Nghị định 80/2012/NĐ-CP Về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
80/2012/NĐ-CP
Nghị định
Hết hiệu lực
08-10-2012
18-10-2012
01-12-2012
Chính phủ Số: 80/2012/NĐ-CP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2012 |
Nghị định
VỀ QUẢN LÝ CẢNG CÁ, KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÃO CHO TÀU CÁ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về quản lý cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân hoạt động tại cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
2. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại Việt Nam. Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
1. Việc xây dựng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão phải phù hợp với quy hoạch phát triển cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; phù hợp với điều kiện địa lý tự nhiên của từng vùng, từng địa phương; bảo đảm đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, đồng thời tính đến tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng và quản lý cảng cá theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
Chương 1
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phá hủy, tháo gỡ gây hư hại các công trình, trang thiết bị của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
2. Lấn chiếm phạm vi bảo vệ công trình cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
3. Xả dầu thải, chất bẩn, chất độc, chất có hại, nước thải bẩn, rác sinh hoạt, vứt bỏ phế thải không đúng nơi quy định.
4. Thực hiện các hành vi gây cản trở cho việc quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
5. Điều khiển tàu cá và phương tiện khác sai quy định gây ảnh hưởng đến công trình cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
6. Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.
Chương 2
QUẢN LÝ, KHAI THÁC CẢNG CÁ
Cảng cá được phân loại như sau:
1. Cảng cá loại I: Là cảng cá có đủ các điều kiện sau đây:
a) Vị trí: Cảng cá xây dựng tại các cửa sông lớn, vùng vịnh hoặc hải đảo; thu hút tàu cá của nhiều địa phương, kể cả tàu cá nước ngoài, đến bốc dỡ thủy sản và thực hiện các dịch vụ nghề cá khác; là đầu mối phân phối hàng thủy sản tại khu vực hoặc gắn với trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, chợ cá của địa phương;
b) Các trang thiết bị chủ yếu, dây chuyền xếp dỡ hàng hóa của cảng được cơ giới hóa 100%;
c) Có diện tích vùng đất cảng cá từ 04 ha trở lên (đối với cảng cá tại đảo có diện tích từ 01 ha trở lên); có các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, nhà làm việc và các công trình phụ trợ đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm tại cảng, phòng chống cháy nổ;
d) Lượng hàng thủy sản qua cảng thiết kế từ 15.000 tấn/năm trở lên (đối với cảng cá tại đảo từ 3.000 tấn/năm trở lên).
2. Cảng cá loại II: Là cảng cá có đủ các điều kiện sau đây:
a) Vị trí: Cảng cá xây dựng tại các cửa sông, kênh, rạch, eo vịnh, đầm ven biển hoặc hải đảo; thu hút tàu cá của địa phương và một số tỉnh lân cận đến bốc dỡ thủy sản và thực hiện các dịch vụ nghề cá khác; là đầu mối tập trung hàng thủy sản, gắn với trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá của địa phương;
b) Một số trang thiết bị, dây chuyền xếp dỡ hàng hóa của cảng đã được cơ giới hóa;
c) Có diện tích vùng đất cảng cá từ 2,5 ha trở lên (đối với cảng cá ở đảo có diện tích từ 0,5 ha trở lên); có các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, nhà làm việc và các công trình phụ trợ đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ tại cảng;
d) Lượng hàng thủy sản qua cảng thiết kế từ 7.000 tấn/năm trở lên (đối với cảng cá tại đảo từ 1.000 tấn/năm trở lên).
1. Tại các cảng cá do Nhà nước đầu tư hoặc có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, Ban quản lý cảng cá là đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Ban quản lý cảng cá, Giám đốc cảng cá do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
2. Tại các cảng cá do các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, Ban quản lý cảng cá là doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Ban quản lý cảng cá, Giám đốc cảng cá do chủ đầu tư quyết định.
1. Điều kiện mở cảng cá:
a) Cảng cá, luồng vào cảng đã được nghiệm thu để đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng, giao thông vận tải;
b) Ban quản lý cảng cá đã được thành lập;
c) Có phương án khai thác, sử dụng cảng cá đã được cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh phê duyệt.
2. Điều kiện đóng cảng cá:
Việc quyết định đóng cảng cá khi xảy ra một trong những trường hợp sau:
a) Điều kiện về địa hình, thủy văn biến động không bảo đảm an toàn cho hoạt động của cảng cá;
b) Công trình cảng cá xuống cấp nghiêm trọng không bảo đảm điều kiện an toàn theo quy định;
c) Ban quản lý cảng cá bị đình chỉ hoạt động hoặc tự chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.
1. Sau khi hoàn thành việc xây dựng hoặc nâng cấp cảng cá, Ban quản lý cảng cá gửi hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền công bố mở cảng cá.
Hồ sơ một (01) bộ gồm:
a) Đơn đề nghị công bố mở cảng cá (theo mẫu quy định tại Phụ lục I);
b) Văn bản cho phép đầu tư xây dựng cảng cá (bản sao chứng thực);
c) Nội quy, phương án khai thác cảng cá của cảng cá (bản sao chụp);
d) Quyết định thành lập Ban quản lý cảng cá (bản sao chụp);
đ) Biên bản nghiệm thu công trình cảng cá đã hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng kèm theo bản vẽ hoàn công (bản sao chứng thực);
e) Thông báo hàng hải về luồng của cảng và vùng nước trước cầu cảng (bản sao chứng thực);
g) Văn bản kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (bản sao chứng thực);
h) Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (bản sao chứng thực).
2. Trong thời hạn (07) bảy ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định công bố mở cảng cá. Trường hợp không công bố mở cảng cá, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Cơ quan có thẩm quyền công bố mở cảng cá có trách nhiệm thông báo về nội dung quyết định công bố mở cảng cá trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương.
1. Giám đốc cảng cá hoặc chủ đầu tư cảng cá có đơn đề nghị đóng cảng cá (theo mẫu Phụ lục II) hoặc văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân có liên quan gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trong thời hạn (07) bảy ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền xem xét và trả lời bằng văn bản cho các tổ chức, cá nhân đề nghị.
3. Cơ quan có thẩm quyền công bố đóng cảng cá có trách nhiệm thông báo về nội dung quyết định công bố đóng cảng cá trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố mở cảng cá loại I.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố mở cảng cá loại II.
3. Cơ quan có thẩm quyền công bố mở cảng cá đồng thời là cơ quan có thẩm quyền công bố đóng cảng cá.
1. Tên cảng, loại cảng cá;
2. Địa chỉ, vị trí tọa độ của cảng cá;
3. Vị trí điểm đầu của luồng, độ sâu, chiều rộng luồng vào cảng;
4. Độ sâu vùng nước đậu tàu, chiều dài cầu cảng;
5. Cỡ, loại tàu cá lớn nhất có thể cập cảng;
6. Năng lực bốc dỡ hàng hóa và các dịch vụ nghề cá của cảng cá;
7. Thời gian cảng cá bắt đầu hoạt động.
1. Tên, loại cảng cá;
2. Địa chỉ, vị trí tọa độ của cảng cá;
3. Lý do đóng cảng cá;
4. Thời gian bắt đầu đóng cảng cá.
1. Trước khi vào cảng cá, thuyền trưởng hoặc người lái tàu cá phải thông báo trước ít nhất 01 giờ cho Ban quản lý cảng cá về số đăng ký của tàu, cỡ loại tàu, các yêu cầu về dịch vụ và yêu cầu khác (nếu có).
2. Khi vào cảng cá, thuyền trưởng hoặc người lái tàu cá phải tuân thủ sự điều động tàu của Ban quản lý cảng cá và nội quy của cảng cá.
3. Khi rời cảng, thuyền trưởng hoặc người lái tàu cá phải thông báo cho Ban quản lý cảng cá biết trước khi rời cảng.
1. Tàu cá nước ngoài chỉ được vào các cảng cá đã quy định trong giấy phép hoạt động thủy sản.
2. Trước khi vào cảng cá, thuyền trưởng tàu cá phải thông báo bằng vô tuyến điện (hoặc các loại phương tiện thông tin khác) trước ít nhất 24 giờ cho Ban quản lý cảng cá về tên tàu, hô hiệu, số đăng ký tàu, cỡ loại tàu, các yêu cầu về dịch vụ và yêu cầu khác (nếu có).
3. Khi vào cảng, thuyền trưởng tàu cá phải tuân thủ sự điều động tàu của Ban quản lý cảng cá, nội quy của cảng cá; khai báo số lượng thủy sản có trên tàu và xuất trình các giấy tờ sau:
a) Sổ danh bạ thuyền viên và hộ chiếu của người đi trên tàu;
b) Giấy phép hoạt động thủy sản;
c) Nhật ký khai thác hoặc báo cáo hoạt động của tàu cá theo quy định.
4. Thuyền trưởng và người trên tàu cá phải thực hiện các quy định pháp luật Việt Nam về xuất nhập cảnh, hải quan, kiểm dịch và các quy định khác có liên quan.
5. Trước khi rời cảng cá, thuyền trưởng tàu cá phải thông báo về thời gian rời cảng cho Ban quản lý cảng cá biết trước ít nhất 24 giờ.
6. Đối với tàu vào cảng cá trong trường hợp bất khả kháng, thuyền trưởng hoặc người điều khiển tàu ngay khi cập cảng phải:
a) Thông báo với Ban quản lý cảng cá về tình trạng của tàu và người trên tàu; chứng minh về tình trạng bất khả kháng của tàu; nêu rõ các yêu cầu cần giúp đỡ;
b) Thực hiện các quy định tại các Khoản 3, 4, 5 Điều này.
1. Ban hành nội quy của cảng cá và thông báo công khai tại cảng cá.
2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc duy trì điều kiện an toàn công trình cảng cá, đảm bảo phù hợp với nội dung công bố mở cảng cá.
3. Tổ chức lực lượng nhân viên của cảng đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ trong khu vực cảng cá; thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình thời tiết trên hệ thống truyền thanh của cảng; chủ động khắc phục, giải quyết tại chỗ hậu quả tai nạn, ô nhiễm môi trường; xác nhận nguồn gốc, xuất xứ thủy sản khai thác cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
4. Thực hiện chế độ, nội dung báo cáo theo quy định cho cơ quan có thẩm quyền.
5. Phối hợp với cơ quan Đảm bảo an toàn hàng hải thông báo tình hình luồng lạch, phao tiêu báo hiệu, tình hình an toàn cầu, bến cho các tàu cá ra vào cảng cá. Phối hợp với thanh tra chuyên ngành trong quản lý cảng và phối hợp với các cơ quan của Nhà nước khi có yêu cầu.
6. Khi có bão, áp thấp nhiệt đới:
a) Tổ chức trực ban và treo tín hiệu báo bão, áp thấp nhiệt đới theo quy định.
b) Thông báo diễn biến thời tiết qua hệ thống truyền thanh của cảng cho mọi người biết để chủ động phòng tránh.
c) Thông báo danh sách tàu cá và số người trên tàu đang neo đậu tại vùng nước cảng cho Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của địa phương.
7. Chấp hành sự thanh tra, kiểm tra giám sát và xử lý của các cơ quan có thẩm quyền về an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường trong khu vực cảng cá và các lĩnh vực khác có liên quan.
8. Trường hợp tàu nước ngoài cập cảng, Ban quản lý cảng cá phải thông báo ngay cho cơ quan chức năng của địa phương để phối hợp quản lý.
9. Ban quản lý cảng cá có quyền:
a) Cho các tổ chức, cá nhân thuê cơ sở hạ tầng để sản xuất kinh doanh, dịch vụ nghề cá tại vùng đất cảng, theo phương án khai thác cảng cá đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật;
b) Không cho vào cảng hoặc bắt buộc rời cảng đối với người và tàu cá không tuân thủ nội quy của cảng cá;
c) Không cho thuê hoặc bắt buộc rời khỏi vùng đất cảng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ tại vùng đất cảng không tuân thủ nội quy của cảng cá, hợp đồng đã ký kết;
d) Thu phí các hoạt động dịch vụ tại cảng theo quy định của pháp luật;
đ) Xử lý hoặc đề nghị các cơ quan chức năng của địa phương giải quyết các vụ việc để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ trong khu vực cảng cá.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá phải ký hợp đồng thuê cơ sở hạ tầng tại vùng đất cảng với Ban quản lý cảng cá; nộp phí, lệ phí theo quy định pháp luật; tuân thủ nội quy của cảng cá, quy định pháp luật có liên quan và sự điều động của Ban quản lý cảng cá trong các trường hợp cần thiết.
2. Tùy theo từng loại dịch vụ, cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá phải đảm bảo các điều kiện về sản xuất kinh doanh theo quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và phòng chống cháy nổ.
3. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý cảng cá trong việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ trong khu vực cảng cá.
1. Thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí hiện hành.
2. Đối tượng thu, khung mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí cảng cá do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định và theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Chương 3
KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÃO CHO
TÀU CÁ
1. Trong thời gian sử dụng làm nơi tàu cá vào tránh bão, khu neo đậu tránh trú bão do Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của địa phương quản lý, điều hành.
2. Trong thời gian không sử dụng làm nơi tránh trú bão, tùy theo điều kiện cụ thể, việc quản lý, sử dụng khu trú bão làm cảng cá theo quy định sau:
a) Khu neo đậu tránh trú bão nằm trong vùng nước quản lý của cảng cá giao Ban quản lý cảng cá quản lý, sử dụng;
b) Khu neo đậu tránh trú bão khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho một đơn vị hoặc một tổ chức phù hợp quản lý, khai thác;
c) Được thu phí theo quy định của Điều 16 của Nghị định này.
3. Tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng khu tránh trú bão cho tàu cá có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước để tổ chức thực hiện việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng công trình.
1. Khi có bão, áp thấp nhiệt đới, tàu cá và các loại tàu thuyền khác được vào tránh trú bão không phải nộp phí.
2. Thuyền trưởng hoặc người điều khiển tàu cá khi vào khu neo đậu tránh trú bão phải chấp hành sự điều hành và hướng dẫn của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.
3. Khi đã neo đậu an toàn, thuyền trưởng hoặc người điều khiển tàu cá phải thông báo cho Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn về tên, số đăng ký, tình trạng của tàu, số người trên tàu và các yêu cầu khác (nếu có).
4. Tàu cá chỉ được rời khu neo đậu tránh trú bão khi có thông báo bão, áp thấp nhiệt đới đã tan hoặc có lệnh của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.
1. Thẩm quyền và thời điểm công bố
Trước ngày 01 tháng 4 hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố Danh sách các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên phạm vi cả nước.
2. Nội dung công bố
a) Tên, loại khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá;
b) Địa chỉ, vị trí tọa độ của khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá;
c) Độ sâu vùng nước đậu tàu;
d) Sức chứa tàu cá tại vùng nước đậu tàu;
đ) Cỡ, loại tàu cá được vào khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá;
e) Vị trí bắt đầu vào luồng, hướng của luồng, chiều dài luồng;
g) Số điện thoại, tần số liên lạc của thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn của địa phương tại khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
3. Hình thức công bố:
a) Gửi bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển;
b) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Chương 4
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và các chính sách phát triển cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
2. Công bố mở, đóng cảng cá; công bố danh sách khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
3. Ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; quy chế mẫu quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
4. Kiểm tra, thanh tra cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trong việc thực hiện các quy định pháp luật đảm bảo an toàn của các công trình, đảm bảo đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ và các quy định pháp luật có liên quan.
5. Tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, tập huấn về công tác quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh bão cho tàu cá, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức và kỹ năng đảm bảo an toàn cho cán bộ, nhân viên và ngư dân các địa phương ven biển.
1. Thống nhất quản lý cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trong toàn quốc.
2. Tổ chức công bố mở, đóng cảng cá theo thẩm quyền; công bố danh sách khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên phạm vi toàn quốc.
3. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trong phạm vi toàn quốc.
4. Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trong toàn quốc.
5. Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão và kiến thức đảm bảo an toàn cho ngư dân các địa phương ven biển.
6. Ban hành quy chế mẫu về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; biểu mẫu giấy tờ sử dụng trong quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy định.
1. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức quản lý, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão trên địa bàn của địa phương.
2. Tổ chức việc công bố mở cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo thẩm quyền.
3. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân về các quy đinh của pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng và quản lý hoạt động, khai thác cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; xây dựng kế hoạch bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp cơ sở hạ tầng cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão; xây dựng nội quy hoạt động của cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
4. Chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành, các cấp có liên quan tại địa phương trong việc đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ trong khu vực cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
5. Hướng dẫn cụ thể đối tượng thu, mức thu và trích nộp đối với cảng cá và từng loại hoạt động dịch vụ tại cảng cá; bố trí ngân sách của địa phương để xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình được đầu tư từ ngân sách nhà nước và kinh phí hoạt động của Ban quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá là các đơn vị sự nghiệp; bố trí đất xây dựng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy hoạch.
6. Căn cứ quy định tại Nghị định này và tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương ban hành quy chế xây dựng và quản lý các bến cá tại địa phương, bảo đảm huy động vốn đầu tư, sự tham gia quản lý của các thành phần kinh tế và của cộng đồng.
Các Bộ: Giao thông vận tải, Công an, Xây dựng và các Bộ, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương hướng dẫn thực hiện công tác bảo đảm an toàn hàng hải, an toàn giao thông đường thủy, an ninh, trật tự tại các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng trực thuộc phối hợp kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; hướng dẫn các địa phương xây dựng mức thu và chế độ quản lý, sử dụng phí, lệ phí của cảng cá.
Chương 5
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2012.
2. Đối với các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão đã hoạt động trước thời điểm có hiệu lực thi hành của Nghị định này thì không phải thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục công bố mở cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.