Nghị định 177/2024/NĐ-CP Quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng
177/2024/NĐ-CP
Nghị định
Còn hiệu lực
31-12-2024
01-01-2025
Chính phủ Số: 177/2024/NĐ-CP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2024 |
Nghị định
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG TÁI CỬ, TÁI BỔ NHIỆM VÀ CÁN BỘ THÔI VIỆC, NGHỈ HƯU THEO NGUYỆN VỌNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014; Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân ngày 22 tháng 6 năm 2023;
Căn cứ Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1999; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 03 tháng 6 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 27 tháng 11 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 28 tháng 11 năm 2024;
Căn cứ Luật Cơ yếu ngày 26 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng ngày 26 tháng 11 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
Nghị định này quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
1. Cán bộ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019) giữ chức vụ, chức danh chuyên trách do bầu cử theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã nhưng không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm cấp ủy cùng cấp.
Cán bộ quy định tại khoản này áp dụng đối với cả trường hợp cán bộ đủ điều kiện về tuổi tái cử cấp ủy nhưng không đủ tuổi tái cử các chức danh lãnh đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội tại thời điểm bầu cử, đại hội cùng cấp để bầu các chức danh đó.
2. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân giữ chức vụ, chức danh thuộc cơ cấu tham gia cấp ủy, ủy viên chuyên trách Ủy ban kiểm tra cùng cấp nhưng không đủ điều kiện về tuổi để tái cử cấp ủy cùng cấp.
Đối với trường hợp này, độ tuổi nghỉ hưu được tính theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Công chức giữ chức vụ bổ nhiệm có thời hạn mà chức vụ đang giữ thuộc cơ cấu tham gia cấp ủy cùng cấp nhưng không đủ điều kiện về tuổi để tái cử cấp ủy (bao gồm cả các chức vụ, chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã, phường nơi thực hiện chính quyền đô thị; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã).
4. Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm cấp ủy cùng cấp, có thời gian công tác tính từ ngày bắt đầu tổ chức đại hội còn từ 30 tháng đến 60 tháng thì đủ tuổi nghỉ hưu nhưng vì sắp xếp nhân sự cấp ủy, bản thân có nguyện vọng nghỉ hưu và được cấp có thẩm quyền đồng ý.
5. Cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý được cấp có thẩm quyền cho nghỉ công tác, nghỉ hưu theo Thông báo Kết luận số 20-TB/KL ngày 08 tháng 9 năm 2022 của Bộ Chính trị.
6. Không áp dụng chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này đối với các trường hợp sau đây:
a) Thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo quy định của pháp luật về tinh giản biên chế;
b) Đã có thông báo nghỉ hưu, quyết định nghỉ hưu của cấp có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo, quyết định nghỉ hưu nhưng thời gian công tác còn từ đủ 06 tháng trở xuống, tính từ ngày tổ chức đại hội các cấp đến ngày nghỉ hưu theo quy định;
c) Người không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm cấp ủy các cấp (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) nhưng vẫn tiếp tục công tác ở các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội.
Điều 3. Chế độ nghỉ hưu trước tuổi
1. Điều kiện hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi
a) Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 2 Nghị định này không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm theo quy định của cấp có thẩm quyền hoặc còn đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm nhưng thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 2 hoặc thuộc đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;
b) Tính đến ngày nghỉ hưu có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (bao gồm cả thời gian tập sự, thử việc) để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm hưởng chế độ. Tuổi nghỉ hưu được xác định theo quy định của pháp luật về lao động tại thời điểm thôi việc, nghỉ hưu;
c) Có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi và được cấp có thẩm quyền đồng ý.
2. Các chế độ được hưởng
a) Được hưởng lương hưu, các chế độ khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi đối với thời gian từ 05 năm (60 tháng) trở xuống.
b) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng tại thời điểm nghỉ hưu cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.
c) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Trường hợp đủ 15 năm công tác trở lên có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuộc đối tượng được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm thôi việc, nghỉ hưu thì được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 15 năm đầu công tác; từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
d) Đối với trường hợp xếp lương chức vụ, nếu đã xếp lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm đủ 48 tháng trở lên thì được xếp lên bậc 2 của chức danh hiện đảm nhiệm để nghỉ hưu.
đ) Đối với trường hợp xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng ở ngạch hiện giữ và còn thiếu từ 01 đến 12 tháng để được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định thì được nâng bậc lương trước thời hạn.
e) Được cộng thời gian nghỉ hưu trước tuổi với thời gian công tác để xét khen thưởng cống hiến nếu thuộc đối tượng khen thưởng cống hiến theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
g) Được xét thăng cấp bậc quân hàm, nâng bậc lương theo quy định của pháp luật.
h) Đối với cán bộ cấp xã làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021) theo quy định của pháp luật; cán bộ cấp xã có thời gian tham gia quân đội, công an và được Nhà nước tặng thưởng huân chương, huy chương các loại còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 2,5 năm (30 tháng) trở xuống mới đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định để hưởng chế độ hưu thì được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội một lần cho thời gian còn thiếu để thực hiện chế độ hưu trí. Đối với thời gian trên 30 tháng thì được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần đối với số thời gian vượt quá; phương thức đóng, mức đóng, mức hưởng và các nội dung khác có liên quan thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
i) Không bị giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi đối với số năm nghỉ vượt quá 05 năm (nếu có) nếu đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần đối với số thời gian vượt quá; phương thức đóng, mức đóng, mức hưởng và các nội dung khác có liên quan thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
k) Được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và hưởng trợ cấp một lần với mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tính bằng 0,5 tháng lương hiện hưởng.
l) Được hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Việc áp dụng chế độ thực hiện như sau:
a) Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 2 Nghị định này được hưởng các chế độ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ và điểm e (nếu có) khoản 2 Điều này.
Riêng chế độ quy định tại điểm g khoản 2 Điều này áp dụng đối với trường hợp thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này.
Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này còn được áp dụng chế độ quy định tại điểm h khoản 2 Điều này (nếu có); đối với trường hợp này được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 15 năm đầu công tác hoặc cho 20 năm đầu công tác theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
b) Đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này có thời gian công tác còn từ đủ 05 năm (60 tháng) trở xuống đến tuổi nghỉ hưu theo quy định được hưởng các chế độ quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
c) Đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này có thời gian công tác còn từ trên 05 năm (60 tháng) đến 10 năm (120 tháng) đến tuổi nghỉ hưu theo quy định thì được hưởng các chế độ quy định tại điểm a và điểm i khoản 2 Điều này.
d) Đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này có thời gian công tác còn trên 10 năm đến tuổi nghỉ hưu theo quy định thì ngoài chế độ hưu trí được hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (nếu có) còn được lựa chọn áp dụng một trong hai chế độ quy định tại điểm k hoặc điểm l khoản 2 Điều này.
4. Tiền lương hiện hưởng là tiền lương tháng thực lĩnh ở tháng liền kề trước khi nghỉ hưu. Tiền lương tháng thực lĩnh bao gồm: Mức lương chức vụ hoặc mức lương theo ngạch, bậc; các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, mức chênh lệch bảo lưu lương, phụ cấp trách nhiệm đối với ủy viên các cấp (nếu có);
5. Cách xác định thời gian để tính hưởng trợ cấp:
a) Thời gian nghỉ hưu trước tuổi để tính hưởng trợ cấp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, nếu có tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 0,5 năm; từ trên 06 tháng đến 12 tháng tính là 01 năm;
b) Thời gian công tác tính hưởng trợ cấp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này là tổng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
6. Thời hạn thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ không tái cử, tái bổ nhiệm quy định tại Điều này là trước ngày khai mạc đại hội hoặc trước ngày bầu cử cùng cấp không quá 12 tháng và chậm nhất sau khi kết thúc đại hội hoặc sau khi kết thúc nhiệm kỳ Quốc hội, Hội đồng nhân dân 01 tháng.
Điều 4. Chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu
1. Điều kiện hưởng chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu
a) Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 2 Nghị định này;
b) Còn dưới 24 tháng công tác đến tuổi nghỉ hưu theo quy định. Tuổi nghỉ hưu được xác định theo quy định của pháp luật về lao động tại thời điểm nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu;
c) Có đơn tự nguyện xin nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu và được cấp có thẩm quyền đồng ý.
2. Chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu
a) Được hưởng nguyên mức lương chức vụ hoặc mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, mức chênh lệch bảo lưu lương, phụ cấp trách nhiệm đối với ủy viên các cấp (nếu có) cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu;
b) Người nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu và cơ quan nơi công tác tiếp tục thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;
c) Không thực hiện nâng ngạch, bậc lương trong thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu. Các chế độ khác như chế độ phục vụ, chế độ điện thoại (nếu có), các loại phụ cấp khác với phụ cấp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thôi hưởng kể từ tháng liền kề sau tháng có quyết định nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu. Các chế độ, chính sách khác (nếu có) thực hiện theo Nội quy, Quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị như đối với người đã nghỉ hưu;
d) Trường hợp người nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu khi đang công tác thuộc đối tượng được hưởng chế độ sử dụng thường xuyên xe ô tô thì cơ quan có trách nhiệm bố trí xe đưa đón nếu có yêu cầu để tham gia các cuộc họp, hội nghị hoặc đi khám chữa bệnh; nếu không bố trí được thì thanh toán theo quy định;
đ) Trường hợp sau khi hết chế độ chờ đủ tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn chưa đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để hưởng lương hưu thì được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội một lần cho thời gian còn thiếu (nhưng không quá 30 tháng) vào quỹ hưu trí và tử tuất theo mức lương đóng bảo hiểm xã hội tại tháng đủ tuổi hưởng lương hưu để thực hiện chế độ hưu trí.
3. Không tính vào biên chế của cơ quan đối với các trường hợp trong thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu. Khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, cơ quan nơi công tác thực hiện thủ tục để cán bộ hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này còn được xét thăng cấp bậc quân hàm, nâng bậc lương theo quy định (nếu có). Việc xác định thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng lương hưu thực hiện theo quy định của pháp luật.
Kinh phí giải quyết chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định này do ngân sách nhà nước cấp theo phân cấp ngân sách hiện hành.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 26/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
3. Quy định hưởng trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 20 năm đầu công tác và 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác tính từ năm thứ 21 trở đi tại điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định này có hiệu lực cho đến trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực thi hành.
1. Đối với cán bộ quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 2 Nghị định này thuộc khối cơ quan nhà nước từ trung ương đến cấp xã:
a) Chậm nhất ngày 30 tháng 11 năm liền kề trước năm tổ chức đại hội các cấp, cơ quan nơi công tác có trách nhiệm lập danh sách những người được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định này; dự toán kinh phí giải quyết đối với từng trường hợp gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý. Trường hợp tổ chức đại hội trước thời hạn quy định tại điểm này thì phải lập danh sách gửi cơ quan có thẩm quyền chậm nhất 01 tháng trước ngày tổ chức đại hội.
b) Chậm nhất ngày 31 tháng 12 năm liền kề trước năm tổ chức đại hội các cấp, cơ quan có thẩm quyền quản lý có trách nhiệm tổng hợp danh sách những người được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định này và tổng hợp dự toán kinh phí, gửi Bộ Tài chính; đồng thời gửi Bộ Nội vụ để theo dõi, tổng hợp;
c) Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách nhà nước.
d) Căn cứ vào kinh phí được bố trí theo quy định tại điểm c khoản này, cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cơ quan có thẩm quyền quản lý có trách nhiệm rà soát, trình cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định giải quyết chế độ, chính sách đối với người không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm. Quyết định phải nêu rõ đối tượng, chính sách được hưởng và tổng số tiền được hưởng (nếu có).
đ) Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn về nghiệp vụ để thực hiện chế độ thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi quy định tại Nghị định này và chỉ đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc thu bảo hiểm xã hội, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng quy định tại Nghị định này theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Đối với cán bộ thuộc các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân thực hiện chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định này và theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
3. Đối với cán bộ quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này, cơ quan nơi cán bộ công tác trước khi thôi việc, nghỉ hưu chịu trách nhiệm chi trả chế độ theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Kinh phí chi trả do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Chế độ, chính sách đối với cán bộ quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này (bao gồm cả trường hợp chưa bị xử lý kỷ luật tại thời điểm thôi việc, nghỉ hưu) đã được cấp có thẩm quyền cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, nghỉ hưu trước ngày Nghị định này có hiệu lực nhưng chưa giải quyết chế độ, chính sách nghỉ hưu được thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
Cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý không thuộc đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này có nguyện vọng thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi khi chưa đến tuổi nghỉ hưu hoặc chưa hết nhiệm kỳ bầu cử, chưa hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm và được cấp có thẩm quyền đồng ý thì cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng chế độ phù hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này, chế độ khác (nếu có) theo thẩm quyền.
4. Trường hợp đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này đồng thời thuộc đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy thì được lựa chọn hưởng chính sách, chế độ cao hơn.
5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.