Nghị định 79/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ và Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật dân quân tự vệ
05-09-2011
15-09-2011
22-10-2011
Chính phủ Số: 79/2011/NĐ-CP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2011 |
Nghị định
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 36/2008/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 3 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ TÀU BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN BAY SIÊU NHẸ VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 58/2010/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 6 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DÂN QUÂN TỰ VỆ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 12 tháng 7 năm 2006;
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ.
1. Điểm a khoản 1 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Đơn đề nghị cấp phép bay bằng tiếng Việt và tiếng Anh (theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này).”
2. Khoản 2, khoản 3 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Chậm nhất 07 ngày làm việc, trước ngày dự kiến tổ chức thực hiện các chuyến bay, các tổ chức cá nhân nộp đơn đề nghị cấp phép bay đến Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu.
3. Chậm nhất 07 ngày làm việc, trước ngày dự kiến tổ chức thực hiện các chuyến bay, các tổ chức cá nhân nộp đơn đề nghị sửa đổi lại phép bay đến Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu.”
3. Khoản 1, khoản 2 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu cấp phép tổ chức thực hiện các chuyến bay.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định xin sửa đổi phép bay đã cấp, Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu cấp phép điều chỉnh thực hiện các chuyến bay.”
4. Bãi bỏ điểm b và bố cục lại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 9 thành điểm b và điểm c; bãi bỏ Mẫu số 1/ĐNCPB và Mẫu số 2/TLKTPTB (ban hành kèm theo Nghị định số 36/2008/NĐ-CP).
1. Khoản 3 Điều 42 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Thủ tục, hồ sơ trợ cấp khi dân quân tự vệ bị ốm, chết do Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở nơi quản lý cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thụ lý, báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Thời hạn thụ lý hồ sơ của Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của chủ doanh nghiệp (nơi không có Ban Chỉ huy quân sự) là 03 ngày làm việc; Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện là 05 ngày làm việc; Ủy ban nhân dân cấp huyện là 05 ngày làm việc. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị trợ cấp của dân quân hoặc gia đình dân quân (nếu bị chết) phải có ý kiến và đóng dấu xác nhận của Ban Chỉ huy quân sự cấp xã; Đơn đề nghị trợ cấp của tự vệ hoặc gia đình tự vệ (nếu bị chết) phải có ý kiến và đóng dấu xác nhận của Ban Chỉ huy quân sự, nơi không có Ban Chỉ huy quân sự phải có ý kiến và đóng dấu xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của chủ doanh nghiệp;
b) Giấy xuất viện, đơn thuốc, hóa đơn thu tiền, phiếu xét nghiệm các loại;
c) Giấy báo tử hoặc giấy chứng tử do cơ quan có thẩm quyền cấp.”
2. Khoản 2 Điều 45 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Thủ tục, hồ sơ trợ cấp tai nạn đối với dân quân tự vệ chưa tham gia bảo hiểm xã hội do Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở nơi quản lý cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thụ lý, báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Thời hạn thụ lý hồ sơ của Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của chủ doanh nghiệp (nơi không có Ban Chỉ huy quân sự) là 03 ngày làm việc; Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện là 05 ngày làm việc; Ủy ban nhân dân cấp huyện là 05 ngày làm việc. Hồ sơ gồm:
a) Biên bản điều tra tai nạn do Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Ban Chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương hoặc cơ quan Công an lập trong trường hợp bị tai nạn trên đường đi và về. Biên bản phải ghi diễn biến vụ tai nạn, thương tích nạn nhân, mức độ thiệt hại, nguyên nhân xảy ra tai nạn, có chữ ký của đại diện đơn vị dân quân tự vệ. Trường hợp bị tai nạn trên tuyến đường đi và về, thì biên bản phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn;
b) Biên bản giám định y khoa hoặc bản sao kết luận giám định tỷ lệ thương tật của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp bị tai nạn trên đường đi, về đến nơi huấn luyện, làm nhiệm vụ (nếu có);
c) Giấy báo tử hoặc giấy chứng tử do cơ quan có thẩm quyền cấp;
d) Báo cáo thẩm định của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.”
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 10 năm 2011.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.