Luật 42/2019/QH14 Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật kinh doanh bảo hiểm, luật sở hữu trí tuệ
42/2019/QH14
Luật
Còn hiệu lực
14-06-2019
01-11-2019
Quốc hội Số: 42/2019/QH14 |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2019 |
Luật
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM, LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung
một số điều theo Luật số 61/2010/QH12 và Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 36/2009/QH12.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm
1. Bổ sung các khoản 21, 22, 23, 24, 25 và 26
vào sau khoản 20 Điều 3 như sau:
“21. Dịch
vụ phụ trợ bảo hiểm là bộ phận cấu thành của hoạt động kinh doanh bảo
hiểm, do doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức, cá
nhân khác thực hiện nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm tư vấn bảo hiểm, đánh giá
rủi ro bảo hiểm, tính toán bảo hiểm, giám định tổn thất bảo hiểm, hỗ trợ giải
quyết bồi thường bảo hiểm.
22. Tư
vấn
bảo hiểm là hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn về chương
trình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, quản trị rủi ro bảo hiểm và đề phòng, hạn
chế tổn thất.
23. Đánh
giá rủi ro bảo hiểm là hoạt động nhận diện, phân loại, đánh giá tính
chất và mức độ rủi ro, đánh giá việc quản trị rủi ro về con người, tài sản,
trách nhiệm dân sự làm cơ sở tham gia bảo hiểm.
24. Tính toán bảo hiểm là hoạt động thu
thập, phân tích số liệu thống kê, tính phí bảo hiểm, dự phòng nghiệp vụ, vốn,
biên khả năng thanh toán, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, xác định giá
trị doanh nghiệp để bảo đảm an toàn tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.
25. Giám định tổn thất bảo hiểm là
hoạt động xác định hiện trạng, nguyên nhân, mức độ tổn thất, tính toán phân bổ
trách nhiệm bồi thường tổn thất làm cơ sở giải quyết bồi thường bảo hiểm.
26. Hỗ
trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm là hoạt động hỗ trợ bên mua bảo
hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng hoặc doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện
các thủ tục giải quyết bồi thường bảo hiểm.”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
“Điều
11. Quyền tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về kinh doanh bảo hiểm
Doanh
nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, cá nhân, tổ
chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được tham gia các tổ chức xã hội - nghề
nghiệp về kinh doanh bảo hiểm
nhằm mục đích phát triển thị trường bảo hiểm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của thành viên theo quy định của pháp luật.”.
3. Sửa đổi, bổ sung tên Chương IV như
sau:
“Chương
IV
ĐẠI
LÝ BẢO HIỂM, DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM, DỊCH VỤ PHỤ TRỢ BẢO HIỂM”
4. Bổ sung Mục 3 vào sau Mục 2 Chương
IV như sau:
“Mục
3
DỊCH
VỤ PHỤ TRỢ BẢO HIỂM
Điều
93a. Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
1.
Nguyên tắc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm:
a)
Trung thực, khách quan, minh bạch; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên
liên quan;
b)
Tuân theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm;
c)
Tuân theo quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp do tổ chức xã hội - nghề nghiệp
ban hành.
2.
Cá nhân, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 93b của Luật này được
quyền cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm theo quy định sau đây:
a)
Cá nhân được quyền cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm;
b)
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức khác có tư
cách pháp nhân được quyền cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm (gọi chung là tổ
chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo
hiểm).
3.
Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm:
a)
Giữ bí mật thông tin khách hàng, sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích và
không được cung cấp cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng,
trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật;
b)
Cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp cho việc cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm; tổ chức cung cấp dịch vụ phụ
trợ bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp phù hợp với từng loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
c)
Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm không được cung cấp dịch vụ giám định
tổn thất bảo hiểm và hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm cho hợp đồng bảo
hiểm mà tổ chức đó đồng thời là bên mua bảo hiểm
hoặc người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;
d)
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được cung cấp dịch vụ giám định tổn thất bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm mà
doanh nghiệp đó thực hiện thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm.
4.
Hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải được lập thành văn bản.
Điều
93b. Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
1.
Cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
a)
Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b)
Có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên
ngành bảo hiểm. Trường hợp không có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành
bảo hiểm thì phải
có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành khác và chứng chỉ về tư vấn bảo
hiểm do cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp ở trong nước hoặc ở
nước ngoài cấp.
2.
Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
a)
Có tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động hợp pháp;
b)
Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức cung cấp
dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1
Điều này; có văn bằng, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm phù hợp với loại hình dịch
vụ phụ trợ bảo hiểm thực hiện do cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp
pháp ở trong nước hoặc ở nước ngoài cấp.
Cá
nhân trực tiếp thực hiện hoạt động giám định tổn thất bảo hiểm còn phải đáp ứng
các tiêu chuẩn của giám định viên theo quy định của pháp luật về thương mại.
Cá
nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm còn phải đáp ứng tiêu
chuẩn về tuân thủ pháp luật, đạo đức, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về hành
nghề tính toán bảo hiểm, tư cách thành viên của Hội các nhà tính toán bảo hiểm
quốc tế.
Chính
phủ quy định chi tiết điểm này.
3.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về nội dung chương trình đào tạo, thi, cấp
chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đối với các cơ sở đào tạo ở trong nước và quy
định việc công nhận đối với chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do cơ sở đào tạo ở
nước ngoài cấp.”.
5. Sửa đổi, bổ sung tên Chương VI như
sau:
“Chương
VI
DOANH
NGHIỆP BẢO HIỂM VÀ DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI;
CUNG CẤP DỊCH VỤ QUA BIÊN GIỚI”
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều
105 như sau:
“2.
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, tổ chức nước ngoài
cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới, cá nhân nước ngoài cung cấp
dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới theo quy định của Chính phủ.”.
7. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều
120 như sau:
a)
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như
sau:
“1.
Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh
bảo hiểm, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; xây dựng chiến lược, kế hoạch và chính sách
phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam;”;
b)
Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như
sau:
“4.
Giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông qua hoạt động nghiệp vụ, tình hình
tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật
của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; áp dụng các biện
pháp cần thiết để doanh nghiệp bảo hiểm bảo đảm các yêu cầu về tài chính và thực
hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm.
Giám
sát hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thông qua việc chấp hành quy
định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm, trách
nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, điều kiện cung
cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên
giới;”.
8. Bổ sung khoản 9a vào sau khoản 9 Điều
124 như sau:
“9a.
Vi phạm quy định về quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh
vực phụ trợ bảo hiểm; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ
bảo hiểm; điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; cung cấp loại hình dịch
vụ phụ trợ bảo hiểm; cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới;”.
1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều
6 như sau:
“a)
Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố
trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc
công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên.
Quyền
sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng,
không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Quyền
sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định
cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy
định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên;”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và bổ sung
khoản 4 vào sau khoản 3 Điều 60 như sau:
“3.
Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký quy định
tại Điều 86 của Luật này hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng
chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.
4.
Quy định tại khoản 3 Điều này cũng áp dụng đối với sáng chế được bộc lộ trong
đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do cơ
quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công
bố không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc đơn do người không có quyền
đăng ký nộp.”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 61 như sau:
“Điều
61. Trình độ sáng tạo của sáng chế
1.
Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật
đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới
bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn
hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký
sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký
sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với
người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
2.
Giải pháp kỹ thuật là sáng chế được bộc lộ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4
Điều 60 của Luật này không được lấy làm cơ sở để đánh giá trình độ sáng tạo của
sáng chế đó.”.
4. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều
80 như sau:
a)
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như
sau:
“1.
Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của
người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam;”;
b)
Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như
sau:
“3.
Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ hoặc đã
được nộp theo đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn,
nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì có khả năng gây nhầm lẫn
về nguồn gốc thương mại của hàng hóa;”.
5. Bổ sung khoản 3 vào sau khoản 2 Điều
89 như sau:
“3.
Đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp được nộp dưới hình thức văn bản ở
dạng giấy cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hoặc dạng
điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến.”.
6. Sửa đổi, bổ sung tên Mục 4 Chương
VIII như sau:
“Mục
4
ĐƠN
QUỐC TẾ, ĐỀ NGHỊ QUỐC TẾ VÀ XỬ LÝ ĐƠN QUỐC TẾ, ĐỀ NGHỊ QUỐC TẾ”
7. Bổ sung Điều 120a vào sau Điều 120 trong
Mục 4 Chương VIII như sau:
“Điều
120a. Đề nghị quốc tế và xử lý đề nghị quốc tế về chỉ dẫn địa lý
1.
Đề nghị công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang đàm
phán gọi là đề nghị quốc tế.
2.
Việc công bố đề nghị quốc tế, xử lý ý kiến của người thứ ba, đánh giá điều kiện
bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý trong đề nghị quốc tế được thực hiện theo các quy
định tương ứng tại Luật này đối với chỉ dẫn địa lý trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được nộp cho cơ
quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.”.
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều
136 như sau:
“2.
Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu. Việc sử dụng nhãn
hiệu bởi bên nhận chuyển quyền theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu cũng được coi là
hành vi sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu. Trong trường hợp nhãn hiệu
không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn
hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật này.”.
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 148 như sau:
“Điều
148. Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
1.
Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp
được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của
Luật này, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ
có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu
công nghiệp.
2.
Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo
quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng sử dụng đối tượng sở
hữu công nghiệp có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên.
3.
Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tại khoản 2 Điều này, trừ hợp
đồng sử dụng nhãn hiệu, phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp mới có giá trị pháp lý
đối với bên thứ ba.
4.
Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực
nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt.”.
10. Bổ sung khoản 4 và khoản 5 vào
sau khoản 3 Điều 198 như sau:
“4.
Tổ chức, cá nhân là bị đơn trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu
được Tòa án kết luận là không thực hiện hành vi xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa
án buộc nguyên đơn thanh toán cho mình chi phí hợp lý để thuê luật sư hoặc các
chi phí khác theo quy định của pháp luật.
5.
Tổ chức, cá nhân lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà gây thiệt hại
cho tổ chức, cá nhân khác thì tổ chức, cá nhân bị thiệt hại có quyền yêu cầu
Tòa án buộc bên lạm dụng thủ tục đó phải bồi thường cho những thiệt hại do việc
lạm dụng gây ra, trong đó bao
gồm chi phí hợp lý để thuê luật sư. Hành vi lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ bao gồm hành vi cố ý vượt quá phạm vi hoặc mục tiêu của thủ tục này.”.
11. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều
205 như sau:
“1.
Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ đã gây thiệt hại về vật chất cho mình
thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định
mức bồi thường theo một trong các căn cứ sau đây:
a)
Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã
thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu khoản lợi
nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất;
b)
Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn được
nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng
đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực
hiện;
c)
Thiệt hại vật chất theo các cách tính khác do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đưa ra phù hợp với quy định
của pháp luật;
d)
Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất
theo các căn cứ quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì mức bồi thường
thiệt hại về vật chất do Tòa án ấn định, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng
không quá năm trăm triệu đồng.”.
12. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều
218 như sau:
“1.
Khi người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đã thực hiện đầy đủ các nghĩa
vụ quy định tại Điều 217 của Luật này thì cơ quan hải quan ra quyết định tạm
dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng. Cơ quan hải quan cung cấp cho chủ
thể quyền sở hữu trí tuệ thông tin về tên và địa chỉ của người gửi hàng; nhà
xuất khẩu, người nhận hàng hoặc nhà nhập khẩu;
bản mô tả hàng hóa; số lượng hàng hóa; nước xuất xứ của hàng hóa nếu biết,
trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày ra quyết định áp dụng biện pháp hành
chính để xử lý đối với hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu và hàng hóa sao chép lậu
theo quy định tại khoản 4 Điều 216 của Luật này.”
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 11 năm 2019, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
2.
Bổ sung mục 32a vào sau mục 32 Phụ lục 4 Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh
có điều kiện của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số
điều theo Luật số 90/2015/QH13, Luật số 03/2016/QH14, Luật số 04/2017/QH14 và
Luật số 28/2018/QH14 như sau:
“32a.
Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm bao gồm tư vấn bảo hiểm, đánh giá rủi ro bảo hiểm, tính toán bảo hiểm,
giám định tổn thất bảo hiểm, hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm”.
3.
Các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm mới phát sinh
trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm do Chính phủ quy định và phải được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi ban hành.
4.
Các quy định về
sở hữu
trí tuệ tại Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 14 tháng 01 năm 2019 đối với
các trường hợp sau đây:
a)
Đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp có ngày nộp đơn
từ ngày 14 tháng 01 năm 2019;
b)
Yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu
ích, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý được cấp trên cơ sở đơn đăng ký xác
lập quyền sở hữu công nghiệp có ngày nộp đơn từ ngày 14 tháng 01 năm 2019;
c)
Yêu cầu chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được thực hiện
từ ngày 14 tháng 01 năm 2019;
d)
Vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được cơ quan có thẩm quyền thụ lý từ ngày
14 tháng 01 năm 2019; yêu cầu khác về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được thực
hiện từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.
Điều
4. Quy định chuyển tiếp
1.
Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực, cá nhân, tổ chức cung
cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm trước ngày Luật này có hiệu lực phải đáp ứng các
điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm theo quy định tại Luật này. Trường
hợp hết thời hạn quy định tại khoản này mà không đáp ứng các điều kiện theo quy
định thì cá
nhân, tổ chức không được tiếp tục cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cho đến khi
đáp ứng đủ điều kiện.
2.
Các đơn đăng ký sáng chế, chỉ dẫn địa
lý được nộp trước ngày 14 tháng 01 năm 2019 được tiếp tục xử lý theo quy định
của Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều
theo Luật số 36/2009/QH12.
3.
Các hợp đồng sử dụng nhãn hiệu đã ký kết giữa các bên nhưng chưa được đăng ký
với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp trước ngày 14 tháng 01
năm 2019 chỉ có
giá trị pháp lý đối với bên thứ ba kể từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.
4.
Các vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ đã được cơ quan có thẩm quyền thụ lý trước ngày 14 tháng 01 năm 2019 nhưng
chưa giải quyết xong thì tiếp tục áp dụng quy định của Luật Sở hữu trí tuệ số
50/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 36/2009/QH12 để
giải quyết.
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2019.