Nghị định 161/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
29-11-2018
15-01-2019
Chính phủ Số: 161/2018/NĐ-CP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2018 |
Nghị định
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NÂNG NGẠCH CÔNG CHỨC, THĂNG HẠNG VIÊN CHỨC VÀ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG MỘT SỐ LOẠI CÔNG VIỆC TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
Căn
cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn
cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn
cứ Luật cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn
cứ Luật viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn
cứ Bộ luật lao động ngày 16 tháng 8 năm 2012;
Theo
đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Chính
phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công
chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ
hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự
nghiệp công lập.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và
quản lý viên chức“Điều
4. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
Điều
kiện đăng ký dự tuyển công chức thực hiện theo quy định tại khoản
1 Điều 36 Luật cán bộ, công chức. Cơ quan sử dụng công chức xác định các
điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển quy định tại điểm
g khoản 1 Điều 36 Luật cán bộ, công chức nhưng không được trái với quy định
của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ,
trường công lập, trường ngoài công lập và báo cáo cơ quan quản lý công chức phê
duyệt trước khi tuyển dụng.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:
“Điều
5. Ưu tiên trong tuyển dụng công chức
1. Đối
tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển công chức:
a) Anh
hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách
như thương binh, thương binh loại B: được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm thi
tại vòng 2;
b) Người
dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp,
người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh
binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại
B, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8
năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất
độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: được cộng
5 điểm vào kết quả điểm thi tại vòng 2;
c) Người
hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công
an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện
tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành
nhiệm vụ: được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm thi tại vòng 2.
2.
Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển công chức thuộc nhiều diện ưu
tiên quy định tại khoản 1 Điều này thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào
kết quả điểm thi tại vòng 2 quy định tại khoản 2 Điều 8 và khoản 2 Điều 12 Nghị
định này.”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 7 như sau
“Điều
7. Hội đồng tuyển dụng công chức
2. Hội
đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Trường
hợp số ý kiến bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng tuyển
dụng. Hội đồng tuyển dụng có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Thành
lập các Ban giúp việc:
Đối với
thi tuyển: Thành lập Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm
phúc khảo, Ban kiểm tra sát hạch khi tổ chức thực hiện phỏng vấn tại vòng 2.
Đối với
xét tuyển: Thành lập Ban kiểm tra phiếu dự tuyển; Ban kiểm tra sát hạch để thực
hiện phỏng vấn tại vòng 2;
b) Tổ
chức thu phí dự tuyển và sử dụng phí dự tuyển theo quy định;
c) Tổ
chức thi; chấm thi; chấm điểm phỏng vấn (trong trường hợp thi vòng 2 phỏng
vấn); kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển khi xét tuyển;
d) Chậm
nhất là 10 ngày sau ngày tổ chức chấm thi xong, Hội đồng tuyển dụng phải báo
cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức kết quả thi tuyển
hoặc xét tuyển để xem xét, quyết định công nhận kết quả thi tuyển hoặc xét
tuyển;
đ) Giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 8, Điều 9 và Điều
10 thành Điều 8 như sau:
“Điều
8. Nội dung, hình thức và thời gian thi tuyển công chức
Thi
tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:
1. Vòng
1: Thi trắc nghiệm được thực hiện bằng hình thức thi trên máy vi tính. Trường
hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức không có điều kiện tổ chức thi
trên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.
a) Nội
dung thi trắc nghiệm gồm 3 phần
Phần I:
Kiến thức chung 60 câu hỏi về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà
nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức,
công vụ; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về
ngành, lĩnh vực tuyển dụng; chức trách, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của
vị trí việc làm dự tuyển. Thời gian thi 60 phút;
Phần II:
Ngoại ngữ 30 câu hỏi là một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc
hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan
có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định. Thời gian thi 30 phút. Đối với
vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ thì người dự tuyển không phải
thi ngoại ngữ tại vòng 1 quy định tại Điều này.
Phần
III: Tin học 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30
phút. Đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là tin học thì người dự tuyển
không phải thi tin học tại vòng 1 quy định tại Điều này.
Trường
hợp tổ chức thi trên máy vi tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi
tin học.
b) Miễn
phần thi ngoại ngữ (vòng 1) đối với các trường hợp sau:
Có bằng
tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ;
Có bằng
tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại
học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam;
Người dự
tuyển vào công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số là người dân tộc thiểu số
hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cấp có thẩm quyền công nhận.
c) Miễn
phần thi tin học (vòng 1) đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung
cấp chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học hoặc toán - tin trở lên.
d) Kết
quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy
định tại điểm a khoản 1 Điều này, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên
cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2 theo quy định tại
khoản 2 Điều này.
đ)
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức tổ chức thi vòng 1 trên
máy vi tính thì phải thông báo kết quả cho thí sinh được biết ngay sau khi làm
bài thi trên máy vi tính; không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả thi
vòng 1 trên máy vi tính.
e)
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức tổ chức thi vòng 1 trên
giấy thì việc chấm thi thực hiện như sau:
Chậm
nhất là 15 ngày sau ngày kết thúc thi vòng 1 phải hoàn thành việc chấm thi vòng
1;
Chậm
nhất là 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc chấm thi vòng 1 phải công bố
kết quả điểm thi để thí sinh dự thi biết và thông báo việc nhận đơn phúc khảo
trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo kết quả điểm thi trên cổng thông
tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức;
Trường
hợp có đơn phúc khảo thì chậm nhất là 15 ngày sau ngày hết thời hạn nhận đơn
phúc khảo phải hoàn thành việc chấm phúc khảo và công bố kết quả chấm phúc khảo
để thí sinh dự thi được biết.
Căn cứ
vào điều kiện thực tiễn trong quá trình tổ chức chấm thi, người đứng đầu cơ
quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định kéo dài thời hạn thực hiện các công
việc quy định tại điểm này nhưng không quá 15 ngày.
g) Chậm
nhất là 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc chấm thi vòng 1 theo quy định
tại điểm đ, điểm e khoản này, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng
phải thông báo triệu tập thí sinh dự thi vòng 2.
Chậm
nhất là 15 ngày sau ngày thông báo triệu tập thí sinh được tham dự vòng 2 thì
phải tiến hành tổ chức thi vòng 2.
2. Vòng
2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
a) Nội
dung thi: Kiến thức, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển công
chức theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
Trong
cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ
khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức tổ chức xây dựng các
đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau bảo đảm phù hợp với yêu cầu của vị
trí việc làm cần tuyển.
b) Hình
thức thi: Thi phỏng vấn hoặc thi viết.
Người
đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định hình thức thi
phỏng vấn hoặc thi viết. Trường hợp vòng 2 được tổ chức bằng hình thức phỏng
vấn thì không thực hiện việc phúc khảo.
c) Thang
điểm (thi phỏng vấn hoặc thi viết): 100 điểm.
d) Thời
gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút, thi viết 180 phút.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
“Điều
11. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức
1. Người
trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có
kết quả điểm thi tại vòng 2 quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này đạt từ 50
điểm trở lên;
b) Có số
điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này
(nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được
tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
2.
Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm thi vòng 2 quy định tại khoản
2 Điều 8 Nghị định này cộng với điểm ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị
định này (nếu có) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có
kết quả điểm thi vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định
được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định
người trúng tuyển.
3. Người
không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức không được bảo lưu kết quả thi
tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.”
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 và Điều 13 thành Điều 12 như sau:
“Điều
12. Nội dung và hình thức xét tuyển công chức
Xét
tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng như sau:
1. Vòng
1
Kiểm tra
điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm đã
đăng ký tại Phiếu đăng ký dự tuyển, nếu phù hợp thì người dự tuyển được tham dự
vòng 2 quy định tại khoản 2 Điều này.
Chậm
nhất là 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn
của người dự tuyển tại vòng 1, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng
phải thông báo triệu tập thí sinh dự phỏng vấn vòng 2.
Chậm
nhất là 15 ngày sau ngày thông báo triệu tập thí sinh được tham dự vòng 2 thì
phải tiến hành tổ chức phỏng vấn vòng 2.
2. Vòng
2
a) Phỏng
vấn để kiểm tra về năng lực, trình độ chuyên môn của người dự tuyển.
b) Điểm
phỏng vấn được tính theo thang điểm 100.
c) Thời
gian phỏng vấn 30 phút.
d) Không
thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả phỏng vấn.”
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
“Điều
14. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức
1. Người
trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có
kết quả điểm phỏng vấn tại vòng 2 quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này
đạt từ 50 điểm trở lên;
b) Có số
điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này
(nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được
tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
2.
Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm phỏng vấn quy định tại khoản
2 Điều 12 Nghị định này cộng với điểm ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị
định này (nếu có) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có
kết quả điểm phỏng vấn vòng 2 quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này cao
hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ
quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển.
3. Người
không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức không được bảo lưu kết quả xét
tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.”
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
“Điều 15. Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký
dự tuyển công chức
1. Cơ
quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải thông báo công khai ít nhất 01 lần
trên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử và niêm yết
công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng
cần tuyển, thời hạn và địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển của người đăng
ký dự tuyển.
2. Người
đăng ký dự tuyển công chức nộp trực tiếp Phiếu đăng ký dự tuyển theo mẫu ban
hành kèm theo Nghị định này tại địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc
gửi theo đường bưu chính.
3. Thời
hạn nhận Phiếu đăng ký dự tuyển của người đăng ký dự tuyển là 30 ngày kể từ
ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trên
trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức.
4. Chậm
nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển, cơ quan
có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải lập danh sách người có đủ điều kiện dự
tuyển và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan.”
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
“Điều
16. Tổ chức tuyển dụng công chức
1. Người
đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định thành lập Hội
đồng tuyển dụng để tổ chức việc tuyển dụng. Trường hợp không thành lập Hội đồng
tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức giao bộ
phận tổ chức cán bộ thực hiện.
2.
Bộ Nội vụ ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức.”
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:
“Điều
17. Thông báo kết quả tuyển dụng công chức
1. Chậm
nhất là 10 ngày sau ngày nhận được báo cáo kết quả vòng 2 của Hội đồng tuyển
dụng hoặc của bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ trong trường hợp không thành
lập Hội đồng tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải niêm
yết công khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển, danh sách dự kiến người trúng
tuyển tại trụ sở làm việc và trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm
quyền tuyển dụng công chức; gửi thông báo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển bằng
văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.
2. Trong
thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết công khai kết quả vòng 2, người dự tuyển
có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả trong trường hợp thi vòng 2 quy định
tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này bằng hình thức thi viết. Người đứng đầu cơ quan
có thẩm quyền tuyển dụng công chức có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo và
công bố kết quả chấm phúc khảo chậm nhất là 15 ngày sau ngày hết thời hạn nhận
đơn phúc khảo theo quy định tại khoản này.
3. Sau
khi thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người đứng đầu cơ
quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý công chức phê
duyệt kết quả tuyển dụng và gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng
văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký. Nội dung
thông báo phải ghi rõ thời hạn người trúng tuyển phải đến cơ quan có thẩm quyền
tuyển dụng công chức để xuất trình bản chính các văn bằng, chứng chỉ, kết quả
học tập, đối tượng ưu tiên theo yêu cầu của vị trí tuyển dụng để hoàn thiện hồ
sơ dự tuyển theo quy định và nhận quyết định tuyển dụng.
4.
Trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ dự tuyển theo quy định
hoặc có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc cơ quan
có thẩm quyền tuyển dụng phát hiện người trúng tuyển sử dụng văn bằng, chứng
chỉ không đúng quy định thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng
công chức ra quyết định hủy kết quả trúng tuyển và có văn bản báo cáo người
đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.
Trường
hợp có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc cơ quan
có thẩm quyền tuyển dụng công chức phát hiện người trúng tuyển sử dụng văn
bằng, chứng chỉ không đúng quy định thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công
chức thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên trang
thông tin điện tử của cơ quan và không tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển trong
một kỳ tuyển dụng tiếp theo.
5. Người
đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định công nhận kết
quả trúng tuyển đối với người dự tuyển có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề
so với kết quả tuyển dụng của người trúng tuyển đã bị hủy bỏ kết quả trúng
tuyển theo quy định tại khoản 4 Điều này hoặc trong trường hợp cơ quan có thẩm
quyền tuyển dụng công chức phát sinh nhu cầu tuyển dụng mới trong cùng năm
tuyển dụng đối với vị trí có yêu cầu về chuyên ngành đào tạo giống như vị trí
việc làm mà người dự tuyển đã đăng ký trong năm tuyển dụng.
Trường
hợp có từ 02 người trở lên có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề mà bằng nhau
thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người
trúng tuyển theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này (trong trường hợp
tổ chức thi tuyển công chức) hoặc quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này
(trong trường hợp tổ chức xét tuyển công chức).”
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:
“Điều 19. Trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức
1. Căn
cứ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại khoản 1
Điều 36 Luật cán bộ, công chức và theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển
dụng, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được tiếp nhận không qua thi
tuyển vào công chức đối với các trường hợp sau:
a) Các
trường hợp có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào
tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng và
có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có
thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận
trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn), gồm:
Viên chức
trong các đơn vị sự nghiệp công lập;
Người
hưởng lương trong lực lượng vũ trang (quân đội, công an) và người làm công tác
cơ yếu;
Người
đang giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc được cử làm người đại diện
phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm
giữ trên 50% vốn điều lệ.
b)
Trường hợp đã là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên sau đó được cấp có thẩm
quyền điều động, luân chuyển đến làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, lực
lượng vũ trang, cơ yếu, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh, chức vụ tại
doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ hoặc được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước giữ chức
danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
2. Quy
trình xem xét tiếp nhận công chức:
a) Khi
tiếp nhận vào công chức đối với các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều
này, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phải thành lập Hội đồng kiểm tra,
sát hạch. Hội đồng kiểm tra, sát hạch có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
Chủ tịch
Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan quản lý công
chức;
Phó Chủ
tịch Hội đồng là người đứng đầu bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của
cơ quan quản lý công chức;
Một Ủy
viên kiêm Thư ký Hội đồng là công chức của bộ phận tham mưu về công tác tổ chức
cán bộ của cơ quan quản lý công chức;
Các Ủy
viên khác là đại diện một số bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan đến vị
trí tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định.
b) Nhiệm
vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra, sát hạch:
Kiểm tra
về các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ của người được đề nghị tiếp
nhận theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
Sát hạch
về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề
nghị tiếp nhận. Hình thức và nội dung sát hạch do Hội đồng kiểm tra, sát hạch
căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, báo cáo người đứng đầu cơ
quan quản lý công chức xem xét, quyết định trước khi tổ chức sát hạch;
Hội đồng
kiểm tra, sát hạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.
Trường hợp số ý kiến bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng
kiểm tra, sát hạch. Hội đồng kiểm tra, sát hạch tự giải thể sau khi hoàn thành
nhiệm vụ.
c) Khi
tiếp nhận vào công chức đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều
này, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức không phải thành lập Hội đồng
kiểm tra, sát hạch.
3. Việc
tiếp nhận công chức đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này để bổ
nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng trở lên thì quy trình tiếp nhận
vào công chức không qua thi tuyển quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện
đồng thời với quy trình về công tác bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo,
quản lý. Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức không phải ban hành quyết định
tuyển dụng vào công chức không qua thi tuyển mà quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm
đồng thời là quyết định tuyển dụng công chức.
4. Trường hợp người được tuyển dụng, tiếp nhận vào công
chức theo quy định tại Nghị định này được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề
đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm thì thời
gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trước ngày tuyển dụng, tiếp nhận
vào công chức (nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không
liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) được
tính để làm căn cứ xếp ngạch, bậc lương phù hợp với vị trí việc làm được tuyển
dụng.”
12. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 4
Điều 20 như sau:
“Điều
20. Chế độ tập sự đối với công chức
2. Thời
gian tập sự được quy định như sau:
a) 12
tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại C;
b) 06
tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D;
c) Thời
gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ốm đau từ 14
ngày trở lên, thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian bị tạm giam, tạm giữ,
tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian
tập sự.
4. Không
thực hiện chế độ tập sự đối với các trường hợp đã có thời gian công tác có đóng
bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của pháp luật, được bố trí làm việc
theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã
đảm nhiệm mà thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu đứt quãng
thì được cộng dồn) bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự quy định tại khoản 2 Điều
này.”
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và bổ
sung khoản 6 Điều 25 như sau:
“Điều
25. Điều kiện, tiêu chuẩn xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức
từ cấp huyện trở lên
3.
Trường hợp là công chức cấp xã thì phải có thời gian làm công chức cấp xã từ đủ
60 tháng trở lên (không kể thời gian tập sự, nếu có thời gian công tác không
liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn).
6. Việc
tiếp nhận cán bộ, công chức cấp xã để bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý từ
cấp phòng trở lên thì quy trình xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công
chức từ cấp huyện trở lên được thực hiện đồng thời với quy trình về công tác bổ
nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Cơ quan có thẩm quyền quản lý
công chức không phải ban hành quyết định tuyển dụng vào công chức không qua thi
tuyển mà quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm đồng thời là quyết định tuyển dụng công
chức.
Trường
hợp cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên được điều động, luân chuyển về làm
cán bộ, công chức cấp xã thì khi điều động, luân chuyển trở lại không phải thực
hiện quy trình xét chuyển theo quy định tại Điều này.”
14. Sửa đổi, bổ sung điểm a, bổ sung
điểm d khoản 3 và sửa đổi, bổ sung khoản 4
Điều 29 như sau:
“Điều
29. Căn cứ, nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch công chức
3. Công
chức được đăng ký dự thi nâng ngạch khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau
đây:
a) Được
đánh giá, phân loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm công tác liền kề trước
năm dự thi nâng ngạch; có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt; không
trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đang thực hiện việc xem xét xử lý kỷ luật
của cơ quan có thẩm quyền;
d) Công
chức dự thi nâng ngạch phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ ngạch dưới liền
kề với ngạch đăng ký dự thi tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi
nâng ngạch.
4. Cơ
quan quản lý công chức chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn, điều
kiện của công chức được cử tham dự kỳ thi nâng ngạch và lưu giữ, quản lý hồ sơ
đăng ký của người dự thi theo quy định của pháp luật.”
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 30 như sau:
“Điều
30. Phân công tổ chức thi nâng ngạch công chức
1. Thi
nâng ngạch từ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương lên ngạch chuyên viên
cao cấp hoặc tương đương
a) Thi
nâng ngạch từ ngạch chuyên viên chính lên ngạch chuyên viên cao cấp
Bộ Nội
vụ chủ trì tổ chức thi nâng ngạch công chức từ ngạch chuyên viên chính lên
ngạch chuyên viên cao cấp trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp
công lập của Nhà nước.
Ban Tổ chức
Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức thi nâng ngạch công chức từ
ngạch chuyên viên chính lên ngạch chuyên viên cao cấp trong các cơ quan, đơn vị
sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam và của các tổ chức chính trị - xã
hội.
b) Thi nâng
ngạch công chức chuyên ngành tương đương ngạch chuyên viên chính lên ngạch công
chức chuyên ngành tương đương ngạch chuyên viên cao cấp
Cơ quan
quản lý ngạch công chức chuyên ngành của Đảng chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức
Trung ương; các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngạch công chức chuyên ngành chủ
trì, phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức kỳ thi nâng ngạch công chức chuyên ngành
tương đương ngạch chuyên viên chính lên ngạch công chức chuyên ngành tương
đương ngạch chuyên viên cao cấp theo quy định tại Nghị định này.
2. Thi
nâng ngạch từ ngạch chuyên viên hoặc tương đương lên ngạch chuyên viên chính
hoặc tương đương
Cơ quan
quản lý công chức theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này chủ trì tổ
chức thi nâng ngạch sau khi có ý kiến về nội dung đề án và chỉ tiêu nâng ngạch
của Bộ Nội vụ (đối với công chức trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp
công lập của Nhà nước) hoặc Ban Tổ chức Trung ương (đối với công chức trong các
cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính
trị - xã hội).
3. Thi
nâng ngạch từ ngạch nhân viên lên ngạch cán sự hoặc tương đương; từ ngạch nhân
viên, cán sự hoặc tương đương lên ngạch chuyên viên hoặc tương đương
Cơ quan
quản lý công chức theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này chủ trì tổ
chức thi nâng ngạch sau khi có ý kiến về chỉ tiêu nâng ngạch của Bộ Nội vụ (đối
với công chức trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà
nước) hoặc Ban Tổ chức Trung ương (đối với công chức trong các cơ quan, đơn vị
sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã
hội).
4. Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể nội quy, quy chế tổ chức
thi nâng ngạch công chức.”
16. Sửa đổi, bổ sung Điều 33 và Điều 34
như sau:
“Điều
33. Môn thi, hình thức, thời gian thi nâng ngạch
Thi nâng
ngạch công chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:
1. Vòng
1: Thi trắc nghiệm được thực hiện bằng hình thức thi trên máy vi tính. Trường
hợp cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức không có điều kiện
tổ chức thi trên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.
a) Nội
dung thi trắc nghiệm gồm 3 phần:
Phần I:
Kiến thức chung 60 câu hỏi về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà
nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức,
công vụ; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về
ngành, lĩnh vực; chức trách, nhiệm vụ của công chức theo tiêu chuẩn của ngạch
dự thi. Thời gian thi 60 phút.
Phần II:
Ngoại ngữ 30 câu hỏi là một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc
theo yêu cầu của ngạch dự thi. Thời gian thi 30 phút.
Phần
III: Tin học 30 câu hỏi theo yêu cầu của ngạch dự thi. Thời gian thi 30 phút.
Trường
hợp tổ chức thi trên máy vi tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi
tin học.
b) Miễn
phần thi ngoại ngữ (vòng 1) đối với các trường hợp sau:
Có tuổi
đời từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên đối với nữ;
Công
chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số là người dân tộc thiểu số hoặc có
chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền;
Có bằng
tốt nghiệp là bằng ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao
hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của
ngạch dự thi;
Có bằng
tốt nghiệp theo yêu cầu trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với
trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của ngạch dự
thi học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.
c) Miễn
phần thi tin học (vòng 1) đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung
cấp chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học, toán - tin trở lên.
d) Kết
quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi, nếu
trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì công chức dự thi
nâng ngạch được dự thi tiếp vòng 2 quy định tại Điều này.
đ)
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức tổ chức thi
vòng 1 trên máy vi tính thì phải thông báo kết quả cho công chức dự thi được
biết ngay sau khi làm bài thi trên máy vi tính; không thực hiện việc phúc khảo
đối với kết quả thi vòng 1 trên máy vi tính.
e)
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức tổ chức thi
vòng 1 trên giấy thì việc chấm thi thực hiện như sau:
Chậm
nhất là 15 ngày sau ngày kết thúc thi vòng 1 phải hoàn thành việc chấm thi vòng
1;
Chậm
nhất là 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc chấm thi vòng 1 phải công bố
kết quả điểm thi để công chức dự thi biết và thông báo việc nhận đơn phúc khảo
trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo kết quả điểm thi trên cổng thông
tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức;
Trường
hợp có đơn phúc khảo thì chậm nhất là 15 ngày sau ngày hết thời hạn nhận đơn
phúc khảo phải hoàn thành việc chấm phúc khảo và công bố kết quả chấm phúc khảo
để công chức dự thi được biết.
g) Chậm
nhất là 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc chấm thi vòng 1 theo quy định
tại điểm đ, điểm e khoản này, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công
chức phải thông báo triệu tập công chức được dự thi vòng 2.
Chậm
nhất là 15 ngày sau ngày thông báo triệu tập thí sinh được dự thi vòng 2 thì
phải tiến hành tổ chức thi vòng 2.
2. Vòng
2: Thi môn chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Đối
với thi nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp hoặc tương đương: Thi viết đề án,
thời gian 08 tiếng và thi bảo vệ đề án, thời gian tối đa 30 phút theo yêu cầu
của ngạch dự thi với thang điểm 100 cho mỗi phần thi.
b) Đối
với thi nâng ngạch lên chuyên viên chính hoặc tương đương: Thi viết, thời gian
180 phút theo yêu cầu của ngạch dự thi với thang điểm 100.
c) Đối
với thi nâng ngạch lên cán sự, chuyên viên hoặc tương đương: Thi viết, thời
gian 120 phút theo yêu cầu của ngạch dự thi với thang điểm 100.
Điều
34. Xác định người trúng tuyển, thông báo kết quả thi và bổ nhiệm vào ngạch
công chức
1. Xác
định người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch công chức
a) Đối
với thi nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp hoặc tương đương:
Người
trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương phải có tổng
kết quả điểm thi môn chuyên môn, nghiệp vụ tại vòng 2 quy định tại khoản 2 Điều
33 Nghị định này đạt từ 100 điểm trở lên (trong đó điểm thi của phần thi viết
đề án và phần thi bảo vệ đề án phải đạt từ 50 điểm trở lên của mỗi phần thi),
lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu nâng ngạch.
Trường
hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm thi tại vòng 2 bằng nhau ở chỉ tiêu
nâng ngạch cuối cùng thì thứ tự ưu tiên trúng tuyển như sau: người dự tuyển là
nữ; người dự tuyển là người dân tộc thiểu số; người dự tuyển nhiều tuổi hơn
(tính theo ngày, tháng, năm sinh), trường hợp bằng tuổi nhau thì người có thời
gian công tác nhiều hơn là người trúng tuyển.
Nếu vẫn
không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng
ngạch công chức quyết định người trúng tuyển theo đề nghị của người đứng đầu cơ
quan quản lý công chức.
b) Đối
với thi nâng ngạch lên chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự hoặc tương đương
Người
trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương, chuyên viên
hoặc tương đương, cán sự hoặc tương đương phải có kết quả điểm thi môn chuyên
môn, nghiệp vụ tại vòng 2 quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định này đạt từ 50
điểm trở lên, lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu nâng
ngạch. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm thi bằng nhau ở chỉ
tiêu nâng ngạch cuối cùng thì việc xác định người trúng tuyển được thực hiện
như quy định tại điểm a khoản này.
c) Không
thực hiện việc bảo lưu kết quả cho các kỳ thi nâng ngạch lần sau.
2. Thông
báo kết quả thi nâng ngạch
a) Trong
thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chấm thi vòng 2, Hội đồng thi nâng
ngạch công chức phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công
chức về kết quả chấm thi và gửi thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý công
chức về điểm thi của công chức dự thi nâng ngạch để thông báo cho công chức dự
thi được biết.
b) Trong
thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo kết quả thi vòng 2, công chức dự thi có
quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả bài thi viết vòng 2. Hội đồng thi nâng
ngạch công chức có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo và công bố kết quả chấm
phúc khảo chậm nhất là 15 ngày sau ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo theo
quy định tại khoản này.
c) Sau
khi thực hiện các quy định tại điểm a và điểm b khoản này, Hội đồng thi nâng
ngạch công chức báo cáo cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức
phê duyệt kết quả kỳ thi và danh sách công chức trúng tuyển. Chậm nhất là 05
ngày làm việc sau ngày có quyết định phê duyệt kết quả kỳ thi của người đứng
đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức, Hội đồng thi nâng
ngạch công chức có trách nhiệm thông báo kết quả thi và danh sách công chức
trúng tuyển bằng văn bản tới cơ quan quản lý công chức có công chức tham dự kỳ
thi.
3. Bổ nhiệm vào ngạch công chức
a) Chậm
nhất là 15 ngày sau ngày nhận được danh sách công chức trúng tuyển trong kỳ thi
nâng ngạch, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm
ngạch và xếp lương đối với công chức trúng tuyển theo quy định.
b) Đối
với kỳ thi nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp hoặc tương đương, người đứng đầu
cơ quan quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với
công chức trúng tuyển sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ (đối với các
cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước) hoặc Ban Tổ
chức Trung ương (đối với các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng
sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội).
17. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 5 và
khoản 6 Điều 48 như sau:
“Điều
48. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ
3. Hướng
dẫn, kiểm tra việc thực hiện chức danh, tiêu chuẩn ngạch công chức, cơ cấu
ngạch công chức; ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chế thi
tuyển công chức, xét tuyển công chức, quy chế tổ chức thi nâng ngạch công chức,
nội quy thi tuyển, thi nâng ngạch công chức, quy chế đánh giá công chức, chương
trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chương trình đào tạo, bồi
dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý.
5. Quản
lý về số lượng và cơ cấu ngạch công chức.
6. Có ý
kiến với cơ quan quản lý công chức việc bổ nhiệm, xếp lương và nâng bậc lương
trước thời hạn đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.”
18. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3,
khoản 4, khoản 6 và khoản 7 Điều 49 như sau:
“Điều
49. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ
chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự
nghiệp công lập
1. Quản
lý về số lượng, tiêu chuẩn, tuyển dụng, sử dụng đối với công chức thuộc phạm vi
quản lý theo phân công, phân cấp; quyết định nâng bậc lương thường xuyên và phụ
cấp thâm niên vượt khung đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương
đương; căn cứ ý kiến của Bộ Nội vụ về điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định,
quyết định bổ nhiệm, xếp lương, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức
ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; bổ nhiệm ngạch, xếp lương, nâng bậc
lương và phụ cấp thâm niên vượt khung đối với công chức ngạch chuyên viên chính
hoặc tương đương trở xuống.
3. Quyết
định danh mục, số lượng vị trí việc làm; quản lý vị trí việc làm và biên chế
công chức theo phân công, phân cấp và theo quy định của Đảng và của pháp luật.
4. Quản
lý chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thuộc ngành, lĩnh vực
quản lý.
6. Ban
hành Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối
với các ngạch công chức thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý sau khi có ý
kiến thống nhất của Bộ Nội vụ.
7. Tổ
chức thi nâng ngạch công chức chuyên ngành tương đương ngạch chuyên viên cao
cấp được giao quản lý và tổ chức thi nâng ngạch đối với công chức thuộc phạm vi
quản lý theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.”
19. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3 và
khoản 4 Điều 50 như sau:
“Điều
50. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương
1. Quản
lý về số lượng, tiêu chuẩn, tuyển dụng, sử dụng đối với công chức thuộc phạm vi
quản lý theo phân công, phân cấp; quyết định nâng bậc lương thường xuyên và phụ
cấp thâm niên vượt khung đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương
đương; căn cứ ý kiến của Bộ Nội vụ về điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định,
quyết định bổ nhiệm, xếp lương, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức
ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; bổ nhiệm ngạch, xếp lương, nâng bậc
lương và phụ cấp thâm niên vượt khung đối với công chức ngạch chuyên viên chính
hoặc tương đương trở xuống.
3. Quyết
định danh mục, số lượng vị trí việc làm; quản lý vị trí việc làm và biên chế
công chức theo phân công, phân cấp và theo quy định của Đảng và của pháp luật.
4. Tổ
chức thi nâng ngạch đối với công chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại
Điều 30 Nghị định này.”
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau:
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp
đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp“Điều
4. Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức
2. Cơ
quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật viên chức được bổ sung các điều kiện khác
theo yêu cầu của vị trí việc làm quy định tại điểm g khoản 1
Điều 22 Luật viên chức nhưng không được trái với quy định của pháp luật,
không được phân biệt loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ, trường công lập,
trường ngoài công lập.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 6 như sau:
“Điều
6. Hội đồng tuyển dụng viên chức
3. Hội
đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Trường
hợp có số ý kiến bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng
tuyển dụng. Hội đồng tuyển dụng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thành
lập các Ban giúp việc:
Đối với
thi tuyển: Thành lập Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm
phúc khảo, Ban kiểm tra sát hạch khi tổ chức thực hiện phỏng vấn tại vòng 2.
Đối với
xét tuyển: Thành lập Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Ban kiểm tra sát hạch
để thực hiện phỏng vấn hoặc thực hành tại vòng 2;
b) Tổ
chức thu phí dự tuyển và sử dụng phí dự tuyển theo quy định;
c) Tổ
chức thi; chấm thi; chấm điểm phỏng vấn hoặc thực hành; kiểm tra Phiếu đăng ký
dự tuyển khi xét tuyển;
d) Chậm
nhất là 10 ngày sau ngày tổ chức chấm thi xong, Hội đồng tuyển dụng phải báo
cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức kết quả
thi tuyển hoặc xét tuyển để xem xét, quyết định công nhận kết quả thi tuyển hoặc
xét tuyển;
đ) Giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 7, Điều 8 và Điều
9 thành Điều 7 như sau:
“Điều
7. Nội dung, hình thức và thời gian thi tuyển viên chức
Thi
tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:
1. Vòng
1: Thi trắc nghiệm được thực hiện bằng hình thức thi trên máy vi tính. Trường
hợp cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức không có điều kiện tổ
chức thi trên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.
a) Nội
dung thi trắc nghiệm gồm 3 phần:
Phần I:
Kiến thức chung 60 câu hỏi về pháp luật viên chức; chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những hiểu biết cơ bản về ngành,
lĩnh vực tuyển dụng; chức trách, nhiệm vụ của viên chức theo yêu cầu của vị trí
việc làm dự tuyển. Thời gian thi 60 phút.
Phần II:
Ngoại ngữ 30 câu hỏi là một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc
hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan,
đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định. Thời gian thi 30 phút.
Đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ thì người dự tuyển
không phải thi ngoại ngữ tại vòng 1 quy định tại Điều này.
Phần
III: Tin học 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30
phút. Đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là tin học thì người dự tuyển
không phải thi tin học tại vòng 1 quy định tại Điều này.
Trường
hợp tổ chức thi trên máy vi tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi
tin học.
b) Miễn
phần thi ngoại ngữ (vòng 1) đối với các trường hợp sau:
Có bằng
tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ;
Có bằng
tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại
học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam;
Người dự
tuyển làm viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số là người dân tộc thiểu số
hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cấp có thẩm quyền công nhận.
c) Miễn
phần thi tin học (vòng 1) đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung
cấp chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học hoặc toán - tin trở lên.
d) Kết
quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy
định tại điểm a khoản 1 Điều này, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên
cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2 theo quy định tại
khoản 2 Điều này.
đ)
Trường hợp cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức tổ chức thi vòng
1 trên máy vi tính thì phải thông báo kết quả cho thí sinh được biết ngay sau
khi làm bài thi trên máy vi tính; không thực hiện việc phúc khảo đối với kết
quả thi vòng 1 trên máy vi tính.
e)
Trường hợp cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức tổ chức thi vòng
1 trên giấy thì việc chấm thi thực hiện như sau:
Chậm
nhất là 15 ngày sau ngày kết thúc thi vòng 1 phải hoàn thành việc chấm thi vòng
1;
Chậm
nhất là 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc chấm thi vòng 1 phải công bố
kết quả điểm thi để thí sinh dự thi biết và thông báo việc nhận đơn phúc khảo
trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo kết quả điểm thi trên cổng thông
tin điện tử của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức;
Trường
hợp có đơn phúc khảo thì chậm nhất là 15 ngày sau ngày hết thời hạn nhận đơn
phúc khảo phải hoàn thành việc chấm phúc khảo và công bố kết quả chấm phúc khảo
để thí sinh dự thi được biết.
Căn cứ
vào điều kiện thực tiễn trong quá trình tổ chức chấm thi, người đứng đầu cơ
quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định kéo dài thời hạn thực hiện các
công việc quy định tại điểm này nhưng không quá 15 ngày.
g) Chậm
nhất là 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc chấm thi vòng 1 theo quy định
tại điểm đ, điểm e khoản này, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền
tuyển dụng phải thông báo triệu tập thí sinh dự thi vòng 2.
Chậm
nhất là 15 ngày sau ngày thông báo triệu tập thí sinh được tham dự vòng 2 thì
phải tiến hành tổ chức thi vòng 2.
2. Vòng
2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
a) Nội
dung thi: Kiến thức, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển
viên chức theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
Trong cùng
một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác
nhau thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức tổ chức xây dựng
các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau bảo đảm phù hợp với yêu cầu của
vị trí việc làm cần tuyển.
b) Hình
thức thi: Thi phỏng vấn hoặc thực hành hoặc thi viết.
Người
đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định một
trong các hình thức thi: phỏng vấn, thực hành, thi viết tại vòng 2 này phù hợp
với tính chất hoạt động nghề nghiệp và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Trường hợp tổ chức thi vòng 2 bằng hình thức thi phỏng vấn thì không thực hiện
việc phúc khảo kết quả thi vòng 2.
c) Thang
điểm (thi phỏng vấn hoặc thực hành hoặc thi viết): 100 điểm.
d) Thời
gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút, thi viết 180 phút.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
“Điều
10. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức
1. Người
trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có
kết quả điểm thi tại vòng 2 quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này đạt từ 50
điểm trở lên;
b) Có số
điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại khoản 3 Điều này (nếu có) cao
hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng
của từng vị trí việc làm.
2.
Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm thi vòng 2 quy định tại khoản
2 Điều 7 Nghị định này cộng với điểm ưu tiên quy định tại khoản 3 Điều này (nếu
có) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có kết quả điểm thi
vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì người đứng
đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định người trúng
tuyển.
3. Đối
tượng và điểm ưu tiên trong tuyển dụng viên chức:
a) Anh
hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách
như thương binh, thương binh loại B: được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm thi
tại vòng 2;
b) Người
dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp,
người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh
binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại
B, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8
năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất
độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: được cộng
5 điểm vào kết quả điểm thi tại vòng 2;
c) Người
hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công
an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện
tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành
nhiệm vụ: được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm thi tại vòng 2.
4.
Trường hợp người dự thi tuyển viên chức thuộc nhiều diện ưu tiên quy định tại
khoản 3 Điều này thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm thi
tại vòng 2 theo quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Người
không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức không được bảo lưu kết quả thi
tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 và Điều 12
thành Điều 11 như sau:
“Điều
11. Nội dung và hình thức xét tuyển viên chức
Xét
tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng như sau:
1. Vòng
1
Kiểm tra
điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển đăng ký tại Phiếu đăng ký dự tuyển
theo yêu cầu của vị trí việc làm, nếu phù hợp thì người dự tuyển được tham dự
vòng 2 quy định tại khoản 2 Điều này.
Chậm
nhất là 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn
của người dự tuyển tại vòng 1, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền
tuyển dụng phải thông báo triệu tập thí sinh tham dự vòng 2.
Chậm
nhất là 15 ngày sau ngày thông báo triệu tập thí sinh được tham dự vòng 2 thì
phải tiến hành tổ chức xét vòng 2.
2. Vòng
2
a) Phỏng
vấn hoặc thực hành để kiểm tra về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của
người dự tuyển.
Người
đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định hình
thức phỏng vấn hoặc thực hành tại vòng 2 này phù hợp với tính chất hoạt động
nghề nghiệp và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
b) Điểm
phỏng vấn hoặc thực hành được tính theo thang điểm 100.
c) Thời
gian phỏng vấn 30 phút; thời gian thực hành do người đứng đầu cơ quan, đơn vị
có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định.
d) Không
thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả phỏng vấn hoặc thực hành.”
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
“Điều
13. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức
1. Người
trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có
kết quả điểm phỏng vấn hoặc thực hành quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định
này đạt từ 50 điểm trở lên;
b) Có số
điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định này
(nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được
tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
2.
Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm phỏng vấn hoặc thực hành quy
định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này cộng với điểm ưu tiên quy định tại khoản
3 Điều 10 Nghị định này (nếu có) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng
thì người có kết quả điểm phỏng vấn hoặc thực hành vòng 2 quy định tại khoản 2
Điều 11 Nghị định này cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được
thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định
người trúng tuyển.
3.
Trường hợp người dự xét tuyển viên chức thuộc nhiều diện ưu tiên quy định tại
khoản 3 Điều 10 Nghị định này thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết
quả điểm thi tại vòng 2 theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Người
không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức không được bảo lưu kết quả xét
tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.”
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
“Điều
14. Trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng viên chức
1. Căn
cứ điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức quy định tại Điều 4 Nghị định này và
theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị
có thẩm quyền tuyển dụng viên chức được xem xét tiếp nhận vào viên chức đối với
các trường hợp sau:
a) Các
trường hợp có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào
tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng và
có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có
thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận
trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn), gồm:
Người ký
hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật làm công việc chuyên môn,
nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu
tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đơn vị sự
nghiệp ngoài công lập;
Người
hưởng lương trong lực lượng vũ trang (quân đội, công an) và người làm công tác
cơ yếu;
Cán bộ,
công chức cấp xã;
Người
đang làm việc tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà
Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên
50% vốn điều lệ.
b) Người
có tài năng, năng khiếu đặc biệt phù hợp với vị trí việc làm trong các ngành,
lĩnh vực: Văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, các ngành nghề truyền thống.
c)
Trường hợp đã là cán bộ, công chức, viên chức, sau đó được cấp có thẩm quyền
đồng ý chuyển đến làm việc tại lực lượng vũ trang, cơ yếu, tổ chức chính trị -
xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh
nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
2. Quy
trình xem xét tiếp nhận vào viên chức
a) Khi
xem xét tiếp nhận vào viên chức đối với các trường hợp quy định tại điểm a và
điểm b khoản 1 Điều này, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển
dụng viên chức phải thành lập Hội đồng kiểm tra sát hạch. Hội đồng kiểm tra sát
hạch có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
Chủ tịch
Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị có
thẩm quyền tuyển dụng viên chức;
Phó Chủ
tịch Hội đồng là người đứng đầu bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của
cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức;
Một ủy
viên kiêm Thư ký Hội đồng là người của bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán
bộ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức;
Các Ủy
viên khác là đại diện một số bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan đến vị
trí tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên
chức quyết định.
b) Nhiệm
vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra, sát hạch:
Kiểm tra
về các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ của người được đề nghị tiếp
nhận theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
Sát hạch
về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề
nghị tiếp nhận. Hình thức và nội dung sát hạch do Hội đồng kiểm tra, sát hạch
căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, báo cáo người đứng đầu cơ
quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức xem xét, quyết định trước khi
tổ chức sát hạch;
Hội đồng
kiểm tra, sát hạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.
Trường hợp số ý kiến bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội
đồng. Hội đồng kiểm tra, sát hạch tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
c) Người
đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định theo
thẩm quyền hoặc có văn bản báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý
viên chức thống nhất kết quả tiếp nhận vào viên chức theo quy định tại khoản 1
Điều này trước khi quyết định tuyển dụng theo thẩm quyền.
3. Việc
tiếp nhận vào viên chức đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này để
bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng trở lên trong đơn vị sự
nghiệp công lập thì quy trình tiếp nhận vào viên chức quy định tại khoản 2 Điều
này được thực hiện đồng thời với quy trình về công tác bổ nhiệm viên chức giữ
chức vụ lãnh đạo, quản lý. Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý viên chức
không phải ban hành quyết định tiếp nhận vào viên chức mà quyết định bổ nhiệm
đồng thời là quyết định tuyển dụng viên chức.
4.
Trường hợp người được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức theo quy định tại
Nghị định này được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng
chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm thì thời gian công tác có đóng bảo
hiểm xã hội bắt buộc trước ngày tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức (nếu có
thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận
trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) được tính để làm căn cứ xếp
lương theo chức danh nghề nghiệp phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng.”
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
“Điều 15. Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký
dự tuyển viên chức
1. Cơ
quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải thông báo công khai ít
nhất 01 lần trên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử
và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền
tuyển dụng về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cần tuyển, thời hạn và địa điểm
tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển của người đăng ký dự tuyển.
2. Người
đăng ký dự tuyển viên chức nộp trực tiếp Phiếu đăng ký dự tuyển theo mẫu ban
hành kèm theo Nghị định này tại địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc
gửi theo đường bưu chính.
3. Thời
hạn nhận Phiếu đăng ký dự tuyển của người đăng ký dự tuyển là 30 ngày kể từ
ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trên
trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức.
4. Cơ
quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải lập danh sách người có đủ
điều kiện dự tuyển và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn
vị có thẩm quyền tuyển dụng trước ngày tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển tối
thiểu là 05 ngày làm việc.”
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:
“Điều
17. Thông báo kết quả tuyển dụng viên chức
1. Chậm
nhất là 10 ngày sau ngày nhận được báo cáo kết quả vòng 2 của Hội đồng tuyển
dụng, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải niêm yết công
khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển, danh sách dự kiến người trúng tuyển tại
trụ sở làm việc và trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị có thẩm
quyền tuyển dụng viên chức; gửi thông báo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển bằng
văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.
2. Trong
thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết công khai kết quả vòng 2, người dự tuyển
có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả thi trong trường hợp thi vòng 2 quy
định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này bằng hình thức thi viết. Người đứng đầu
cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức có trách nhiệm tổ chức chấm
phúc khảo và công bố kết quả chấm phúc khảo chậm nhất là 15 ngày sau ngày hết
thời hạn nhận đơn phúc khảo theo quy định tại khoản này.
3. Sau
khi thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người đứng đầu cơ
quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phê duyệt kết quả tuyển dụng và
gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển
theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký. Nội dung thông báo phải ghi rõ thời
hạn người trúng tuyển phải đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên
chức để xuất trình bản chính các văn bằng, chứng chỉ, kết quả học tập, đối
tượng ưu tiên theo yêu cầu của vị trí tuyển dụng để hoàn thiện hồ sơ dự tuyển
theo quy định và ký hợp đồng làm việc.
4.
Trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ dự tuyển theo quy định
hoặc có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc cơ
quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phát hiện người trúng tuyển sử
dụng văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị
có thẩm quyền tuyển dụng viên chức ra quyết định hủy kết quả trúng tuyển và có
văn bản báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức.
Trường
hợp có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc cơ quan,
đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phát hiện người trúng tuyển sử dụng
văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển
dụng thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên trang
thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và không tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển
trong một kỳ tuyển dụng tiếp theo.
5. Người
đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định công
nhận kết quả trúng tuyển đối với người dự tuyển có kết quả tuyển dụng thấp hơn
liền kề so với kết quả tuyển dụng của người trúng tuyển đã bị hủy bỏ kết quả
trúng tuyển theo quy định tại khoản 4 Điều này hoặc trong trường hợp cơ quan,
đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phát sinh nhu cầu tuyển dụng mới
trong cùng năm tuyển dụng đối với vị trí có yêu cầu về chuyên ngành đào tạo
giống như vị trí việc làm mà người dự tuyển đã đăng ký trong năm tuyển dụng.
Trường
hợp có từ 02 người trở lên có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề mà bằng nhau
thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết
định người trúng tuyển theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này (trong
trường hợp tổ chức thi tuyển viên chức) hoặc quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị
định này (trong trường hợp tổ chức xét tuyển viên chức).”
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:
“Điều 18. Các nội dung liên quan đến hợp đồng làm việc
1. Viên
chức được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập phải ký hợp đồng làm việc
xác định thời hạn lần đầu với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng
viên chức từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Thời gian thực hiện chế độ tập sự (nếu
có) được quy định trong hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
2. Sau
khi hết thời hạn của hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 1 Điều này,
người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đánh giá kết quả thực thi nhiệm vụ của
viên chức và căn cứ vào nhu cầu sử dụng của đơn vị sự nghiệp công lập để quyết
định ký tiếp hợp đồng xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn hoặc chấm
dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức. Trường hợp viên chức ký tiếp hợp đồng
làm việc xác định thời hạn thì sau khi hết thời hạn của hợp đồng làm việc,
người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập xem xét thực hiện việc ký hợp đồng làm
việc không xác định thời hạn hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức.
3.
Trường hợp viên chức được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công
lập ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,
sau khi hết thời hạn của hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 1 Điều này,
người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập xem xét, quyết định việc ký hợp đồng
làm việc không xác định thời hạn hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên
chức.
4.
Trường hợp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật viên chức thì người
đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc ký hợp đồng làm việc không
xác định thời hạn.
5. Bộ
Nội vụ quy định mẫu hợp đồng làm việc.”
11. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3,
bổ sung khoản 5 Điều 20 như sau:
“Điều
20. Chế độ tập sự đối với viên chức
2. Thời
gian tập sự được quy định như sau:
a) 12
tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu
chuẩn trình độ đào tạo đại học. Riêng đối với chức danh nghề nghiệp bác sĩ là
09 tháng;
b) 09
tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu
chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng;
c) 06
tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu
chuẩn trình độ đào tạo trung cấp.
3. Thời
gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ốm đau từ 14
ngày trở lên, thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian bị tạm giam, tạm giữ,
tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian
tập sự.
5. Không
thực hiện chế độ tập sự đối với các trường hợp đã có thời gian công tác có đóng
bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của pháp luật, được bố trí làm việc
theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã
đảm nhiệm mà thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu đứt quãng
thì được cộng dồn) bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự quy định tại khoản 2 Điều
này.”
12. Bổ sung khoản 3 Điều 21 như sau:
“Điều
21. Hướng dẫn tập sự
3.
Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập không có điều kiện để cử viên chức hướng
dẫn người tập sự theo quy định tại khoản 2 Điều này thì người đứng đầu đơn vị
sự nghiệp công lập báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bổ
nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp xem xét, quyết định.”
13. Sửa đổi điểm b khoản 1, bổ sung
khoản 3 Điều 29 như sau:
“Điều
29. Thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức
1. Việc
thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện như sau:
b) Khi
thăng hạng từ hạng thấp lên hạng cao hơn trong cùng ngành, lĩnh vực phải thực
hiện thông qua việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
3. Cơ
quan, đơn vị cử viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp chịu
trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn, điều kiện của viên chức được cử tham
dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; lưu giữ và quản lý hồ sơ đăng
ký của người dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của
pháp luật.”
14. Sửa đổi, bổ sung Điều 30 như sau:
“Điều 30. Phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng
hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức
1. Thi
hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức đối với chức danh tương
đương chuyên viên cao cấp
Bộ quản
lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chủ trì tổ chức thi hoặc xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật và sau khi có ý
kiến của Bộ Nội vụ về nội dung đề án.
2. Thi
hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức đối với chức danh tương
đương chuyên viên chính
Các bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương chủ trì tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề
nghiệp theo quy định của pháp luật và sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ về nội
dung đề án.
3. Việc
thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức đối với chức danh tương
đương cán sự, chuyên viên
Các bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương tổ chức hoặc phân cấp, ủy quyền cho các cơ quan, đơn vị
tổ chức theo quy định của pháp luật.
4. Cơ
quan có thẩm quyền của Đảng quy định việc phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc
xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công
lập của Đảng Cộng sản Việt Nam và của các tổ chức chính trị-xã hội theo quy
định của pháp luật.”
15. Bổ sung khoản 4 Điều 38 như sau:
“Điều
38. Giải quyết thôi việc đối với viên chức
4. Không
thực hiện chế độ thôi việc đối với các trường hợp sau:
a) Viên
chức được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý chuyển đến làm việc tại cơ quan,
tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị;
b) Viên
chức đã có thông báo nghỉ hưu hoặc thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo quy
định của pháp luật.”
16. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3,
khoản 6 Điều 45 như sau:
“Điều
45. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ
2. Xây
dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định về chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chương trình phát triển đội ngũ viên chức; phân công, phân cấp quản lý
viên chức; hướng dẫn phương pháp xác định vị trí việc làm và cơ cấu viên chức
theo chức danh nghề nghiệp; chiến lược, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
viên chức; chế độ tiền lương; chính sách đối với người có tài năng; các quy
định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ
luật, chấm dứt hợp đồng làm việc, thôi việc và nghỉ hưu đối với viên chức.
3. Kiểm
tra việc thực hiện tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; ban hành quy chế
tổ chức thi tuyển, xét tuyển viên chức, quy chế tổ chức thi thăng hạng, xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; thẩm định chương trình khung bồi
dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; quy định việc áp dụng
chức danh công chức đối với vị trí việc làm ở các bộ phận hành chính, tổng hợp,
quản trị văn phòng, tổ chức cán bộ, kế hoạch, tài chính và các vị trí việc làm
khác không giữ chức danh nghề nghiệp và không hoạt động nghề nghiệp của đơn vị
sự nghiệp công lập.
6. Có ý
kiến với đề nghị của bộ, ngành, địa phương về bổ nhiệm, xếp lương, nâng bậc
lương trước thời hạn đối với chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương chuyên
viên cao cấp.”
17. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2,
khoản 3, khoản 4 Điều 46 như sau:
“Điều
46. Nhiệm vụ và quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ
chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự
nghiệp công lập
1. Quản
lý về số lượng, tiêu chuẩn, tuyển dụng, sử dụng đối với viên chức thuộc phạm vi
quản lý theo phân công, phân cấp; quyết định nâng bậc lương thường xuyên và phụ
cấp thâm niên vượt khung đối với viên chức; căn cứ ý kiến của Bộ Nội vụ về điều
kiện, tiêu chuẩn theo quy định, quyết định bổ nhiệm, xếp lương, nâng bậc lương
trước thời hạn đối với viên chức tương đương chuyên viên cao cấp; quyết định bổ
nhiệm, xếp lương, nâng bậc lương và phụ cấp thâm niên vượt khung đối với viên
chức tương đương chuyên viên chính trở xuống.
2. Quyết
định danh mục vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và
số lượng người làm việc theo phân công, phân cấp và theo quy định của Đảng và
của pháp luật.
3. Tổ
chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp tương đương chuyên viên
chính đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý theo hướng dẫn của Bộ quản lý về
chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành.
4. Tổ
chức hoặc phân cấp, ủy quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề
nghiệp tương đương cán sự, chuyên viên đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý
theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.”
18. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4,
sửa đổi điểm i, bổ sung điểm m, điểm n khoản
5 Điều 47 như sau:
“Điều
47. Nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức
chuyên ngành
3. Ban
hành Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối
với các chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý sau khi
có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ.
4. Tổ
chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp tương đương chuyên viên cao
cấp theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.
5. Các
bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành bao gồm:
i) Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên
ngành lao động và xã hội; chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp.
m) Bộ
Giao thông vận tải quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giao
thông vận tải.
n) Bộ
Tài chính quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kế toán.”
19. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3,
khoản 4 Điều 48 như sau:
“Điều
48. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương
1. Quản
lý về số lượng, tiêu chuẩn, tuyển dụng, sử dụng đối với viên chức thuộc phạm vi
quản lý theo phân công, phân cấp; quyết định nâng bậc lương thường xuyên và phụ
cấp thâm niên vượt khung đối với viên chức; căn cứ ý kiến của Bộ Nội vụ về điều
kiện, tiêu chuẩn theo quy định, quyết định bổ nhiệm, xếp lương, nâng bậc lương
trước thời hạn đối với viên chức tương đương chuyên viên cao cấp; quyết định bổ
nhiệm, xếp lương, nâng bậc lương và phụ cấp thâm niên vượt khung đối với viên
chức tương đương chuyên viên chính trở xuống.
3. Quyết
định danh mục vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và
số lượng người làm việc theo phân công, phân cấp và theo quy định của Đảng và
của pháp luật.
4. Tổ
chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp tương đương chuyên viên chính
đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý theo hướng dẫn của bộ quản lý về chức
danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành. Tổ chức hoặc phân cấp, ủy quyền việc
tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương cán
sự, chuyên viên đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Điều
30 Nghị định này.”
20. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 49 như sau:
“Điều
49. Nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập
2. Đối
với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị
sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn
quy định tại khoản 1 Điều này còn có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Quyết
định danh mục vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và
số lượng người làm việc theo quy định của Đảng và của pháp luật;
b) Tổ
chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Quyết
định cử viên chức tham dự các cuộc hội thảo, hội nghị, nghiên cứu khảo sát và
học tập kinh nghiệm ở nước ngoài theo phân cấp”.
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 1 như sau:
Điều 4. Hiệu lực thi hành“6. Công
việc thừa hành, phục vụ khác có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở
xuống.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2 như sau:
“1. Cơ
quan hành chính nhà nước ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
(gọi chung là cấp tỉnh); ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố
thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp huyện).”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:
“Điều
3. Các công việc không thực hiện ký hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính,
đơn vị sự nghiệp công lập
1. Không
thực hiện việc ký hợp đồng lao động đối với các đối tượng sau:
a) Những
người làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở các vị trí việc làm được xác định
là công chức trong các cơ quan hành chính hoặc là viên chức trong đơn vị sự
nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên.
b) Những
người làm bảo vệ ở các cơ quan, đơn vị: Văn phòng Chính phủ, Kho tiền hoặc Kho
hồ sơ ấn chỉ có giá trị như tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Kho
ấn chỉ thuế, Kho ấn chỉ hải quan.
c) Lái
xe chuyên dùng chuyên chở tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước.
2. Tiêu
chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức tuyển dụng đối với trường hợp quy định
tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền
tuyển dụng quyết định.”
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 6 như sau:
“2. Điều
kiện, thẩm quyền ký hợp đồng lao động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị
sự nghiệp công lập:
a) Điều
kiện ký hợp đồng lao động
Phải có
nhu cầu về các công việc quy định tại Điều 1 Nghị định này phù hợp với vị trí
việc làm của cơ quan, đơn vị đã được phê duyệt.
b) Thẩm
quyền ký hợp đồng lao động
Đối với
các cơ quan hành chính: Người đứng đầu cơ quan hành chính mà cơ quan hành chính
này được xác định là đầu mối được giao biên chế và kinh phí quản lý hành chính
từ ngân sách nhà nước là người có thẩm quyền ký hợp đồng lao động. Trường hợp
người có thẩm quyền này không thực hiện trực tiếp ký hợp đồng lao động thì có
thể ủy quyền bằng văn bản cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc và trực
thuộc thực hiện.
Đối với
đơn vị sự nghiệp công lập: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng lao
động hợp đồng là người có thẩm quyền ký hợp đồng lao động.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:
“Điều
7. Kinh phí thực hiện
1. Đối
với cơ quan hành chính thì kinh phí thực hiện hợp đồng các công việc quy định
tại Điều 1 Nghị định này do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự
toán chi thường xuyên ngoài quỹ tiền lương hàng năm của cơ quan theo quy định
của pháp luật.
2. Đối
với đơn vị sự nghiệp công lập thì kinh phí thực hiện hợp đồng các công việc quy
định tại Điều 1 Nghị định này được lấy từ nguồn tài chính ngoài quỹ tiền lương
hàng năm của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
1. Nghị
định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2019.
Điều 5. Tổ chức thực hiện và trách nhiệm thi hành2. Đối
với các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án, kế
hoạch tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi
hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trước ngày ban hành Nghị
định này thì được tiếp tục thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được phê duyệt
trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Sau thời
hạn này nếu không hoàn thành thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
1. Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, tổ
chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự
nghiệp công lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
có trách nhiệm chỉ đạo người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm
vi quản lý khi tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức, viên chức và thực hiện
chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước và đơn
vị sự nghiệp công lập phải thực hiện đúng quy định tại Nghị định này và các quy
định khác có liên quan. Trường hợp phát hiện có vi phạm thì hủy bỏ các quyết
định, văn bản đã ban hành và xử lý người có hành vi vi phạm theo quy định của
Đảng và của pháp luật.