Nghị định 59/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện
59/2006/NĐ-CP
Nghị định
Hết hiệu lực
12-06-2006
24-06-2006
09-07-2006
Chính phủ Số: 59/2006/NĐ-CP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2006 |
Nghị định
QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CẤM KINH DOANH, HẠN CHẾ KINH DOANH VÀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005 ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.
Nghị định này áp dụng đối với thương nhân theo quy định của Luật Thương mại và tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hoạt động có liên quan đến thương mại tại Việt Nam.
1. Hoạt động thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện phải tuân theo Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện khác với quy định của Nghị định này thì áp đụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
1. Ban hành kèm theo Nghị định này các danh mục hàng hóa, dịch vụ sau đây:
a) Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh (Phụ lục I);
b) Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh (Phụ lục II);
c) Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện (Phụ lục III).
2. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Thương mại trình Chính phủ bổ sung, sửa đổi các danh mục tại khoản 1 Điều này.
1. Nghiêm cấm thương nhân và tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hoạt động có liên quan đến thương mại tại Việt Nam kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, trừ trường họp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh ban hành kèm theo Nghị định này trong trường hợp cụ thể phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
1. Hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật;
b) Thương nhân kinh doanh phải là doanh nghiệp được thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
c) Cơ sở kinh doanh phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị, quy trình kinh doanh và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật;
d) Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên trực tiếp mua bán hàng hóa, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ phải bảo đảm các yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và sức khỏe theo quy định của pháp luật;
đ) Phạm vi, quy mô, thời gian, địa điểm kinh doanh, số lượng thương nhận tham gia kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh phải phù hợp với yêu cầu quản lý đặc thù và quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ đó trong từng thời kỳ;
e) Thương nhân kinh doanh phải có Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại xây dựng, trình Chính phủ ban hành quy định về kinh doanh mặt hàng thuốc lá, rượu phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, thương nhân phải thường xuyên bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
4. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh và hướng dẫn việc cấp Giấy phép kinh doanh.
1. Hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật;
b) Chủ thể kinh doanh phải là thương nhân theo quy định của Luật Thương mại;
c) Cơ sở kinh doanh phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị, quy trình kinh doanh và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật; địa điểm đặt cơ sở kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện;
d) Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên trực tiếp mua bán hàng hóa, nhân viên trực tiếp thực hiện địch vụ phải bảo đảm các yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và sức khỏe theo quy định của pháp luật,
đ) Thương nhân kinh doanh phải có Giấy chúng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong trường hợp pháp luật quy định phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp khi kinh doanh.
2. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành quy định về kinh doanh mặt hàng xăng, dầu, khí đốt phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, thương nhân phải thường xuyên bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện.
4. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và hướng dẫn việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
1. Nội dung kiểm tra điều kiện kinh doanh:
Thương nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền về điều kiện kinh doanh và việc thực hiện điều kiện kinh doanh trong quá trình kinh doanh.
2. Hình thức kiểm tra điều kiện kinh doanh:
a) Kiểm tra định kỳ: kiểm tra theo từng thời gian nhất định việc tuân thủ các điều kiện kình doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thương nhân đã đăng ký kinh doanh. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định, công bố thời gian thực hiện việc kiểm tra định kỳ;
b) Kiểm tra không định kỳ: kiểm tra khi thương nhân có dấu hiệu không tuân thủ các điều kiện quy định.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh của thương nhân theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định này.
1. Thương nhân và tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại tại Việt Nam có một trong các hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật:
a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này;
b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện mà không đáp ứng các điều kiện kinh doanh hoặc trong quá trình hoạt động kinh doanh không thực hiện đúng các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật
e) Cho thuê, cho mượn Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
d) Tự viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa các nội dung trong Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
đ) Kinh doanh không đúng nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chửng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
e) Tiếp tục hoạt động kinh doanh khi đã bị tước hoặc thu hồi Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
g) Vi phạm các quy định khác của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Cán bộ, công chức có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với các quy định của Nghi định này và pháp luật có liên quan, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ về hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện, hàng hóa, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện; Nghị định số 73/2002/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2002 của Chính phủ bổ sung hàng hóa, dịch vụ thương mại vào Danh mục 1 về hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện, danh mục 3 về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ.
Điều 11 Trách nhiệm thi hành
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Thương mại có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thực hiện Nghị định này.