PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC
HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1089/QĐ-BKHĐT ngày 11 tháng 8 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Phạm vi rà soát: Các quy định có liên quan
tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ
chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và
Thông tư số 04/2018/TT-BKHĐT hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 57/2018/NĐ-CP.
A. NHÓM THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
I. NỘI DUNG RÀ SOÁT VÀ
ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Thủ tục đề
nghị hỗ trợ sử dụng dịch vụ tư vấn (cấp Bộ và cấp tỉnh).
1.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Quy định về thành phần hồ sơ
* Hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ bao gồm:
(i) Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu
nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban
hành kèm theo dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số
39/2018/NĐ-CP;
(ii) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp;
(iii) Đề xuất nhu cầu hỗ trợ quy định tại
Phụ lục II ban hành kèm theo dự thảo Nghị định thay thế
Nghị định số 39/2018/NĐ-CP;
(iv) Những tài liệu, hồ sơ liên quan đến
nội dung đề xuất hỗ trợ (nếu có).
(v) Các tài liệu liên quan khác (nếu có);
* Hồ sơ thanh toán kinh phí ngân sách nhà
nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
(i) Văn bản Thông báo hỗ trợ cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa;
(ii) Hợp đồng, thanh lý hợp đồng và nghiệm
thu (nếu có) giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với cơ quan, tổ chức, cá nhân cung
cấp dịch vụ hỗ trợ;
(iii) Các hóa đơn, chứng từ tài chính có liên quan.
b) Quy định về xử lý đề nghị hỗ trợ của
doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ và vừa lập Hồ sơ đề xuất
nhu cầu hỗ trợ theo quy định tại khoản 3 Điều 32 của dự thảo Nghị định thay thế
Nghị định số 39/2018/NĐ-CP và gửi (trực tiếp hoặc trực tuyến) tới cơ quan hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ khi
nhận đủ Hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ quan, tổ
chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa xem xét, quyết định và thông báo cho doanh
nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện hỗ trợ nhưng chưa đầy đủ hồ sơ
theo yêu cầu, cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hướng dẫn doanh
nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp doanh nghiệp chưa đủ điều kiện hỗ trợ, cơ
quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thông báo (bằng văn bản hoặc trực
tuyến) cho doanh nghiệp biết.
c) Lý do
Nhằm quy định thống nhất thành phần hồ sơ,
các bước xử lý đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp theo nội dung được đề xuất thực
hiện tại Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3
năm 2018 của Chính phủ.
1.2. Kiến nghị thực thi
Ban hành Nghị định thay thế Nghị định số
39/2018/NĐ-CP.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản
hóa: 210.901.000 VNĐ
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản
hóa: 83.938.320 VNĐ
- Chi phí tiết kiệm: 126.962.680 VNĐ
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 60,2%
2. Thủ tục đăng
ký vào mạng lưới tư vấn viên
2.1 Nội dung đơn giản hóa
a) Quy định về thành phần hồ sơ
* Đối với trường hợp cá nhân tư vấn, hồ sơ
bao gồm:
(i) Đơn đăng ký vào mạng lưới tư vấn viên;
(ii) Sơ yếu lý lịch và hồ sơ tóm tắt kinh
nghiệm;
(iii) Bản sao có chứng thực văn bằng đào tạo;
(iv) Bản sao có chứng thực các văn bản,
giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp.
* Đối với trường hợp tổ chức tư vấn, hồ sơ
bao gồm:
(i) Đơn đăng ký vào mạng lưới tư vấn viên;
(ii) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập;
(iii) Hồ sơ tóm tắt kinh nghiệm;
(iv) Bản sao có chứng thực hồ sơ của các
cá nhân tư vấn thuộc tổ
chức;
(v) Bản sao có chứng thực các văn bản,
giấy tờ chứng minh đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật (đối với
doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện).
b) Quy định về xử lý đề nghị hỗ trợ
Tư vấn viên hoặc tổ chức tư vấn có thể nộp
hồ sơ theo quy định thông qua hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến tới đơn vị
được giao đầu mối tổ chức hoạt động mạng lưới tư vấn viên thuộc bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để dược công nhận vào mạng lưới tư vấn viên
và công bố trên trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ trong thời hạn 10 ngày làm việc.
Trường hợp tư vấn viên chưa đủ điều kiện
để được công nhận, đơn vị được giao đầu mối tổ chức hoạt động mạng lưới tư vấn
viên thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi thông báo lý do
chưa đủ điều kiện thông qua hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến tới tư vấn viên
hoặc tổ chức tư vấn trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ
đăng ký.
Tư vấn viên hoặc tổ chức tư vấn có thể đăng ký mạng lưới tư vấn viên của các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khác nhau nếu đáp ứng điều kiện, tiêu chí
theo quy định.
Sau khi được công nhận vào mạng lưới tư
vấn viên và được công bố trên trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, tư vấn viên hoặc tổ chức tư vấn có thể
truy cập vào Cổng thông tin doanh nghiệp (tại địa chỉ www.business.gov.vn) để đăng ký vào cơ sở dữ liệu mạng lưới tư vấn viên hỗ
trợ các nội dung tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định
này.
c) Lý do
Nhằm quy định thống nhất thành phần hồ sơ,
các bước xử lý đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp theo nội dung được đề xuất thực
hiện tại Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3
năm 2018 của Chính phủ.
2.2. Kiến nghị thực thi
Ban hành Nghị định thay thế Nghị định số
39/2018/NĐ-CP.
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản
hóa: 118.068.520 VNĐ
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản
hóa: 71.652.280 VNĐ
- Chi phí tiết kiệm: 46.416.240 VNĐ
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 39,31%.
3. Thủ tục hỗ trợ
tư vấn, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp
3.1 Nội dung đơn giản hóa
a) Quy định về thành phần hồ sơ
Hồ sơ để hộ kinh doanh chuyển đổi thành
doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng theo quy định bao gồm:
(i) Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký kinh doanh
của hộ kinh doanh;
(ii) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng
ký mã số thuế;
(iii) Bản sao hợp lệ chứng từ nộp lệ phí
môn bài, các loại thuế và khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có), tờ khai
thuế trong thời hạn 01 năm trước khi chuyển đổi.
b) Quy định về xử lý đề nghị hỗ trợ
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tư vấn, hướng dẫn miễn phí hộ kinh
doanh đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp về:
- Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký thành
lập doanh nghiệp;
- Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện
(nếu có).
Chủ hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ quy định
tại khoản 2 Điều này tới Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày
nhận hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn miễn phí các
nội dung quy định.
c) Lý do
Nhằm quy định cụ thể đơn vị hỗ trợ là Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh để
thống nhất về đầu mối hỗ trợ và giảm thiểu thời gian tìm hiểu cho các hộ kinh
doanh khi thực hiện đăng ký doanh nghiệp.
3.2. Kiến nghị thực thi
Ban hành Nghị định thay thế Nghị định số
39/2018/NĐ-CP.
3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản
hóa: 597.703.000 VNĐ
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản
hóa: 365.621.800 VNĐ
- Chi phí tiết kiệm: 232.081.200 VNĐ
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 38,82%
II. TỔNG HỢP LỢI ÍCH
CỦA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản
hóa: 926.672.520 VNĐ
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản
hóa: 521.212.400 VNĐ
- Chi phí tiết kiệm: 405.460.120 VNĐ
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 43.75%
B. NHÓM THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
I. NỘI DUNG RÀ SOÁT
VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Thủ tục cam
kết hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị
định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ.
1.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Quy định về thành phần hồ sơ
- Doanh nghiệp nộp gồm 03 bộ hồ sơ (bản
chính) và 01 bản điện tử kèm theo, gồm: Đề xuất dự án đầu
tư; Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư; Văn bản đề nghị hỗ trợ đầu tư, các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Đối với đề nghị hỗ trợ kinh phí, hỗ trợ
xây dựng kết cấu hạ tầng vùng nguyên liệu tại khoản 1, Điều 6 dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 57/2018/NĐ-CP
nộp kèm theo giấy tờ góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để
hình thành vùng nguyên liệu.
Đối với đề nghị hỗ trợ tín dụng quy định
tại Điều 7 Nghị định thay thế nộp kèm theo hợp đồng tín dụng đã ký kết giữa
doanh nghiệp và ngân hàng.
Đối với đề nghị hỗ trợ tàu làm dịch vụ hậu
cần nghề cá tại khoản 2, Điều 11 dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số
57/2018/NĐ-CP chỉ nộp Văn bản đề nghị hỗ trợ; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật
tàu cá; Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đối với tàu dịch vụ hậu cần khai thác
hải sản xa bờ và các tài liệu xác định giá trị
của tàu.
- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
b) Quy định về xử lý đề nghị hỗ trợ của
doanh nghiệp
Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công cấp
Tỉnh/đơn vị thuộc Bộ chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan có văn bản thẩm
định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn hỗ trợ doanh nghiệp.
Căn cứ văn bản thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của dự án, Bộ trưởng các bộ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ vốn cho dự án của doanh nghiệp.
Trường hợp từ chối hỗ trợ, Bộ trưởng các bộ/Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
có văn bản gửi doanh nghiệp và nêu lý do từ chối.
Căn cứ Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách
nhà nước, các bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức, thực hiện tổng hợp và
giao vốn cho các dự án của doanh nghiệp theo trung hạn và hằng năm.
c) Lý do
Nhằm quy định thống nhất thành phần hồ sơ,
các bước xử lý đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị định thay
thế Nghị định số 57/2018/NĐ-CP.
1.2. Kiến nghị thực thi
Ban hành Nghị định thay thế Nghị định số
57/2018/NĐ-CP.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản
hóa: 642.600.000 VNĐ
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản
hóa: 408.600.000 VNĐ
- Chi phí tiết kiệm: 234.000.000 VNĐ
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 36,41%
2. Thủ tục về
nghiệm thu hoàn thành các hạng mục đầu tư, nhiệm vụ được hỗ trợ theo Nghị định
số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ.
2.1 Nội dung đơn giản hóa
a) Quy định về thành phần hồ sơ
- Doanh nghiệp nộp đề nghị nghiệm thu tới
cơ quan quản lý nhà nước.
- Đối với nghiệm thu về hạng mục đầu tư,
dự án đầu tư: Căn cứ kết quả nghiệm thu hoặc các quy định về nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, nghiệm thu hoàn thành dự
án đầu tư theo quy định của pháp luật xây dựng để lập Biên bản nghiệm thu.
- Đối với nghiệm thu đề tài nghiên cứu
khoa học tại khoản 1, Điều 8 Nghị định thay thế: Căn cứ vào Báo cáo kết quả Đề
tài nghiên cứu khoa học; xác nhận của cơ quan quản lý, nghiên cứu khoa học công
nghệ để lập Biên bản nghiệm thu.
- Đối với nghiệm thu về mua bản quyền công nghệ, mua công nghệ hoặc mua kết quả
nghiên cứu khoa học để tạo ra sản phẩm mới, cải tiến công nghệ, công nghệ giảm
thiểu ô nhiễm môi trường, công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, tiết
kiệm năng lượng tại khoản 1, Điều 8 Nghị định thay thế: Căn cứ xác nhận của cơ
quan quản lý, nghiên cứu khoa học công nghệ cấp tỉnh trở lên; Hợp đồng, thanh
lý hợp đồng mua bán; hóa
đơn, giấy chuyển tiền cho tổ
chức, cá nhân; Bản quyền công nghệ, công nghệ hoặc kết quả nghiên cứu khoa học
để lập Biên bản nghiệm thu.
- Đối với nghiệm thu hoạt động đào tạo
nguồn nhân lực tại khoản 1, Điều 9 Nghị định thay thế: Căn cứ sự phù hợp của
nội dung đào tạo nghề với hoạt động của dự án; Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn, giấy chuyển tiền cho tổ chức, cá nhân (trường
hợp thuê đào tạo nghề); danh sách người lao động đã tham gia khóa đào tạo (gồm:
tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân và chữ ký
của người lao động) để lập Biên bản nghiệm thu.
- Đối với nghiệm thu nội dung quảng cáo,
xây dựng thương hiệu sản phẩm, tham gia triển lãm hội chợ tại khoản 1, Điều 9
Nghị định thay thế Nghị định số 57/2018/NĐ-CP: Căn cứ sự phù hợp của hoạt động
quảng cáo, xây dựng thương hiệu nông sản và tham gia triển lãm hội chợ trong
nước, ngoài nước với hoạt động sản xuất, kinh doanh dự án của doanh nghiệp. Căn
cứ Hợp đồng và thanh lý hợp đồng ký kết giữa doanh
nghiệp với tổ chức, cá nhân; Các hóa đơn, giấy chuyển
tiền cho tổ chức, cá nhân để lập Biên bản nghiệm thu.
- Đối với nghiệm thu nội dung hỗ trợ tàu
làm dịch vụ hậu cần nghề cá tại khoản 2, Điều 11 Nghị định thay thế Nghị định
số 57/2018/NĐ-CP: Căn cứ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, Giấy chứng
nhận đăng ký tàu cá đối với tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ, các
tài liệu xác định giá trị của tàu cá và tình trạng hoạt động của tàu cá để lập
Biên bản nghiệm thu.
- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
b) Quy định về xử lý đề nghị hỗ trợ của
doanh nghiệp
Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công cấp
Tỉnh/Đơn vị đầu mối thuộc Bộ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên
quan thành lập Hội đồng nghiệm thu để tổ chức nghiệm thu dự án/hạng mục đầu tư
hoặc hoạt động được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
c) Lý do
Nhằm quy định thống nhất thành phần hồ sơ,
các bước xử lý nghiệm thu hỗ trợ của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị định
thay thế Nghị định số 57/2018/NĐ-CP.
2.2. Kiến nghị thực thi
Ban hành Nghị định thay thế Nghị định số
57/2018/NĐ-CP.
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản
hóa: 958.500.000 VNĐ
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản
hóa: 666.000.000 VNĐ
- Chi phí tiết kiệm: 292.500.000 VNĐ
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30,51 %
3. Thủ tục giải
ngân khoản vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17
tháng 4 năm 2018 của Chính phủ.
3.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Quy định về thành phần hồ sơ
- Quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư dự
án; Văn bản đề nghị thanh toán; Biên bản nghiệm thu; Văn bản thẩm định nguồn
vốn và khả năng cân đối vốn và Quyết định hỗ trợ từ ngân sách nhà nước của cơ quan có thẩm quyền.
- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
b) Quy định về xử lý đề nghị hỗ trợ của
doanh nghiệp
Trên cơ sở hồ sơ giải ngân của doanh
nghiệp, Sở giao dịch Kho bạc Nhà nước (đối với khoản hỗ trợ từ các bộ) hoặc tới
Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh giải ngân khoản vốn hỗ trợ.
c) Lý do
Nhằm quy định thống nhất thành phần hồ sơ,
các bước xử lý giải ngân nguồn vốn hỗ trợ của doanh nghiệp theo nội dung của
Nghị định thay thế Nghị định số 57/2018/NĐ-CP.
3.2. Kiến nghị thực thi
Ban hành Nghị định thay thế Nghị định số
57/2018/NĐ-CP.
3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản
hóa: 415.350.000 VNĐ
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản
hóa: 269.100.000 VNĐ
- Chi phí tiết kiệm: 146.250.000 VNĐ
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 35,21%
II. TỔNG HỢP LỢI ÍCH
CỦA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản
hóa: 2.013.450.000 VNĐ
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản
hóa: 1.577.700.000 VNĐ
- Chi phí tiết kiệm: 438.750.000 VNĐ
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 21,75%