Nghị định 63/2002/NĐ-CP Quy định về khám bệnh, chữa bệnh cho thân nhân sĩ quan tại ngũ
63/2002/NĐ-CP
Nghị định
Hết hiệu lực
18-06-2002
20-07-2002
02-07-2002
Chính phủ Số: 63/2002/NĐ-CP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2002 |
Nghị định
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 63/2002 NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 6 NĂM 2002 QUY ĐỊNH VỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CHO THÂN NHÂN SỸ QUAN TẠI NGŨ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001
Căn cứ Luật sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam số 10/1999/QH ngày 21 tháng 12 năm 1999;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
NGHỊ ĐỊNH
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Nghị định này quy định việc khám bệnh, chữa bệnh miễn hoặc giảm viện phí theo chế độ bảo hiểm y tế tại các cơ sở quân y và dân y cho thân nhân sĩ quan tại ngũ (sau đây gọi là thân nhân sĩ quan) không có chế độ bảo hiểm y tế.
1. Thân nhân sĩ quan tại ngũ được khám bệnh, chữa bệnh miễn hoặc giảm viện phí, theo chế độ bảo hiểm y tế, gồm: bố mẹ đẻ; bố mẹ đẻ của vợ hoặc chồng sĩ quan; bố mẹ nuôi, người nuôi dưỡng hợp pháp theo quy định của pháp luật của vợ và của chồng sĩ quan; vợ hoặc chồng của sĩ quan; con đẻ, con nuôi dưới 18 tuổi; con đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị tàn tật mất khả năng lao động.
2. Thân nhân sĩ quan không được áp dụng chế độ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản1 Điều 1, Nghị định này gồm: người có bảo hiểm y tế; con sĩ quan từ đủ 18 tuổi trở lên không thuộc trường hợp bị tàn tật, mất khả năng lao động.
Cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh cho thân nhân sĩ quan tại ngũ, gồm: các cơ sở y tế dân y, quân
y và các cơ sở y tế khác có ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh với cơ quan bảo
hiểm y tế, thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Việc khám
bệnh, chữa bệnh cho thân nhân sĩ quan tại ngũ phải đúng đối tượng, đúng chế độ,
chính sách và thuận tiện.
QUẢN LÝ, ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CHO THÂN NHÂN SĨ QUAN TẠI NGŨ
Điều 5.
1. Sĩ quan có thân nhân được hưởng chế độ bảo hiểm y tế, gồm những sĩ quan thuộc lực lượng thường trực đang công tác trong quân đội hoặc đang được biệt phái.
2. Sĩ quan qui định tại khoản 1 Điều này nếu thôi phục vụ tại ngũ để nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên; bị tước danh hiệu sĩ quan hoặc bị chết thì thân nhân của họ thôi hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định này.
Việc quản lý sĩ quan, thân nhân sĩ quan để thực hiện chế độ bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của đơn vị trực tiếp quản lý sĩ quan. Định kỳ 6 tháng một lần, đơn vị quản lý sĩ quan có trách nhiệm đăng ký, lập danh sách số sĩ quan và thân nhân sĩ quan, di biến động để điều chỉnh việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân sĩ quan theo qui định tại nghị định này.
Sĩ quan có trách nhiệm đăng ký với đơn vị nơi cư trú, nơi khám bệnh, chữa bệnh của thân nhân được hưởng bảo hiểm y tế. Khi có thân nhân không còn đủ tiêu chuẩn hưởng chế độ khám bệnh, chữa bệnh theo Nghị định này thì sĩ quan có trách nhiệm báo cáo kịp thời với đơn vị quản lý trực tiếp để dừng việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân theo quy định tại Nghị định này.
Cơ quan bảo hiểm y tế Việt Nam căn cứ vào danh sách thân nhân sĩ quan do Bộ Quốc phòng cung cấp để lập thẻ, đăng ký cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo địa bàn cư trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho từng người, đúng thời gian quy định.
TRÁCH NHIỆM BẢO ĐẢM KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CHO THÂN NHÂN SĨ QUAN TẠI NGŨ
Điều 9.
Mức đóng bảo hiểm y tế hàng năm cho một người thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 2 Nghị định này là 3% mức lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
Thân nhân sĩ quan hưởng chế độ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Nghị định này khi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế được thanh toán theo quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm y tế.
1. Hàng năm, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm lập dự toán ngân sách để mua bảo hiểm y tế và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân sĩ quan tại ngũ theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan quân sự địa phương từ cấp quận, huyện trở lên có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm y tế địa phương theo dõi, kiểm tra, giải quyết các vấn đề liên quan đến việc cấp phát thẻ bảo hiểm y tế, đăng ký nơi khám, chữa bệnh và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho thân nhân sĩ quan tại ngũ trong phạm vi quản lý của mình.
Hàng năm nguồn kinh phí để đóng bảo hiểm y tế cho thân nhân sĩ quan tại ngũ được bố trí trong dự toán ngân sách của Bộ Quốc phòng theo quy định của pháp luật.
Bộ Quốc phòng có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn ngân sách cho việc mua thẻ bảo hiểm y tế đối với thân nhân gia đình sĩ quan tại ngũ theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo đảm cung cấp đầy đủ, kịp thời nguồn ngân sách cho hoạt động này theo quy định của pháp luật.
Bộ lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chế độ bảo hiểm y tế cho thân nhân sĩ quan theo đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Bộ Y tế chịu trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện khám chữa bệnh cho thân nhân sĩ quan tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập và ngoài công lập.
Thân nhân sĩ quan khi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế đã đăng ký được hưởng đầy đủ các quyền lợi và có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
1. Quyền lợi khám bệnh, chữa bệnh của thân nhân sĩ quan quy định tại Nghị định này sẽ bị huỷ bỏ nếu phát hiện có sự giả mạo hồ sơ, giấy tờ.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân vi phạm các quy định của Nghị định này, thì phải tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, hoàn trả chi phí khám chữa bệnh hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ trưỏng Bộ Y tế, Tài chính, Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.