ỦY
BAN DÂN TỘC ----------------- | CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------ |
KẾ HOẠCH
Kiểm
tra, rà soát, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật năm 2020
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 1000/QĐ-UBDT
ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)
-------------
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Việc kiểm tra, rà soát, hợp nhất văn bản quy
phạm pháp luật phải đảm bảo mục đích, yêu cầu sau đây:
- Kiểm tra, rà soát văn bản quy
phạm pháp luật trong lĩnh vực công tác dân tộc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban
Dân tộc ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; do Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành nhằm phát hiện những nội
dung trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp của văn bản để
kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung hoặc ban
bành mới bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp
luật và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
- Hợp nhất văn bản quy phạm
pháp luật trong lĩnh vực công tác dân tộc nhằm góp phần bảo đảm hệ thống pháp
luật đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.
II. NGUYÊN TẮC KIỂM TRA, RÀ
SOÁT, HỢP NHẤT
- Kiểm tra phải bảo đảm tính
toàn diện, kịp thời, khách quan, công khai, minh bạch; đúng thẩm quyền, trình
tự, thủ tục; kết hợp giữa việc kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền với
việc tự kiểm tra của cơ quan, người ban hành văn bản; bảo đảm sự phối hợp giữa
các cơ quan có liên quan. Không được lợi dụng việc kiểm tra, xử lý văn bản vì
mục đích vụ lợi, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền
ban hành văn bản và can thiệp vào quá trình xử lý văn bản trái pháp luật.
- Rà soát văn bản phải được
tiến hành thường xuyên, ngay khi có căn cứ rà soát; không bỏ sót văn bản thuộc
trách nhiệm rà soát; kịp thời xử lý kết quả rà soát; tuân thủ trình tự rà soát.
Việc rà soát văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy
định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
- Hợp nhất văn bản không được
làm thay đổi nội dung, hiệu lực của văn bản được hợp nhất và chỉ hợp nhất văn
bản do cùng một cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
III. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC
HIỆN
1. Về kiểm tra, xử lý văn
bản
Việc kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
về lĩnh vực công tác dân tộc được tiến hành như sau:
1.1. Tự kiểm tra
- Việc tự kiểm tra các Thông
tư, Thông tư liên tịch do Bộ trưởng, Chủ nhiệm ban hành được tiến hành thường
xuyên, ngay khi các văn bản này được ban hành hoặc nhận được yêu cầu, kiến nghị
của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Nội dung kiểm tra: tiến hành
tự kiểm tra về nội dung, thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành, văn bản. Trong
đó, tập trung tự kiểm tra nội dung các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách
dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
- Giao Vụ Pháp chế là đầu mối
thực hiện việc tự kiểm tra các văn bản do Bộ trưởng, Chủ nhiệm ban hành. Các Vụ,
đơn vị có liên quan phải kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết và
phối hợp với Vụ Pháp chế trong việc tự kiểm tra theo quy định
1.2. Kiểm tra theo thẩm
quyền
- Thực hiện theo quy định tại
khoản 1, Điều 121 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, khi nhận được Thông tư, Thông
tư liên tịch của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh, Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung liên quan đến lĩnh
vực công tác dân tộc.
- Nội dung kiểm tra: tiến hành
tự kiểm tra về nội dung, thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành, văn bản. Trong
đó, tập trung tự kiểm tra nội dung các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách
dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
- Giao Vụ Pháp chế tham mưu cho
Lãnh đạo Ủy ban theo dõi, đôn đốc và đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi các văn bản do các cơ quan này ban
hành có nội dung liên quan đến lĩnh vực công tác dân tộc vê Ủy ban Dân tộc để
Vụ Pháp chế tiến hành kiểm tra theo quy định.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra văn bản về lĩnh vực
công tác dân tộc, Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị tổng hợp và
xây dựng báo cáo gửi Bộ Tư pháp theo quy định.
2. Rà soát văn bản
- Các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban
có trách nhiệm thường xuyên thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật điều
chỉnh những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Vụ, đơn vị do
Ủy ban ban hành hoặc chủ trì soạn thảo như: Nghị định, Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ; Thông tư, Thông tư liên tịch, để kịp thời đình chỉ thi hành, sửa
đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ theo quy định.
- Nội dung rà soát: tiến hành
rà soát về hiệu lực, thẩm quyền, nội dung, hình thức, đối tượng điều chỉnh của
văn bản. Trong đó, tập trung rà soát nội dung của các văn bản hướng dẫn thực
hiện chính sách dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
- Vụ Pháp chế có trách nhiệm
đôn đốc, tổng hợp kết quả rà soát của các Vụ, đơn vị để xây dựng báo cáo gửi Bộ
Tư pháp theo quy định.
3. Hợp nhất văn bản
- Các Vụ, đơn vị được giao tham
mưu soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện việc hợp nhất ngay khi
các văn bản được sửa đổi, bổ sung như: Thông tư, Thông tư liên tịch, Nghị định
của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Giao Vụ Pháp chế tiến hành
việc hướng dẫn, kiểm tra tính chính xác về mặt kỹ thuật và nội dung của văn bản
hợp nhất do các Vụ, đơn vị thực hiện theo quy định.
- Tổng hợp và xây dựng báo cáo
công tác hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật gửi Bộ Tư pháp theo quy định.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với
các Vụ, đơn vị của Ủy ban tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao.
2. Vụ Kế
hoạch - Tài chính, Văn phòng Ủy ban bố trí kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm
tra, rà soát và hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (từ nguồn kinh phí tự chủ
giao cho Văn phòng Ủy ban) theo quy định của pháp luật.