lần phát đi, 02 lần phát lại).
2. Tổ chức tuyên truyền về
phòng, chống bạo lực gia đình trên Kênh Nông nghiệp - Nông thôn - Nông dân
(VTC16)
2.1. Xây dựng nội dung và tổ chức tuyên truyền về tác
hại của rượu, bia
a) Nội dung
- Xây dựng nội dung và tổ chức tọa đàm với sự tham gia
của các chuyên gia và đại diện cơ quan quản lý nhà nước về nội dung nêu hậu quả
của việc lạm dụng rượu, bia.
- Xây dựng clip phóng sự về những trường hợp bạo lực
gia đình do nghiện rượu, bia; vận động ủng hộ biện pháp hạn chế rượu bia nhằm
ngăn ngừa tình trạng lạm dụng rượu, bia gây bạo lực gia đình, ảnh hưởng đến
hạnh phúc gia đình tại Việt Nam.
b) Số lượng và thể loại
- Số lượng: 01 chương trình.
- Thể loại: Tọa đàm.
- Thời lượng: khoảng 25 phút.
c) Chương trình phát sóng và số lần phát
- Phát sóng trong Chương trình “Chuyện chính sách”.
- Số lần phát sóng tọa đàm: phát sóng 3 lần (01 lần
phát đi, 02 lần phát lại).
2.2. Tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình với
trẻ em
a) Nội dung
- Xây dựng nội dung phóng sự phản ánh về tình trạng
bạo lực gia đình với trẻ em; các đối tượng và hình thức bạo lực với trẻ em
trong gia đình; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc phòng ngừa bạo
lực gia đình với trẻ em.
- Nội dung phân tích, đánh giá về Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình năm 2007 đối với việc bảo vệ trẻ em, những chiều cạnh nhận
thức trong giáo dục gia đình với trẻ em hiện nay. Từ đó gợi mở về chính sách
trong phòng, chống bạo lực gia đình thông qua đề xuất sửa đổi, bổ sung những
quy định mới trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).
b) Số lượng và thể loại
- Số lượng: 01 chương trình.
- Thể loại: Tọa đàm
- Thời lượng: khoảng 15 phút.
c) Chương trình phát sóng và số lần phát
- Phát sóng trong Chương trình “Chuyện làng chuyện
nước”.
- Số lần phát sóng: phát sóng 3 lần (01 lần phát đi,
02 lần phát lại).
2.3. Tuyên truyền về chính sách đối với người bị bạo
lực gia đình
a) Nội dung
- Xây dựng nội dung tọa đàm về chính sách đối với
người bị bạo lực gia đình. Nội dung tọa đàm phân tích, đánh giá những bất cập
trong chính sách quy định tại Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 từ đó
đề xuất những chính sách mới nhằm bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.
- Xây dựng clip phóng sự đồng hành minh họa, làm rõ
nội dung chủ đề tọa đàm.
b) Số lượng và thể loại
- Số lượng: 01 chương trình.
- Thể loại: Phóng sự
- Thời lượng: khoảng 15 phút.
c) Chương trình phát sóng và số lần phát
- Phát sóng trong Chương trình “Luật về làng”.
- Số lần phát sóng: phát sóng 3 lần (01 lần phát
đi, 02 lần phát lại).
3. Tổ chức tuyên truyền về
phòng, chống bạo lực gia đình trên Kênh Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam
(VOVTV)
3.1. Tuyên truyền về các biện pháp nâng cao hiệu quả
xử lý người có hành vi bạo lực gia đình
a) Nội dung
- Xây dựng nội dung tọa đàm về xử lý người có hành vi
bạo lực gia đình. Nội dung đánh giá những bất cập trong chính sách pháp luật về
xử lý người có hành vi bạo lực gia đình quy định tại Luật Phòng, chống bạo lực
gia đình năm 2007 từ đó đề xuất những chính sách mới trong Luật phòng, chống
bạo lực gia đình (sửa đổi) nhằm nâng cao hiệu quả xử lý người có hành vi bạo
lực gia đình.
- Xây dựng phóng sự đồng hành minh họa, làm rõ chủ đề
tọa đàm.
b) Số lượng và thể loại
- Số lượng: 01 chương trình.
- Thể loại: Tọa đàm.
- Thời lượng: khoảng 20 phút.
c) Chương trình phát sóng và số lần phát
- Phát sóng trong Chương trình “Vấn đề và bình
luận”.
- Số lần phát sóng: phát sóng 3 lần (01 lần phát
đi, 02 lần phát lại).
3.2. Xây dựng chương trình “Hỏi-đáp chính sách” tuyên
truyền về phòng, chống bạo lực gia đình
a) Nội dung
- Xây dựng nội dung chương trình thảo luận để hỏi -
đáp về các chính sách trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thảo
luận về những giải pháp đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống một cách hiệu
quả.
- Nội dung chương trình hướng đến vận động chính sách
cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình trong Luật Phòng, chống bạo lực gia
đình (sửa đổi) nhằm bảo đảm các chính sách của Nhà nước khi được ban hành phù
hợp với thực tiễn và đi vào cuộc sống.
b) Số lượng và thể loại
- Số lượng: 01 chương trình.
- Thể loại: Đối thoại.
- Thời lượng: khoảng 30 phút/chương trình.
c) Chương trình phát sóng và số lần phát
- Phát sóng trong Chương trình “Hỏi-đáp chính
sách”.
- Số lần phát sóng: phát sóng 2 lần (01 lần phát
đi, 01 lần phát lại).
III. THỜI GIAN VÀ KINH PHÍ
1. Thời gian thực hiện
Thời gian thực hiện trong năm 2022.
2. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện trích từ nguồn ngân sách sự nghiệp
bảo đảm xã hội năm 2022 của Vụ Gia đình được cấp qua Văn phòng Bộ.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Vụ Gia đình chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn
vị liên quan tham mưu và triển khai thực hiện hoạt động được phân công tại Kế
hoạch này.
2. Vụ Kế hoạch, Tài chính thẩm định dự toán kinh phí
và báo cáo Lãnh đạo Bộ những vấn đề liên quan.
3. Văn phòng Bộ hướng dẫn Vụ Gia đình xây dựng dự toán
kinh phí, tổ chức triển khai, quyết toán theo quy định hiện hành.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức tuyên truyền về phòng,
chống bạo lực gia đình trên truyền hình, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch yêu
cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai. Quá trình triển
khai Kế hoạch nếu có vướng mắc, Vụ Gia đình kịp thời báo cáo lãnh đạo Bộ xem
xét, điều chỉnh Kế hoạch phù hợp với điều kiện cụ thể./.