THÀNH PHẦN ĐOÀN GIÁM SÁT
“VIỆC THỰC HIỆN CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH
VIÊN”
(Ban hành kèm
theo Nghị quyết số 789/NQ-UBTVQH14)
I.
THÀNH VIÊN ĐOÀN GIÁM SÁT1
1. Bà Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc
hội làm Trưởng Đoàn giám sát;
2. Ông Nguyễn Văn Giàu, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban
Đối ngoại của Quốc hội làm Phó Trưởng Đoàn giám sát;
3. Ông Vũ Hồng Thanh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban
Kinh tế làm Phó Trưởng Đoàn giám sát;
4. Ông Nguyễn Mạnh Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, thành viên, Tổ trưởng
Tổ Giúp việc;
5. Ông Vũ Hải Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, thành viên;
6. Ông Nguyễn Sĩ Cương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, thành viên;
7. Ông Dương Quốc Anh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, thành viên;
8. Bà Lê Thu Hà, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại, thành viên;
8. Ông Đinh Công Sỹ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại, thành viên;
9. Ông Đôn Tuấn Phong, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại, thành viên;
10. Ông Lê Anh Tuấn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại, thành viên;
11. Ông Nguyễn Phương Tuấn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại, thành viên;
12. Ông Phùng Văn Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế, thành viên;
13. Ông Trần Quang Chiểu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, ngân sách,
thành viên;
14. Bà Nguyễn Vân Chi, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, ngân sách,
thành viên;
15. Bà Trần Hồng Nguyên, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật, thành viên,
thành viên;
16. Bà Lê Thị Yến, Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc
hội, thành viên;
17. Ông Nguyễn Tuấn Anh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và
Môi trường của Quốc hội, thành viên;
18. Bà Đinh Thị Phương Lan, Ủy viên Thường trực Hội đồng
Dân tộc, thành viên;
19. Ông Nguyễn Minh Đức, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh,
thành viên;
20. Ông Nguyễn Quốc Hưng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh
niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, thành viên;
21. Ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, ĐBQH tỉnh Đăk
Nông, thành viên;
22. Ông Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
ĐBQH thành phố Hà Nội, thành viên;
23. Ông Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí
Minh, ĐBQH TP Hồ Chí Minh, thanh viên;
24. Đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
nơi Đoàn đến giám sát.
II.
ĐẠI BIỂU MỜI THAM GIA ĐOÀN GIÁM SÁT
1. Ông Đặng Minh Đức, Phó Viện trưởng Viện Nghiên
cứu Châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam;
2. Bà Tô Minh Thu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao,
Học viện Ngoại giao;
3. Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
4. Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương;
5. Ông Trần Anh Tuấn, Phó Trưởng Ban phong trào, Ủy ban Trung ương MTTQ
Việt Nam.
KẾ HOẠCH GIÁM
SÁT
“VIỆC THỰC HIỆN
CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN”
(Ban hành kèm
theo Nghị quyết số789/NQ-UBTVQH14)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Xem xét, đánh giá việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để triển khai
thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.
- Đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc và
xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc
tổ chức triển khai thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành
viên.
- Đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các Hiệp
định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên; hoàn thiện chính sách, pháp
luật có liên quan và công tác chuẩn bị pháp luật để đàm phán ký kết các Hiệp
định thương mại dự do mới.
2. Yêu cầu
- Xem xét, đánh giá đầy đủ, trung thực, khách quan, đúng quy định của pháp
luật.
- Bảo đảm thực hiện theo đúng thời gian và tiến độ đã đề ra trong Kế hoạch
giám sát.
II. PHẠM VI GIÁM SÁT
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thực hiện các Hiệp định thương mại
tự do mà Việt Nam là thành viên trên phạm vi cả nước.
Thời gian: Từ khi các Hiệp định có hiệu lực đến năm 2019.
III. ĐỐI TƯỢNG GIÁM SÁT
1. Cơ quan chịu sự giám sát ở trung ương
- Chính phủ báo cáo chung về việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do
mà Việt Nam là thành viên.
- Các Bộ, ngành: Công Thương, Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công
nghệ, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Tư pháp, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam và một số cơ quan có liên quan báo cáo về tình hình ban hành và
thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên thuộc phạm
vi quản lý của bộ, ngành, cơ quan; đồng thời gửi báo cáo cho Chính phủ để tổng
hợp.
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức, đơn
vị, doanh nghiệp có hoạt động liên quan báo cáo việc thực hiện các Hiệp định
thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.
2. Cơ quan chịu sự giám sát ở địa phương
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo về nội
dung chuyên đề giám sát thuộc phạm vi của tỉnh, thành phố, địa phương.
IV. NỘI DUNG GIÁM SÁT
Đoàn giám sát thực hiện các nội dung giám sát sau đây:
1. Việc ban hành và tổ chức triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do
mà Việt Nam là thành viên. Rà soát các quy định của pháp luật trong nước còn chưa phù hợp trong quá trình triển khai thực hiện các Hiệp
định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.
2. Thực trạng công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của Chính phủ,
các Bộ, ngành, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan
trong thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên cũng
như trong triển khai các kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế do Thủ tướng Chính
phủ ban hành. Tập trung làm rõ và xác định nguyên nhân của những hạn chế, bất cập,
khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện. Công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm các quy định pháp luật có liên quan.
3. Các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do
mà Việt Nam là thành viên. Công tác chuẩn bị pháp luật để đàm phán ký kết các Hiệp định thương mại tự do mới trong thời gian tới.
V. PHƯƠNG THỨC GIÁM SÁT
Đoàn giám sát thực hiện các hoạt động giám sát theo các quy định của Luật
Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Quy chế “Tổ chức thực hiện
một số hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân
tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội”2 (sau đây gọi tắt là Quy chế
giám sát), cụ thể như sau:
1. Tổ chức cuộc họp của Đoàn giám sát, cuộc làm việc với cơ quan, tổ chức,
cá nhân chịu sự giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tại trung
ương về tình hình thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành
viên.
2. Tổ chức các Đoàn công tác để tiến hành giám sát tại địa phương, cơ sở về
tình hình thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.
3. Hoàn thiện báo cáo kết quả giám sát chuyên đề, báo cáo Ủy ban Thường vụ
Quốc hội tại phiên họp tháng 9/2020.
4. Xây dựng dự thảo nghị quyết giám sát chuyên đề trình Ủy ban Thường vụ
Quốc hội xem xét, thông qua và chuẩn bị báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội gửi Quốc hội tại kỳ họp thứ 10.
Trường hợp cần thiết, Trưởng Đoàn giám sát có thể quyết định tổ chức hội
nghị để triển khai hoạt động của Đoàn giám sát, tổ chức hội thảo, tọa đàm để
thu thập thông tin, hoàn thiện báo cáo kết quả giám sát.
VI - TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Triển khai công tác chuẩn bị (trước tháng 12/2019)
1.1. Thành lập Tổ giúp việc Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
theo Điều 39 Quy chế giám sát.
1.2. Xây dựng đề cương báo cáo để cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám
sát báo cáo (bao gồm: Chính phủ, các bộ, ngành hữu quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và thông báo cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
1.3. Xây dựng đề cương báo cáo để Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương (trừ các địa
phương Đoàn giám sát có tổ chức Đoàn công tác đến
làm việc) tổ chức giám sát tại địa phương, gửi báo cáo kết quả
giám sát đến Đoàn giám sát.
1.4. Xây dựng đề cương báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát và ban
hành đồng thời với Kế
hoạch giám sát chi tiết của Đoàn giám sát (theo Điều 28
Quy chế giám sát), ban hành chậm nhất là ngày 30/10/2019.
1.5. Thời gian gửi báo cáo đến Đoàn giám sát thực hiện theo quy định tại
Khoản 4 Điều 32 của Quy chế giám sát.
1.6. Tổ chức hội nghị triển khai hoạt động của Đoàn giám sát để công bố
Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát (kèm thành phần, kế hoạch giám sát), Tổ giúp
việc, phân công nhiệm vụ thành viên Đoàn giám sát, tuyên truyền về hoạt động
giám sát chuyên đề và một số nội dung liên quan.
2. Đoàn giám sát làm việc với Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan; tổng hợp báo cáo của các cơ quan chịu sự giám sát (tháng 12/2019-7/2020)
- Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan gửi báo
cáo theo nội dung đã được yêu cầu.
- Đoàn giám sát chỉ đạo Tổ giúp việc tiếp nhận, nghiên cứu, tập hợp, tổng hợp các tư liệu, tài liệu, báo cáo và thông tin có liên quan của các cơ quan,
tổ chức, cá nhân gửi tới Đoàn giám sát; tổng hợp báo cáo của các cơ quan theo
các đề cương báo cáo đã gửi và yêu cầu báo cáo bổ sung (nếu có).
- Đoàn giám sát tổ chức các Đoàn công tác để tiến hành giám sát tại một số
địa phương, cơ sở về tình hình thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA)
mà Việt Nam là thành viên.
- Đoàn giám sát làm việc với đại diện Chính phủ, Bộ, ngành, các cơ quan có
liên quan về nội dung chuyên đề giám sát.
- Đoàn giám sát tổ chức hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức,
cá nhân liên quan (nếu có).
- Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trừ các
địa phương Đoàn giám sát có tổ chức Đoàn công tác đến làm việc) tiến hành giám
sát tại địa phương và gửi báo cáo kết quả giám sát đến Đoàn giám sát theo yêu
cầu cụ thể của Đoàn giám sát.
3. Xây dựng báo cáo kết quả giám sát (tháng 7-8/2020)
- Đoàn giám sát xây dựng dự thảo báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát
và dự thảo nghị quyết giám sát chuyên đề. Nghiên cứu, đánh giá các báo cáo của
Chính phủ, các cơ quan ở trung ương và địa phương về tình hình thực hiện các
Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên. Nghiên cứu, rà soát Nghị
quyết, Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, các văn bản quy phạm
pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương về tình hình thực hiện
các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.
- Tiếp tục tổ chức hội thảo, hội nghị lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đóng góp vào dự thảo Báo cáo (nếu có).
- Tổ chức làm việc với đại diện Chính phủ về dự thảo Báo cáo kết quả giám
sát của Đoàn giám sát.
- Đoàn giám sát tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện Báo cáo kết quả giám sát báo
cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9/2020.
4. Giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết giám sát chuyên đề và
gửi báo cáo kết quả giám sát đến Quốc hội (tháng 8-10/2020)
Đoàn giám sát giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết giám sát
chuyên đề; hoàn thiện báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát
chuyên đề gửi Quốc hội tại kỳ họp thứ 10.
1 Trên cơ sở quy định tại Khoản 2, Điều 24 Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc
hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội, thành phần Đoàn giám sát của UBTVQH.
2 Ban hành theo Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 ngày 11/01/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.