Nghị định 82/2015/NĐ-CP Quy định về việc miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam
82/2015/NĐ-CP
Nghị định
Còn hiệu lực
24-09-2015
15-11-2015
Chính phủ Số: 82/2015/NĐ-CP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2015 |
Nghị định
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC MIỄN THI THỰC CHO NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI VÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀ VỢ, CHỒNG, CON CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI HOẶC CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh,
quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ
Công an,
Chính phủ ban hành Nghị định quy
định về việc miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người
nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của
công dân Việt Nam.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về điều kiện miễn thị thực; trình tự, thủ tục cấp giấy miễn thị thực cho người được miễn thị thực quy định tại Khoản 5 Điều 12 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị ít nhất 01 năm.
2. Có giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.
3. Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh và tạm hoãn xuất cảnh quy định tại Điều 21 và Điều 28 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
1. Giấy miễn thị thực có thời hạn tối đa không quá 05 năm và ngắn hơn thời hạn sử dụng của hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người được cấp ít nhất 06 tháng.
2. Giấy miễn thị thực được cấp cho người nhập cảnh Việt Nam thăm thân, giải quyết việc riêng.
3. Giấy miễn thị thực được cấp vào hộ chiếu; các trường hợp sau đây được cấp rời:
a) Hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực;
b) Hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;
c) Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
d) Theo đề nghị của người được cấp giấy miễn thị thực;
đ) Vì lý do ngoại giao, quốc phòng, an ninh.
4. Giấy miễn thị thực được cấp riêng cho từng người. Trẻ em có chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ được cấp giấy miễn thị thực chung với cha hoặc mẹ.
Người được cấp, cấp lại giấy miễn thị thực phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP, CẤP LẠI, THU HỒI, HỦY BỎ GIẤY MIỄN THỊ THỰC
Điều 6. Hồ sơ đề nghị cấp giấy miễn thị thực
Người đề nghị cấp giấy miễn thị thực nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
1. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ cho phép thường trú do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
2. Tờ khai đề nghị cấp, cấp lại giấy miễn thị thực kèm theo 02 ảnh (01 ảnh dán trong tờ khai).
3. Giấy tờ chứng minh thuộc diện cấp giấy miễn thị thực:
a) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau đây: Giấy khai sinh, quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam, giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó;
b) Người nước ngoài nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu giấy tờ chứng minh là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc của người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
c) Trường hợp không có giấy tờ chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài căn cứ vào giá trị giấy tờ của người đề nghị trong đó có ghi đương sự là người gốc Việt Nam để xem xét, quyết định việc tiếp nhận hồ sơ.
1. Người đề nghị cấp giấy miễn thị thực đang cư trú ở nước ngoài nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.
2. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài gửi danh sách người đề nghị cấp giấy miễn thị thực về Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, trả lời cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.
4. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận được thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy miễn thị thực.
1. Người đang tạm trú tại Việt Nam có nhu cầu cấp giấy miễn thị thực nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, cấp giấy miễn thị thực.
1. Người bị mất, bị hỏng, hết hạn hoặc có nhu cầu điều chỉnh nội dung trong giấy miễn thị thực được cấp lại giấy miễn thị thực.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy miễn thị thực gồm:
a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ cho phép thường trú do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
b) Tờ khai đề nghị cấp, cấp lại giấy miễn thị thực, kèm theo 02 ảnh (01 ảnh dán trong tờ khai);
c) Giấy miễn thị thực, nếu bị mất phải có đơn báo mất;
d) Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu giấy tờ chứng minh nội dung cần điều chỉnh trong giấy miễn thị thực.
3. Người đang cư trú ở nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy miễn thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài. Cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài xem xét, giải quyết theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 7 của Nghị định này.
4. Người nhập cảnh bằng giấy miễn thị thực đang tạm trú tại Việt Nam nộp 01 bộ hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này. Trường hợp cấp lại giấy miễn thị thực rời, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp tạm trú bằng thời hạn chứng nhận tạm trú đã cấp tại cửa khẩu.
1. Người nhập cảnh bằng giấy miễn thị thực được đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh cấp chứng nhận tạm trú 06 tháng cho mỗi lần nhập cảnh; nếu giấy miễn thị thực còn thời hạn dưới 06 tháng thì cấp chứng nhận tạm trú bằng thời hạn của giấy miễn thị thực.
2. Trường hợp nhập cảnh bằng giấy miễn thị thực có nhu cầu ở lại trên 06 tháng, được cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam bảo lãnh và có lý do chính đáng thì được xem xét, giải quyết gia hạn tạm trú không quá 06 tháng.
1. Người đề nghị gia hạn tạm trú nộp 01 bộ hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hồ sơ gồm:
a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ cho phép thường trú do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
b) Tờ khai đề nghị gia hạn tạm trú;
c) Giấy miễn thị thực.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét gia hạn tạm trú.
1. Giấy miễn thị thực bị thu hồi, hủy bỏ nếu phát hiện người được cấp không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này hoặc thuộc các trường hợp quy định tại Điều 6, Điều 21 và Điều 28 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
2. Thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy miễn thị thực
a) Cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài thu hồi, hủy bỏ giấy miễn thị thực đối với người đang ở nước ngoài;
b) Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thu hồi, hủy bỏ giấy miễn thị thực đối với người đang tạm trú tại Việt Nam;
c) Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh thu hồi, hủy bỏ giấy miễn thị thực tại cửa khẩu.
3. Trình tự thu hồi, hủy bỏ giấy miễn thị thực
a) Các cơ quan nêu tại Khoản 2 Điều này lập biên bản; đóng dấu hủy vào giấy miễn thị thực loại dán, thu hồi giấy miễn thị thực loại rời nếu phát hiện trường hợp bị thu hồi, hủy bỏ giấy miễn thị thực;
b) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài không có điều kiện thu hồi, hủy bỏ giấy miễn thị thực thì gửi văn bản về Cục Quản lý xuất nhập cảnh để chỉ đạo đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh thực hiện; thông báo cho người bị thu hồi, hủy bỏ giấy miễn thị thực biết lý do.
4. Người bị thu hồi, hủy bỏ giấy miễn thị thực không được hoàn trả lệ phí.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Điều khoản chuyển tiếp
1. Giấy miễn thị thực còn thời hạn được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn của giấy miễn thị thực đã được cấp.
2. Người đã nhập cảnh Việt Nam bằng giấy miễn thị thực trước ngày Nghị định này có hiệu lực nếu có nhu cầu gia hạn tạm trú để thăm thân hoặc giải quyết việc riêng được xem xét gia hạn không quá 90 ngày.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy miễn thị thực nộp trước ngày Nghị định này có hiệu lực được xem xét, giải quyết theo Quyết định số 135/2007/QĐ-TTg ngày 17-8-2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và Quyết định số 10/2012/QĐ-TTg ngày 10-02-2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế về miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 135/2007/QĐ-TTg.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2015.
2. Quyết định số 135/2007/QĐ-TTg ngày 17-8-2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và Quyết định số 10/2012/QĐ-TTg ngày 10-02-2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế về miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 135/2007/QĐ-TTg hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
1. Bộ Công an chủ trì hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này; ban hành mẫu các mẫu giấy tờ liên quan đến việc cấp giấy miễn thị thực.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.