Thông tư liên tịch 37/2001/TTLT-BKHCNMT-TCHQ Hướng dẫn thủ tục hải quan và kiểm tra chất lượng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng
37/2001/TTLT-BKHCNMT-TCHQ
Thông tư liên tịch
Hết hiệu lực
28-06-2001
08-08-2001
13-07-2001
Tổng cục Hải quan - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Số: 37/2001/TTLT-BKHCNMT-TCHQ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2001
Thông tư liên tịch
CỦA BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 37/2001/TTLT/BKHCNMT-TCHQ NGÀY 28 THÁNG 6 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN THỦ TỤC HẢI QUAN VÀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU PHẢI KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG
Căn cứ Pháp lệnh Hải quan ngày 20/2/1990;
Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá ngày 24/12/1999;
Căn cứ Nghị định 22/CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
Căn cứ Nghị định 16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999 của Chính phủ về thủ tục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan;
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 5397/VPCP-KTTH ngày 11/12/2000 của Văn phòng Chính phủ;
Để thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tăng cường trách nhiệm của cơ quan kiểm tra nhà nước và trách nhiệm của chủ hàng đối với chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu; trong khi chờ Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn Pháp lệnh chất lượng hàng hoá năm 1999, sau khi thống nhất với các Bộ quản lý chuyên ngành, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Tổng cục Hải quan hướng dẫn tạm thời thủ tục hải quan và việc kiểm tra nhà nước đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng như sau:
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Tổng cục Hải quan
Số: 37/2001/TTLT-BKHCNMT-TCHQ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2001
Thông tư liên tịch
CỦA BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 37/2001/TTLT/BKHCNMT-TCHQ NGÀY 28 THÁNG 6 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN THỦ TỤC HẢI QUAN VÀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU PHẢI KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG
Căn cứ Pháp lệnh Hải quan ngày 20/2/1990;
Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá ngày 24/12/1999;
Căn cứ Nghị định 22/CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
Căn cứ Nghị định 16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999 của Chính phủ về thủ tục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan;
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 5397/VPCP-KTTH ngày 11/12/2000 của Văn phòng Chính phủ;
Để thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tăng cường trách nhiệm của cơ quan kiểm tra nhà nước và trách nhiệm của chủ hàng đối với chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu; trong khi chờ Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn Pháp lệnh chất lượng hàng hoá năm 1999, sau khi thống nhất với các Bộ quản lý chuyên ngành, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Tổng cục Hải quan hướng dẫn tạm thời thủ tục hải quan và việc kiểm tra nhà nước đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Thông tư này hướng dẫn tạm thời việc kiểm tra nhà nước về chất lượng để thông quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở đảm bảo yêu cầu kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc danh mục hàng hoá phải kiểm tra nhà nước về chất lượng do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.
2. Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng quy định tại Thông tư này thực hiện theo phương thức đăng ký trước, kiểm tra sau:
- Đăng ký trước là việc chủ hàng đăng ký kiểm tra với Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng (sau đây gọi tắt là Cơ quan kiểm tra) trước khi làm thủ tục hải quan để nhập khẩu.
- Kiểm tra sau là việc Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra chất lượng sau khi hàng hoá đã được thông quan.
3. Những hàng hoá sau đây Cơ quan kiểm tra không xác nhận Giấy đăng ký kiểm tra và hàng hoá chỉ được Hải quan thông quan sau khi Cơ quan kiểm tra Thông báo đạt yêu cầu chất lượng:
- Cơ quan kiểm tra có bằng chứng khách quan về việc lô hàng nhập khẩu xin đăng ký kiểm tra không đáp ứng các yêu cầu quy định về chất lượng;
- Cơ quan kiểm tra phát hiện lô hàng hoá cùng loại nhập khẩu trước đó của cùng chủ hàng không đáp ứng các yêu cầu quy định về chất lượng.
4. Việc kiểm tra chất lượng đối với hàng hoá Việt Nam xuất khẩu thực hiện theo thoả thuận song phương hoặc đa phương giữa Việt nam với các nước, tổ chức quốc tế liên quan.
5. Hàng hoá nhập khẩu của chủ hàng sẽ được Cơ quan kiểm tra cấp Thông báo miễn kiểm tra trong các trường hợp sau:
- Hàng hoá nhập khẩu mang dấu phù hợp tiêu chuẩn của nước xuất khẩu đã được Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thừa nhận và công bố trong từng thời kỳ;
- Các lô hàng cùng chủng loại, cùng nhà sản xuất, cùng nhà cung cấp (người xuất khẩu nước ngoài) mà chủ hàng đã nhập khẩu trước đó đã được kiểm tra đảm bảo yêu cầu về chất lượng (trong vòng 6 tháng kể từ lần nhập khẩu gần nhất).
- Hàng hoá thoả mãn điều kiện để được miễn kiểm tra theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.
6. Các mặt hàng vừa thuộc danh mục hàng hoá phải kiểm tra nhà nước về chất lượng vừa phải thực hiện yêu cầu kiểm tra khác (xác định chất lượng còn lại của hàng hoá đã qua sử dụng) thì các yêu cầu kiểm tra này đều do Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thực hiện (ví dụ: phương tiện cơ giới đường bộ đã qua sử dụng chỉ phải thực hiện việc kiểm tra nhà nước tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, không phải giám định để xác nhận sự phù hợp chất lượng của thiết bị đã qua sử dụng theo quy định tại Quyết định 2019/1997/QĐ-BKHCNMT ngày 01.12.1997).
7. Hàng hoá, hành lý, thiết bị của các đối tượng sau đây không phải kiểm tra nhà nước về chất lượng:
- Hành lý cá nhân; hàng ngoại giao; hàng mẫu, hàng triển lãm, hội chợ, quà biếu;
- Hàng hoá trao đổi của cư dân biên giới;
- Vật tư, thiết bị, máy móc của các liên doanh đầu tư không trực tiếp lưu thông trên thị trường, chỉ phục vụ cho nhu cầu sản xuất hàng hoá của cơ sở;
- Hàng hoá, vật tư thiết bị tạm nhập - tái xuất;
- Hàng quá cảnh, chuyển khẩu;
- Hàng gửi kho ngoại quan.
- Hàng doanh nghiệp Việt Nam gia công cho thương nhân nước ngoài.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Trách nhiệm của chủ hàng
Chủ hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc nhập khẩu hàng hoá đảm bảo chất lượng quy định và phải thực hiện các yêu cầu sau đây khi nhập khẩu hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá phải kiểm tra nhà nước về chất lượng:
- Trước khi hàng về đến cửa khẩu, chủ hàng phải đăng ký kiểm tra chất lượng với Cơ quan kiểm tra. Giấy đăng ký kiểm tra do Cơ quan kiểm tra quy định (Mẫu Giấy đăng ký kiểm tra - phụ lục 1).
- Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi hàng hoá được thông quan, chủ hàng phải xuất trình nguyên trạng hàng hoá cùng bộ hồ sơ hải quan đã làm thủ tục hải quan và hồ sơ, tài liệu khác theo quy định để Cơ quan kiểm tra thực hiện việc kiểm tra chất lượng tại đúng địa điểm mà chủ hàng đã đăng ký với Cơ quan kiểm tra.
- Chỉ được phép đưa hàng hoá nhập khẩu vào sử dụng khi đã được Cơ quan kiểm tra cấp Thông báo đạt yêu cầu chất lượng nhập khẩu (Mẫu Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng hàng hoá XNK - phụ lục 2) .
- Phải thực hiện quyết định xử lý của Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nếu có vi phạm quy định về kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu.
- Trường hợp hàng hoá buộc phải tái xuất thì chủ hàng phải tái xuất trong thời hạn quy định tại Quyết định buộc tái xuất của Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. Khi tái xuất, chủ hàng phải xuất trình hàng hoá, hồ sơ hải quan và Quyết định buộc tái xuất để Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tái xuất.
2. Trách nhiệm của Cơ quan kiểm tra
2.1. Thực hiện việc kiểm tra và cấp Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng hàng hoá nhập khẩu hoặc Thông báo miễn kiểm tra theo quy định tại điểm 5 mục I Thông tư này;
2.2. Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn đề nghị của chủ hàng, Cơ quan kiểm tra hàng hoá phải xác nhận Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng nhập khẩu hoặc ra Thông báo miễn kiểm tra để chủ hàng nộp cho cơ quan Hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá.
- Đối với hàng hoá thuộc điểm 3 mục I Thông tư này thì Cơ quan kiểm tra không xác nhận Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước; trường hợp này hàng hoá chỉ được thông quan khi có Thông báo đạt yêu cầu chất lượng nhập khẩu.
- Theo dõi, yêu cầu chủ hàng xuất trình hàng hoá kèm bộ hồ sơ hàng nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan để kiểm tra. Trước khi kiểm tra chất lượng hàng hoá phải đối chiếu, xem xét, nếu hàng hoá còn nguyên trạng và hoàn toàn phù hợp với hồ sơ hải quan về tên hàng, chủng loại thì Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra theo quy định; trường hợp hàng hoá không còn nguyên trạng và không phù hợp với hồ sơ hải quan thì Cơ quan kiểm tra lập biên bản, báo cáo Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để xử lý theo quy định.
- Chậm nhất 5 ngày kể từ khi chủ hàng xuất trình hàng hoá và cung cấp đủ hồ sơ liên quan đến hàng hoá theo quy định để kiểm tra, Cơ quan kiểm tra phải thông báo kết quả kiểm tra. Đối với những loại hàng hóa đặc thù, thời gian thông báo kết quả kiểm tra do Bộ quản lý chuyên ngành quy định.
- Trường hợp hàng hoá không đạt chất lượng nhập khẩu buộc phải tái xuất thì Cơ quan kiểm tra phải niêm phong toàn bộ số hàng phải tái xuất, báo cáo Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để xử lý và ra Quyết định buộc tái xuất, thông báo cho cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng. Quyết định buộc tái xuất của Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành được gửi cho cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng để làm thủ tục tái xuất. Thời hạn tái xuất khỏi Việt Nam được quy định tại Quyết định buộc tái xuất.
3. Trách nhiệm của cơ quan Hải quan
3.1. Đối với hàng hoá xuất khẩu: Hải quan không yêu cầu nộp hoặc xuất trình Giấy chứng nhận chất lượng.
3.2. Đối với hàng hoá nhập khẩu: ngoài bộ hồ sơ hải quan theo quy định, khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá, chủ hàng phải nộp 01 Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu có xác nhận của Cơ quan kiểm tra hoặc Thông báo miễn kiểm tra. Căn cứ bộ hồ sơ và hàng hoá hợp lệ, cơ quan Hải quan làm thủ tục thông quan cho lô hàng theo quy định. Cơ quan Hải quan không chịu trách nhiệm về chất lượng đối với hàng hoá nhập khẩu sau khi đã được thông quan.
- Riêng hàng hoá là phương tiện cơ giới đường bộ thuộc Danh mục hàng hoá phải kiểm tra nhà nước về chất lượng, sau khi Cơ quan kiểm tra (Cục Đăng kiểm Việt Nam - Bộ Giao thông vận tải) cấp Giấy chứng nhận chất lượng xe ôtô nhập khẩu, cơ quan Hải quan căn cứ nội dung chứng nhận, nếu phù hợp quy định hiện hành mới xác nhận Tờ khai nguồn gốc xe ôtô nhập khẩu, nếu không phù hợp Hải quan lập biên bản xử lý theo quy định của pháp luật.
Khi nhận được Quyết định của Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành buộc tái xuất đối với hàng hoá nhập khẩu không đạt chất lượng, Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng có trách nhiệm đối chiếu bộ hồ sơ lưu của lô hàng đã được thông quan trước đó với thực tế lô hàng do chủ hàng xuất trình và Quyết định buộc tái xuất, nếu phù hợp thì làm thủ tục tái xuất. Trường hợp lô hàng theo Quyết định buộc tái xuất không phù hợp với bộ hồ sơ hải quan đang lưu giữ thì cơ quan Hải quan chuyển trả lại cho Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành xử lý tiếp theo quy định của pháp luật.
4. Các tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng
- Các Cơ quan kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc các Bộ quản lý chuyên ngành;
- Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định, đủ điều kiện được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường công nhận, chỉ định kiểm tra mặt hàng cụ thể sau khi đã thoả thuận với các Bộ quản lý chuyên ngành.
Tên hàng hoá phải kiểm tra và tên cơ quan kiểm tra được quy định tại Danh mục hàng hoá phải kiểm tra nhà nước.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
- Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, các Bộ quản lý chuyên ngành và Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức quán triệt đến các đơn vị trực thuộc, thông báo công khai tại Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá và nơi làm thủ tục hải quan để chủ hàng biết, thực hiện.
Bùi Mạnh Hải | Đặng Văn Tạo |
(Đã ký) | (Đã ký) |