Nghị định 25/2019/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền
25/2019/NĐ-CP
Nghị định
Còn hiệu lực
07-03-2019
15-03-2019
22-04-2019
Chính phủ Số: 25/2019/NĐ-CP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2019 |
Nghị định
SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 13/2011/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 02 NĂM
2011 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ AN TOÀN CÔNG TRÌNH DẦU KHÍ TRÊN ĐẤT LIỀN
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm
2015;
Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6
năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy
ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật dầu khí ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền như sau:
1. Sửa đổi khoản 2 và bổ sung các khoản 9, 10, 11, 12 Điều 2 như sau:
a) Sửa đổi khoản 2 như sau:
“2. Công trình khí trên đất liền bao gồm: Công trình xuất nhập, xử lý, chế biến, vận chuyển, tồn chứa, phân phối khí và các sản phẩm khí (bao gồm khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí thiên nhiên nén (CNG), khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), các loại khí được tách ra trong quá trình xử lý, chế biến dầu mỏ hay khí dầu mỏ và các sản phẩm khác).”
b) Bổ sung các khoản 9, 10, 11, 12 như sau:
“9. Mức rủi ro: Là khả năng xảy ra tử vong cá nhân do rủi ro trong các hoạt động dầu khí hoặc công trình gây ra.
10. Mức rủi ro chấp nhận được: Là mức độ rủi ro cho phép đối với con người.
11. Đối tượng được bảo vệ là các đối tượng xung quanh chịu rủi ro do các hoạt động, công trình dầu khí gây ra, bao gồm:
a) Trường học, nhà trẻ, bệnh viện, thư viện và các công trình công cộng.
b) Nhà ở, trừ tòa nhà phục vụ điều hành sản xuất trong công trình dầu khí.
c) Các công trình văn hóa.
d) Đối tượng được bảo vệ khác quy định tại các bảng trong Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
12. Khoảng cách an toàn là khoảng cách tối thiểu trên hình chiếu bằng hoặc hình chiếu đứng, tính từ mép ngoài cùng của các thiết bị công nghệ có nguy cơ gây cháy nổ trong công trình dầu khí đến mép gần nhất của các đối tượng được bảo vệ.
Khoảng cách an toàn đối với Nhà máy chế biến và lọc hóa dầu là khoảng cách tối thiểu từ mép ngoài cùng của công trình đến mép gần nhất của đối tượng được bảo vệ.
13. Thiết bị công nghệ có nguy cơ gây cháy nổ là các thiết bị tồn trữ, vận chuyển, chế biến, xử lý khí, khí hóa lỏng, dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ khi có nguồn gây cháy.”
2. Sửa đổi Điều 4 như sau:
“Điều 4. Mức rủi ro chấp nhận được
Tổ chức, cá nhân sử dụng mức rủi ro chấp nhận được theo quy định của pháp luật hiện hành trong đánh giá định lượng rủi ro để phân tích, đánh giá rủi ro tổng thể trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật, xây dựng, lắp đặt thiết bị, vận hành, nâng cấp, hoán cải, tháo dỡ, hủy bỏ công trình.”
3. Sửa đổi điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, khoản 5, khoản 7 Điều 6 như sau:
a) Sửa đổi điểm a khoản 1 như sau:
“a) Kho chứa khí và các sản phẩm khí hóa lỏng: kho tồn chứa dưới áp suất và kho lạnh;”
b) Sửa đổi điểm a khoản 2 như sau:
“a) Kho tồn chứa khí hóa lỏng và các sản phẩm khí hóa lỏng dưới áp suất bao gồm:
Kho cấp 1: trên 10.000 m3
Kho cấp 2: từ 5.000 m3 đến 10.000 m3
Kho cấp 3: nhỏ hơn 5.000 m3”
c) Sửa đổi khoản 5 như sau:
“5. Phân cấp đường ống vận chuyển khí và các sản phẩm khí: Đường ống vận chuyển khí và các sản phẩm khí được phân cấp theo áp suất vận hành tối đa cho phép bao gồm:
a) Đường ống vận chuyển khí cấp 1: Từ 7 bar đến nhỏ hơn 19 bar;
b) Đường ống vận chuyển khí cấp 2: Từ 19 bar đến nhỏ hơn 60 bar;
c) Đường ống vận chuyển khí cấp 3: Bằng hoặc lớn hơn 60 bar.”
d) Sửa đổi khoản 7 như sau:
“7. Phân loại các trạm van, trạm phóng nhận thoi, trạm phân phối khí.
Trạm van, trạm phóng nhận thoi, trạm phân phối khí được phân theo áp suất vận hành tối đa cho phép theo các cấp sau:
a) Trạm cấp 1: Nhỏ hơn 19 bar;
b) Trạm cấp 2: Từ 19 bar đến nhỏ hơn 60 bar;
c) Trạm cấp 3: Bằng hoặc lớn hơn 60 bar.”
4. Sửa đổi khoản 1 Điều 8 như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và xây dựng công trình phục vụ các hoạt động này phải tuân thủ các quy định về an toàn theo quy định của pháp luật hiện hành.”
5. Sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 10 như sau:
“d) Hai đường ống vận chuyển khí cùng được thiết kế và thi công, khoảng cách giữa chúng có thể được giảm tối đa nhưng phải đáp ứng mức rủi ro chấp nhận được theo quy định;”
6. Sửa đổi Điều 14 như sau:
“Điều 14. Khoảng cách an toàn đối với nhà máy xử lý, chế biến; kho chứa khí hóa lỏng và các sản phẩm khí hóa lỏng; cảng xuất nhập khí và các sản phẩm khí, trạm phân phối khí, trạm van, trạm phóng, nhận thoi
1. Tổ chức, cá nhân xác định khoảng cách an toàn đối với nhà máy chế biến, kho tồn chứa dưới áp suất chứa khí, các sản phẩm khí, trạm phân phối khí, trạm van, trạm phóng, nhận thoi, cảng xuất nhập dầu khí và các sản phẩm dầu khí theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân xác định khoảng cách an toàn đối với kho lạnh chứa khí theo kết quả đánh giá định lượng rủi ro.”
7. Sửa đổi Điều 15 như sau:
“Điều 15. Đối với phần ống đặt nổi
Trường hợp đường ống vận chuyển khí có một phần đặt nổi trên mặt đất thì tổ chức, cá nhân áp dụng khoảng cách an toàn tương ứng với phần ống nổi.”
8. Sửa đổi Điều 16 như sau:
“Điều 16. Khoảng cách an toàn đối với kho, bến cảng, cầu cảng xuất nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ
1. Khoảng cách an toàn đối với kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Khoảng cách an toàn đối với bến cảng, cầu cảng xuất nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ được quy định như sau:
a) Khoảng cách an toàn từ các thiết bị công nghệ có nguy cơ cháy nổ trên bến cảng, cầu cảng xuất nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ đến các đối tượng được bảo vệ theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Khoảng cách an toàn từ mép ngoài cùng của bến cảng, cầu cảng xuất nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ đến mép ngoài cùng của các bến cảng, cầu cảng khác theo các quy định pháp luật chuyên ngành hàng hải.”
9. Sửa đổi Điều 20 như sau:
“Điều 20. Đối với phần ống đặt nổi
Trường hợp một phần đường ống vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ đặt nổi, tổ chức, cá nhân xác định khoảng cách an toàn theo quy định tại Phụ lục II Nghị định này.”
10. Sửa tên Chương VI như sau:
“Chương VI
BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN CÁC CÔNG TRÌNH DẦU KHÍ”
11. Sửa đổi khoản 7 Điều 23 như sau:
“7. Tổ chức, cá nhân phải lắp đặt hệ thống báo cháy trong phạm vi công trình.”
12. Sửa đổi Điều 25 như sau:
“Điều 25. Quy định về việc đánh giá rủi ro các công trình dầu khí
Tổ chức, cá nhân đánh giá rủi ro đối với các công trình dầu khí tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành.”
13. Sửa đổi điểm b khoản 3; bổ sung điểm b1, b2 khoản 3 Điều 26 như sau:
a) Sửa đổi điểm b, khoản 3 như sau:
“b) Độ sâu tối thiểu của đường ống đặt ngầm đối với đường ống cấp 1 đến cấp 3 là 1 m, đối với đường ống đặt ngầm còn lại là 0,6 m tính từ mặt bằng hoàn thiện tới đỉnh ống và phù hợp với các quy định hiện hành.”
b) Bổ sung điểm b1, b2 khoản 3 như sau:
“b1) Đường ống đặt ngầm đi qua các vùng ngập nước như sông, suối, ngòi, kênh, mương, hồ, ao đầm và các vùng ngập nước khác thì độ sâu này được xác định từ đáy các vùng trên và tuân thủ các quy định về hàng hải, đường thủy nội địa. Tổ chức, cá nhân được đặt đường ống tại đáy các vùng ngập nước trên, nhưng phải có biện pháp bảo đảm an toàn chống đâm va đối với đường ống.
b2) Trường hợp đường ống chôn ngầm chạy cắt ngang qua đường giao thông bộ hoặc đường sắt, tổ chức, cá nhân phải áp dụng bổ sung các giải pháp kỹ thuật tăng cường chống rung động và va đập đối với đường ống; phải có Biển báo hiệu nơi tuyến ống đi qua để tránh bị đào bới.”
14. Sửa đổi Điều 29 như sau:
“Điều 29. Các hoạt động không được thực hiện trong khoảng cách an toàn các công trình dầu khí
Trong phạm vi khoảng cách an toàn của các công trình dầu khí, không được thực hiện các hoạt động có nguy cơ gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động và sự an toàn của các công trình dầu khí bao gồm:
1. Các hoạt động có khả năng gây cháy nổ, sụt lún, chuyển vị, các hoạt động đào bới, gây ảnh hưởng tới đường ống.
2. Trồng cây.
3. Thải các chất ăn mòn.
4. Tổ chức hội họp đông người, các hoạt động tham quan, du lịch khi chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
5. Neo đỗ phương tiện vận tải đường thủy, hàng hải, đánh bắt thủy hải sản, khai thác cát, nạo vét hoặc các hoạt động khác dưới nước có thể gây cản trở đến hoạt động, sự an toàn của công trình dầu khí và các phương tiện ra, vào công trình dầu khí, trừ trường hợp các hoạt động kiểm soát dòng thủy lưu và hoạt động giao thông, vận chuyển trên sông.
6. Trường hợp đường ống hoặc tuyến ống lắp đặt đi qua sông, vào bất kỳ thời điểm nào, điểm gần nhất của hệ thống neo buộc của phương tiện phải cách tối thiểu 40 m về hai phía thượng lưu và hạ lưu đối với đường ống, không cho phép các hoạt động neo đỗ phương tiện vận tải đường thủy, hàng hải, đánh bắt thủy hải sản, khai thác cát, nạo vét hoặc các hoạt động khác dưới nước có thể gây nguy hại đến đường ống; trừ trường hợp các hoạt động kiểm soát dòng thủy lưu và hoạt động, vận chuyển trên sông.”
Thay thế các Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 bằng các Phụ lục I, II, III tương ứng ban hành kèm theo Nghị định này.
Thay thế cụm từ “đối tượng tiếp giáp” bằng cụm từ “đối tượng được bảo vệ” tại các Điều: Điều 3; Điều 11; tên Điều 19 và khoản 1 Điều 19; Điều 21; khoản 2 Điều 26.
Bãi bỏ một số điều, khoản của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền như sau:
1. Bãi bỏ Điều 3.
2. Bãi bỏ khoản 3 Điều 6.
3. Bãi bỏ Điều 7.
4. Bãi bỏ điểm c, đ khoản 1 Điều 10.
5. Bãi bỏ khoản 5, khoản 6 Điều 23.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.
1. Các công trình dầu khí đã tồn tại trước ngày Nghị định này có hiệu lực chưa đáp ứng khoảng cách an toàn theo quy định của Nghị định này, sau 03 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực phải thực hiện các biện pháp tăng cường, đảm bảo mức rủi ro chấp nhận được theo quy định.
2. Khoảng cách an toàn đối với công trình dầu khí trên đất liền xác định theo quy định tại Nghị định này cho đến khi các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn tương ứng được ban hành.
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn các quy định tại Điều 1, Điều 2 và tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Nghị định này.